Chữ Vạn vốn mang một ý nghĩa tốt lành từ hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, Adolf Hitler đã ăn cắp nó vào thế kỷ 20 và biến nó thành biểu tượng gắn liền với tai họa, chết chóc và sự phá hoại.
Đồ gốm của nền văn minh Minoan từ đảo Crete. Nền văn mình Minoan phát triển thịnh vượng từ năm 3000 đến năm 1100 TCN.
Biểu tượng chữ Vạn trên một bức khảm đá La Mã cổ đại ở thế kỷ thứ 2 SCN. (Maciej Szczepańczyk/Wikimedia Commons)
Một biểu tượng chữ Vạn tại đền Nata-dera, Nhật Bản. (Cindy Drukier/Đại Kỷ Nguyên)
Đến từ nền văn minh Sican/Lambayeque ở Peru, phát triển thịnh vượng từ năm 750 đến năm 1375 SCN. (Wikimedia Commons)
Chiếc mũ sắt xứ Macedonia cổ đại với biểu tượng chữ Vạn, có niên đại 350 đến 325 TCN, tìm thấy ở thị trấn Herculanum. (Cabinet des Medailles, Paris/Wikimedia Commons)
Một bức tượng Phật ở đảo Đại Nhĩ Sơn, Hồng Kông với một biểu tượng chữ Vạn trên ngực. (Shutterstock*)
Một chiếc vòng cổ 3.000 năm tuổi được tìm thấy ở Quận Rasht thuộc Iran. (Wikimedia Commons)
Phi công Matilde Moisant(1878-1964) mặc một chiếc huy chương có phù hiệu chữ Vạn vào năm 1912; biểu tượng này rất phổ biến như là một loại bùa may mắn với những phi công thời xưa. (Wikimedia Commons)
Một chữ Vạn mạn đà la, bao gồm các ký tự Hebrew (một dạng ký tự Do Thái) và bao quanh bởi một vòng tròn và một lời bài thánh ca bí ẩn tiếng Aramaic. Xuất hiện trong tác phẩm Do Thái giáo (Kabbalah) “Parashat Eliezer” bởi Rabbi Eliezer ben Isaac Fischel of Strizhov, thế kỷ 18. (Wikimedia Commons)
Búp bê của nền văn minh Mycenae thời kỳ đồ đồng khắc họa hình người, mặt trời và các biểu tượng chữ Vạn. (Bảo Tàng Louvre, Pháp/Wikimedia Commons)
Chữ Vạn trên một đồng tiền bạc Hy Lạp từ thành phố Corinth, thế kỷ 6 TCN. (Wikimedia Commons)
Quả cân bằng vàng sử dụng bởi người Akan, đặc biệt là người Ashanti, người dân xứ Ghana, Châu Phi, để cân đong vàng.(Wikimedia Commons)
Biểu tượng chữ Vạn trên khảm đá trong một nhà thờ của đế chế Byzantine (hậu đế chế La Mã) được khai quật ở Shavei Tzion, Israel. (Wikimedia Commons)
Chiếc lược làm từ xương động vật với biểu tượng chữ Vạn tìm thấy tại Nydam Mose như được khắc họa trong cuốn sách “Nydam Mosefund” vào thế kỷ thứ 19. Nydam Mose, cũng được biết đến với cái tên đầm lầy Nydam, là một di tích khảo cổ ở gần Sonderborg, Đan Mạch. Di tích này chứa rất nhiều các hiện vật có niên đại từ năm 200 đến năm 400 SCN (Wikimedia Commons)
Tượng “Người Sắt”. Bức tượng Phật 1.000 năm tuổi ở Tây Tạng được khắc từ một mảnh thiên thạch hiếm có rơi xuống Trái Đất khoảng 15 thiên niên kỷ trước đây(15.000 năm trước). (Elmar Buchner)
Biểu tượng chữ Vạn sớm nhất được phát hiện vào khoảng 10.000 năm TCN ở Ukraine, khắc trên một cái ngà voi ma mút.
Chữ Vạn vốn mang một ý nghĩa tốt lành từ hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, Adolf Hitler đã ăn cắp nó vào thế kỷ 20 và biến nó thành biểu tượng gắn liền với tai họa, chết chóc và sự phá hoại. Tuy nhiên biểu tượng này không chỉ được tìm thấy trong một nền văn minh mà nó tồn tại ở rất nhiều nền văn minh cổ đại trên khắp thế giới, minh chứng cho một mối liên hệ sâu xa với nhân loại và văn hóa nhân loại.
Người Aztec và Maya sử dụng ký hiệu này trên các ngôi mộ, quần áo và trang sức. Ở Châu Âu, ký hiệu này có thể tìm thấy ở các hầm mộ thời La Mã, trong các nhà thờ, các tấm bia ở quảng trường và lăng mộ.
Từ Vạn (swastika) trong tiếng Phạn: swa nghĩa là “cái tôi cao hơn”, asti nghĩa là “sinh mệnh”, và ka là một hậu tố. Cả từ này có thể được hiểu là “sinh mệnh với cái tôi cao hơn.” Nó cũng được viết là srivatsa.
Biểu tượng có một mối liên hệ đặc biệt mạnh mẽ với Phật giáo Ấn Độ, sau này được truyền sang Trung Quốc. Chữ Vạn thường được tìm thấy trong các kinh sách Phật Giáo và người ta tin rằng đó là một dấu hiệu được truyền xuống bởi Đức Phật cho những người đầu tiên miêu tả về nó – một biểu tượng với ý nghĩa thần thánh và thâm sâu. Qua biết bao niên đại, phù hiệu chữ Vạn được cho là biểu tượng của sự may mắn, thanh khiết và các yếu tố tích cực khác. Trong khi đó, Hitler lại muốn liên hệ tính chất thanh khiết và quyền lực của biểu tượng này với học thuyết tạo lập một chủng tộc “thuần chủng” của ông ta.
Cái bóng tối bao trùm lên biểu tượng này bởi quân Phát xít Đức đã dần được xóa bỏ. Jewish Virtual Library, một tổ chức liên kết Mỹ – Israel, đã diễn thuyết một cách tích cực về lịch sử của chữ Vạn này.
Nguồn: TH