19/04/2022 09:01 View: 13663

Chầu bà Đệ Tứ khâm sai: Thánh chầu giữ sổ Tứ Phủ, coi kho ngân xuyến

Chầu Bà Đệ Tứ khâm sai hay Chiêu Dung Công chúa, được coi là người hầu cận, hóa thân của Mẫu Địa Tiên (Liễu Hạnh Công Chúa). Vậy thần tích, quyền phép, đền thờ Chầu bà Bà Đệ Tứ khâm sai như thế nào? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu

 

Chầu bà Đệ Tứ là ai?

Quản cai tam phủ công đồng
Quyền chầu coi sóc đền rồng vào ra
Sổ tam toà chép biên sau truớc

Chầu Đệ Tứ khâm sai hay còn gọi là Chầu bà Đệ tứ khâm sai Quyền cai tứ phủ là vị thánh chầu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam tứ phủ của người Việt.

Là thánh chầu đứng thứ tư trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Chầu vốn là Bồng Lai Tiên Nữ trên thiên cung, giáng sinh xuống đất An Thái trấn Sơn Nam, nay là thôn Tiên Hương xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, hầu cận kề bên Thánh Mẫu thần chủ.

Thần tích chầu Bà Đệ tứ khâm sai

Khi xưa, Chầu Bà vốn là Bồng Lai Tiên Nữ, cũng có tài liệu ghi rằng bà là Mai Hoa Công Chúa trên Thiên Cung. Bà hạ trần tại đất Quý Hương, An Thái, Vụ Bản, Nam Định. Bà giáng thế làm con gái một nhà họ Lí mang danh Lí Thị Ngọc Ba. Sau này, bà trở thành vị nữ tướng khảng khái, chính trực. nhiều lần giúp vua dẹp giặc. 

Sự tích về bà được ghi chép trong cuốn “Di tích và đền miếu nữ danh nhân Việt Nam” rằng:

Tại xã Thiên Lộc, phủ Đức Quang (nay là xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có ông tù trưởng Đặng Công Thành kết duyên cùng bà Lý Thị Ngọc. Ông bà sống có đức có tài, luôn làm việc phúc giúp dân. Sau khi chồng mất, bà Lý Thị Ngọc một mình nuôi 5 con trai khôn lớn. Dưới chế độ xâm lược tàn bạo của quân Hán lúc bấy giờ, mẹ con bà đã vận động nhân dân xây dựng đồn binh, ngày ngày luyện tập quân sỹ và cầm quân đi đánh trận. Mẹ con bà cũng góp công không nhỏ giúp Hai Bà Trưng dẹp quân Tô Định, thu phục 65 tỉnh thành. Bà Lý Thị Ngọc trước được Hai Bà Trưng phong danh Lý Thị Ngọc Ba – ý là tôn sùng bà lãnh tụ khởi nghĩa thứ ba, sau khi dẹp giặc thành công được vua Trưng Trắc phong danh Chiêu Dung Công Chúa. Được vua ban cho vùng đất Kim Cốc làm đất thang mộc, bà cùng các con xây dựng làng bản, cùng nhân dân làm ăn phát triển quê hương làng mạc. Tương truyền vào một ngày tháng Chạp, người ta thấy mẹ con bà xuống thuyền. Bỗng mây mù gió cuộn kéo đến , rồi không ai thấy mẹ con bà trở về nữa. Biết tin mẹ con bà đã hóa, Hai Bà Trưng đã vô cùng cảm kích và lệnh cho dân xây dựng đền thờ. Từ đó, mùng 6 tháng Chạp hằng năm là ngày giỗ cũng là ngày hội của làng Kim Cốc. 

