Nhiều vị tu tại gia hỏi rằng:
Làm ơn cho biết, làm cách nào để chế phục vọng tưởng khi công phu ạ, mỗi lần công phu thì vọng tưởng khởi mạnh mẽ...Rồi trong cuộc sống hàng ngày vẫn còn khởi tâm: Tham - Sân - Si - Ái - Đố Kỵ...vv...mặc dù là hiểu lời Phật dạy sân si là không tốt nhưng không thể tự làm chủ được tâm ý của minh khi sự việc xảy ra.
Hoặc tự mình thông thuộc những giáo lý Nhân quả nhưng vẫn phạm phải nhân quả, bản thân không thể làm chủ được tâm ý của mình nên vẫn sân si chửi người, mắng người...vv
Rồi tu hành rất tinh tấn, giáo pháp uyên thâm, lời nói thanh nhã lầu thông kinh điển nhưng vẫn bị tham vào DANH VĂN LỢI DƯỠNG ham thích tiền tài không thoát ra được...vv.
TRONG KINH ĐỊA TẠNG CÓ NÓI: TẤT CẢ MỌI KHỞI TÂM ĐỘNG NIỆM CỦA CHÚNG SINH KHÔNG CHI LÀ CHẲNG PHẢI TỘI.
Tức là mọi vọng niệm, vọng tâm của ta đều là nghiệp.
Mọi sự khởi tâm động niệm Tham-Sân-Si-Ái...vv khởi lên đều là nghiệp, khi nghiệp đến chúng có thể chi phối ta làm những điều mà bản thân ta không thể kiểm soát, lúc này hoàn toàn là do nghiệp lực chi phối tâm ý khiến ta không thể chống lại được...vv
Đối với người chân thật tu hành, chân thật công phu một lòng cầu giải thoát thì hàng ngày hãy công phu NIỆM PHẬT-NIỆM PHÁP-NIỆM TĂNG, công phu không bỏ ngày nào như vậy thì nhanh nhất là 6 năm sẽ làm chủ được tâm ý của mình, còn lâu nhất thì 10 năm sẽ làm chủ được tâm ý của mình.
Tâm của ta ví như một cái bình rỗng chất chứa đầy không khí (tức vọng tưởng).
Công đức mà ta tu hành được giống như nước.
Mỗi ngày ta đều chân thật công phu sáng tối tức mỗi ngày ta tích chứa được thêm một giọt nước vào bình, 10 năm sau nước sẽ đầy bình. Nước đầy rồi thì tự nhiên không còn chỗ cho không khí ẩn lấp trong bình nữa...tức là công đức tròn đầy rồi thì tâm ý tự nhiên thanh tịnh vắng lặng, tuyệt nhiên sẽ không còn vọng tưởng, không còn khởi tâm động niệm nữa.
Vậy nên mọi khởi tâm động niệm đến ta không cần quan tâm, ta chỉ cần tập trung NIỆM PHẬT-NIỆM PHÁP-NIỆM TĂNG nghe rõ ràng từng câu từng chữ là được. Không cần tốn sức dẹp vọng làm gì cho mệt, miễn là không chạy theo vọng là được.
NHƯNG VIỆC CÔNG PHU CÓ THÀNH TỰU HAY KHÔNG THÌ NHẤT ĐỊNH KHÔNG ĐƯỢC THIẾU NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY:
- 1. PHẢI TIN SÂU NHÂN QUẢ
- 2. PHẢI ĂN CHAY - GIỮ GIỚI NGHIÊM MINH
- 3. PHẢI THƯỜNG NIỆM PHẬT-NIỆM PHÁP-NIỆM TĂNG
- 4. PHẢI TÙY HỶ CÔNG ĐỨC - TÙY DUYÊN KHUYÊN KHUYẾN HÓA NGƯỜI NIỆM PHẬT.
Cũng xin thú thật rằng
Người đã gặp được Tam Bảo và muốn tu tập... thì luôn bị những hiện tượng này thôi..đó là Nghiệp lực.
Sức mạnh của Nghiệp lực thật kinh khủng, nó khiến mình sau 1 thời gian tinh tấn sẽ giãi đãi lười mãi, nó khiến mình hoang tưởng là "ta" đã tiêu trừ nghiệp chướng và phước đức sâu dày, nó khiến mình mê đắm vào việc thích trở thành pháp sư thuyết pháp cho chúng sanh nghe nhưng nó cũng lại khiến mình không thấy đuoc những lỗi nhỏ nhặt nhất của minh từ thân và ý. Đồng thời, nó luôn có những biện luận, luận giải hay nhất là ta đúng, ta đã ở một tầng bậc nhất định rôi mà không rơi xuống nữa (cho nên kẻ tu tập tinh tấn sanh về cõi Ba Ma Tuần rất nhiều, tam thiền, tứ thiền gì cũng lên đó cả nên họ mới thần thông quảng đại phá những ai muốn thoát sanh tử; chứ bạn tu tập để cầu con cháu, cầu phước, lộc, thọ thì Ma Ba Tuần hoan hỉ lắm; xin đừng quên Nhân Quả 3 đời; 1 đời tu, 1 đời hưởng quan lộc, làm vua chúa bạo hành, những đời kế tiếp thì ngụp lặn trong biển máu mà trả nợ chúng sanh)...
Muốn giảm nghiệp lực, hoá giải...thì kinh Phật đều có chỉ bày đầy đủ, các vị minh sư vẫn luôn thuyết Pháp giảng dạy...Chúng ta nghe có lọt lỗ tai và hành theo được hay không cũng tuỳ thuộc vào tâm ý thành khẩn. Hội tụ 4 điều trên, thường xuyên sám hối và niệm Phật, trì chú cầu xin Phật, Bồ Tát gia trì nữa thì mới vuợt qua được nghiệp lực. Học hạnh xả để nhẫn những điều không nhẫn được, năng hành pháp thí trong năng lực của mình (từ thân khẩu ý mà thí chứ không phải thí tiền của thì mới là thí). Luôn phải kiểm xét tâm ý mình.... những việc thầm lặng này quỷ thần, Bồ Tát, hộ Pháp, Phật đều thấy rõ...
Công Đức hay Ác Đức đều từ đây mà sanh.... Bạn đủ phước và đức thì bạn sẽ qua được... Sự kiên trì và niềm tin tuyệt đối vào Chư Phật và chính mình...là rất quan trọng trên con đường đời, đạo, đạo đời này..
Tamlinh.org