04/06/2021 11:40 View: 284

Những người mới ra HẦU ĐỒNG cần ghi nhớ

90% các con lúc này, tín là tốt và đã biết ra cửa trình nhà Thánh là tốt rồi nhưng tâm không được mong cầu và cuồng loạn, không phải suốt ngày bàn chuyện hầu hạ, phụng sự, rồi người này người kia, rồi khổ rồi sướng rồi lộc rồi …

hau dong xua, dao mau

Hầu đồng những năm 1934 (ảnh Internet)

Đừng ngồi xuống là nói chuyện nhà Thánh và ở đâu cũng thấy bàn về chuyện nhà Thánh như vậy thành tâm ma cuồng tìn tất thành mê tín đúng nghĩa.
Đặc biệt bắt buộc thì mới phải làm việc phụng sự chứ tâm mong cầu thích làm thầy người ta là chết.
Rồi đi đâu đụng chuyện gì cũng cho rằng do lọ do chai … (mê tín quá, cái gì đến nó sẽ đến).

Đừng quên rằng:
Mình đang sống cần phải có cái ăn, cái mặc, tiêu pha, vợ chồng con cái…, cái nhà cái tương lai lâu dài.
Đừng quên mất mình sinh ra từ đâu, ai sinh. Cha mẹ đẻ các con, chứ không phải là Đồng Thầy (thầy chỉ dậy đạo và sang khăn sẻ bóng thôi).
Đừng quên mất quá nhiều thứ thực tế đời thường sinh ra ảo.
Đừng quên mất rằng phải bằng sự cố gắng đến tột cùng của bản thân mới có sự may mắn và đạt được thành quả.
Đôi khi các cô cậu không thể đi xin được sự may mắn của nhà Thánh thì hãy cố gắng trời không phụ lòng người.
Hãy bớt kêu ca, hãy bớt nói, bớt đi thời gian quá chú tâm đến mê ảo vào đạo và dành nhiều thời gian để kiếm tiền và tích lũy, hãy làm nhiều những việc thực tế và có tâm buông xả các cô cậu sẽ thấy cuộc sống thực tế cũng có nhiều điều thú vị.
Còn 10% còn lại sẽ được chỉ dạy riêng.

Căn cơ đồng âm phải học đạo để tu nhưng phải nhớ:
Theo đạo để học để tu mà còn vọng cầu theo pháp lực (năng lực thần thông, soi bói nhìn được vong và ma có phép màu) chứng tỏ tâm còn mê muội, tâm đuổi theo pháp sẽ dẫn đến trí tưởng tượng suy lường phán xét.
Có khi ngã vọng ngã tưởng, dù có được Thánh Ân ban cho năng lực tự nhiên đó cũng sẽ bị mất đi hoặc vì nó mà cuồng loạn sanh tâm ma đâm lại sợ cả dị năng của mình và đôi khi trong đời sống thực tế: lại thành chê bai có khi oán ghét khi ai đó không vừa ý của mình.
Cho nên mới nhập đạo vọng cầu như kẻ khi mê lấy tâm chạy theo pháp, pháp pháp đều là huyễn, nên pháp thành chẳng phải pháp.
Nên nhớ chỉ có người buông xả và sáng suốt tu trì và lúc nào cũng tỉnh táo. Tỉnh rồi tu mãi có quả dù không có năng lực thần thông thì tâm tự sanh ra pháp, pháp pháp đều là chân, cái chẳng phải pháp đều thành pháp, thế rồi chẳng thấy một pháp mới gọi là thấy, chẳng hiểu một pháp mới gọi là hiểu, không có một pháp lại thành có hết các pháp. Nhớ là từ từ và tiệm thứ.

Còn:
Người vọng cầu mê cũng nghe, cũng thấy, cũng biết nhưng thực tế ra lại chẳng biết gì, toàn ảo pháp bất chân.
Người tu không vọng cầu (năng lực thần thông hay dị năng). Tỉnh thì cũng nghe, cũng thấy, cũng biết nhưng là thật biết vì biết cái chẳng biết, nghe được cái chẳng nghe và thấy được cái chẳng thấy …
Tóm lại: đã mê thì nói gì làm gì cũng mê, nói và làm y như Thánh Phật cũng hoàn mê.
Tỉnh thì nói gì, làm gì cũng tỉnh, thung dung và tự tại. “Cha cắt mẹ cử” là do ta làm gì được cha mẹ sẽ cử làm đấy.

Đừng thấy người ta nhìn được vong mà ham nhìn được vong vì đôi khi vọng cầu nhìn được rồi thì lại sợ hãi bất an ăn không ngon ngủ không yên.
Đừng nhìn người ta soi ra bói thấy dự đoán hộ người khác mà ham vì khi biết rồi thì khổ còn hơn không biết. Đừng nhìn thấy mà tham và cũng đừng có vì mình nhìn thấy mà sợ mà ghê.
Không sợ thì nó lại sợ ta, không ghê thì nó lại ghê ta, nếu tâm sợ hãi oan gia sẽ theo vào, tâm không tỉnh chạy theo pháp thì tà ma cũng theo vào.
Bản lĩnh người có tu đạo là thế, các con còn có thầy đỡ bóng không bao giờ phải sợ, hãy lấy cái năng lực dị năng của mình mà tự hào và làm động lực để tu tâm cho tự tại.
Không có cái dị năng lại phải lấy đó mà mừng còn muốn có là phải cố gắng rồi ắt cũng có.

Hiện nay đa phần các con đã ít nhiều biết được sự qu‎ý báu của pháp môn nhà Thánh thì nên soi xét nhìn thấu bản thân mà cân chỉnh.
Các con ra đồng đã phát thệ nguyện lớn trên theo Thánh dưới theo Thầy cùng bước lên bờ đạo, để cho mình có cơ hội làm lại từ đầu, an ngôi chính vị, thật tâm thật tính thật lính thật đồng.
Đã phát ra lời nguyện từ khi mở phủ hãy nhớ: thân này còn sống một ngày thì tận tâm một ngày cúc cung tận tụy mà tu tập mà luyện lính vào đồng, chết còn không hối tiếc, đã là khổ.
Tu đạo vì việc lớn của đời người, quan hệ đến Thánh nghiệp, liên hệ đến cửu huyền thất tổ, đến con cháu đời sau. Đừng dở âm dở dương dở đạo dở đời.

Các cụ nói ra thì dễ giữ lễ mới khó.
Nghiệp của mình không gạt nổi lại tích thêm cái nghiệp đạo cho con cho cháu sau này là chết dở.
Việc quan trọng như thế mà nhiều người buông lơi.
Thầy nói các con nghe: Ân Thánh Mẫu giáng đạo, đại khai cho tất cả con dân, thầy tài không cao đạo không sâu không được như các cụ là Minh Sư ứng vận mà xuất thế, nhưng cũng là người có đạo như câu văn “kẻ đi trước rước người theo sau".
Thời gian trôi nhanh lắm, nháy mắt sẽ qua đi, không tu tất không tiến vậy ắt lui. Ví như ta có cơ hội nhưng để tuột mất, không thể có lại, bề trên không thể đợi người, thời gian cũng không giữ lại được, tình trạng hiện nay của một số người cũng không thể tồn tại mãi, nếu không nhân mới ra đồng lúc này mà tìm hiểu tu tập hợp đạo, dũng mãnh tiến lên, lỡ mất thiên thời, mãi không có ngày thoát thân, cặn kẽ nghĩ suy, há không làm gia tiên các con và thầy lo sợ ư ?

Lại nghĩ xem, chúng ta đối với gia tiên có tận lòng trả nghiệp chưa? Phải làm sao mới có thể báo đáp được công ơn của tổ tiên ?
Có hổ thẹn với lương tâm khi ra đồng mà không trả được nghiệp của bản thân của gia tiên không ? Có trả sạch những oan nghiệt nợ nần của lũy kiếp chưa? Có đốt được sạch các vết khắc nghiệp quả trong thần hồn chân linh chưa? hay lại dở đạo không tu tích thêm nghiệp cho con cháu ?
Chúng ta có biết là mình sẽ còn sống trên đời này bao lâu nữa không? Nhiều là mấy cái chục năm ? Có nắm bắt nơi quay về sau này chưa?
Mọi người đều đã phát qua nguyện lớn: Sạch sành sanh còn manh áo đỏ” nhưng hiện tại do nghe đâu đó không chịu hầu hạ tu tập bỏ bê vài năm đầu vàng ngọc, có rất nhiều người đang lệch lạc. Oan nghiệt lũy kế nhiều kiếp (oan gia trái chủ, nặng nghiệp) đã trả hết chưa ? Đã cắt được dây âm phủ rũ được tội trần gian của mình chưa ?

Phải nhớ không tiến thì lui. Các cụ nói “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Nghiệp của ta nhiều như thảo cỏ, thảo cỏ mà cắt không sạch gốc rễ mùa xuân lại nẩy lại mọc.
Hôm nay thầy đang ngủ bị nhà Thánh dựng dậy gia tiên một số người đến kêu gào dựng dậy.
Thầy làm lễ vào Hạ là hành sai của các cung các tòa họ đến kiểm tra khóa thi kỳ hội mùa xuân.
Quá nhiều người không bắc ghế không tu đã đôi ba vấn nhị kỳ đều bị gạch chân. Nhà Thánh thì mắng Thầy không dậy con nhang, các cụ một số nhà thì trách thầy không nói không đốc thúc các con.
Các con biết điều kiện của các con hiện nay thuận lợi vô cùng, trong những năm đầu có Thầy đỡ bóng, các con chỉ phải hầu một vấn một năm là đã trả cho oan gia trái chủ cởi trói cho lũy kiếp nghiệp của mình của gia tiên..... rất nhiều.
Sau này dù các con có liên tục bắc ghế, nếu những người căn nông không phải đồng phụng sự hành đạo trực tiếp thì sự lợi lạc không bằng 1/10 của một vấn hầu những năm mới ra đồng bây giờ kể cả mặt ban công thưởng lộc của nhà Thánh.

Đời có câu biết bỏ ra mới lấy lại được, tuy rằng nhiều người khó khăn kinh tế bởi nhiều lí do, Nhưng thầy đã dậy nhiều lần hãy tiết kiệm bỏ 50.000 vnđ vào một con lợn một ngày là các con một năm 365 ngày là ta có vấn hầu đàng hoàng.
Đằng này quá nhiều người nghe nhăng nghe cuội ra đồng gọi là có đồng rồi không hầu không hạ, không tu không gì hết...
Trong mấy năm đầu do căn cơ từng người thầy cũng trông mà truyền đạo, người dậy nhiều người dậy ít là do quả đạo căn cơ và sự chịu khó tu tập học hỏi. Thầy không thiên vị một ai cả, học đạo cũng phải có căn cơ.
Bản thân các con rất nhiều người tâm lý khi gặp thầy đều ước nguyện đều không muốn làm việc nhà Thánh, không muốn lo việc Thánh gánh việc bách gia mà chỉ muốn làm việc trần. Vậy không nên ngó sang người khác, càng không nên ngó trước ngó sau so bì tỵ nạnh.
Thầy thứ nhất làm theo ước nguyện của các con đảo trạng bạch tấu dẫn trình, thứ hai nữa cũng trông căn cơ và đường tu dậy đạo. Thứ ba là thầy làm đúng luật đạo của nhà Thánh của các tổ.
Từ xưa đến nay, vì sao “Tu đạo như lông trâu, thành đạo như sừng trâu”? Vì sao người tu đạo nhiều, người thành đạo lại ít?
Như câu “trăm căn ra một quả, trăm quả chọn một lính trăm lính chọn một đồng”.
Tuy rằng nhà mình nhiều người căn sâu nhưng cũng không phải cứ sâu là phải dậy. Thực ra nguyên nhân chủ yếu là “Minh Sư nan ngộ, chân đạo nan phùng” đấy.
Mà chân đạo cần phải dựa vào đường tu và căn mệnh cũng như sự dầy công của chính các con, thời điểm đến thì thầy mới chỉ điểm truyền thụ.
Ngày xưa, chân đạo là đơn truyền độc thụ, cái gọi là “chánh pháp bất truyền lục nhĩ”, nếu không phải người có sự chịu khó tu tập tạo ra phước phần hoặc căn cơ từ tiền kiếp thâm hậu, tuyệt đối không truyền.
Thậm chí có người nào chịu khó tu tập học hỏi vượt chướng ngại căn cơ thầy có truyền thì cũng từ từ mà truyền.
Vậy mà ngày hôm qua và đêm nay thầy bị mắng rất nhiều, gia tiên một số người đến kêu gào trách móc .....
Thầy viết vài dòng các con tự cân nhắc, thời cơ qua đi các con tự chịu.

Cũng nhân đây dậy chung cho bản hội vài điều:

Điều 1: Tu đạo bắt đầu trình đồng là nhận biết bản tính của chính mình rồi hãy định ước nguyện làm việc âm hay dương. Nếu làm việc âm phụng Thánh gánh trần hãy tự định lượng xem năm bao nhiêu tuổi thì làm.
Điều 2: Nhìn thấu việc trước mắt những năm đầu ra với Thánh chỉ là giả tạm, cứ tu sẽ thấy thật cái ta của đạo của mình.
Điều 3: Hãy hầu và tu đủ ít nhất là trả nghiệp cho chính bản thân. Nếu dành được âm phúc cho gia tiên và con cháu càng tốt.
Điều 4: Trước sau không hai tâm, luôn tín và tin hết lòng.
Điều 5: Bị khảo đả bị gạt không động tâm không lay chuyển.
Điều 6: Cố gắng giới khẩu quá thân quá ý quá (không để cho thân khẩu ý có tội lỗi).
Điều 7: Trong cuộc sống cố gắng làm những việc có lợi cho người cho mình, cố gắng không tạo nghiệp.
Điều 8: Kính Thánh trọng thầy theo tục lệ khuôn phép nhà đồng và đại lượng khoan dung.
Điều 9: Tận luân thường làm tốt nhân đạo đủ để gia trung đi đúng thời cuộc và đặc biệt không phải lo nghĩ về mình.
Điều 10: Tuân thủ những điều cấm kỵ của nhà đồng giữ chặt đạo tâm.

Biên chép theo lời giảng của Đồng thầy Trần Thêm – Tự Tuệ Trần.

Sao chép, trích dẫn, diễn đọc phải dẫn link từ web