Một thần tích khác về Chầu

Theo thần tích còn ghi tại gia phả họ Lê, thôn An Thái Tiên Hương phủ Giày thì: tổ tiên Chầu vốn người Thanh Hoá , chuyển cư ra An Thái Tiên Hương , được bốn đời. Trước cửa nhà thờ họ có một cây mai ko bao giờ ra hoa , khi Chầu giáng sinh thì cây mai bỗng nở rộ hoa trắng , trên thân cây có hiện bốn chữ Mai huê công chúa, nhân đó đặt làm tên. Năm 18 tuổi, Người lấy chồng bên thôn Vân Cát đến năm 21 tuổi , không bệnh mà hoá. Trong ngày đưa tang , trời làm cơn mưa to, mọi người đi đưa bỏ về thu thóc lúa đồ đạc phơi , khi ra đến nơi lại thì mối đùn thành gò mộ . Kì lạ là những ai bỏ về thì mưa ướt sạch sân nhà đó , những ai ở lại thì sân tạnh đồ đạc ko bị hư hao gì . Dân Tiên Hương An Thái bèn rước về thờ làm Bà Cô tổ dòng họ Lê , sau Vân Cát thấy linh hiển nên cũng xin thờ

Chầu Bà giáng sinh sau Thánh Mẫu 70 năm, gọi Thánh Mẫu bằng bà cô , cùng họ Lê. Nếu để ý trong văn chầu, thì quý hương là Làng An Thái, rồi "trong nghĩa thân lại ngoài nghĩa dưỡng" là lấy cái ý thân tộc. Khi hiển hoá , bà thường linh ứng khắp mọi nơi , đâu có cảnh thanh lịch sự , khi thì kinh đô thành thị , lúc lại thác gió vợt trăng , giả biến nam nữ trêu đùa trấn gian . Dân lập các đền Cây Thị , Duyên Trường … và các đền làm thủ đền để thờ Bà

Xưa Mộ phần chầu đặt cùng cánh đồng với lăng Mẫu , nay chính là vị trí trường tiểu học An Thái. Trong những năm cầm đoán, phá mộ Chầu lấy đất xây trường, mộ bằng gạch, phá ra đủ xây một cái cống nước. Chầu báo mộng cho các cụ đồng già trong làng, mộ có lọ tro và con rắn vàng . Khi khai quan thì quả nhiên như thế, rồi con rắn bỏ đi mất, lọ tro thì được ông cụ thủ lễ đền Mẫu thượng núi tiên hương đem chôn đâu trên núi. Nay không tìm lại được.

Khi trở về Thiên Đình, đạo Mẫu được lập thành, Bà được tôn vào vị trí Chầu Đệ Tứ, khâm sai bốn phủ, biên chép sổ Thiên Đình, quyền cai bản mệnh gia trung (nên người ta còn gọi là Bà Thủ Bản Mệnh), giữ kho bốn phủ, trực tiếp cận Mẫu phủ Giày. Đôi khi thanh nhàn, chầu truyền các tiên nàng dạo chơi khắp chốn, từ quê hương ra kinh thành, vân du khắp mọi nơi.

Chầu bà Đệ Tứ Khâm Sai ngự đồng

Chầu Đệ Tứ khâm sai là vị Chầu Bà ít khi về ngự đồng.

Thường thì khi có đàn mở phủ mà đồng tân dâng bốn tòa Sơn Trang thì thỉnh chầu về chứng tòa màu vàng.

Khi chầu ngự về mặc áo màu vàng, cầm quạt khai cuông rồi thường múa kiếm và cờ lệnh (chầu ra trận hoặc cầm cờ hiệu khâm sai), cũng có nơi hầu Chầu về múa quạt, múa mồi hoặc chỉ khai cuông rồi an tọa (điều này là do tập tục từng nơi).

Đền thờ Chầu bà Đệ Tứ Khâm Sai ở đâu ?

Phủ Dầy Nam Định

Đền thờ chính Chầu Đệ Tứ nằm trong quần thể Phủ Dầy Nam Định. Đền chính thờ, hầu cận kề bên thánh Mẫu (cách chừng 1 km từ Phủ Chính Tiên Hương). (Vì chầu là người hầu cận mẫu và đây cũng chính là nơi quê nhà của Chầu)

Có người cho rằng, đền Chầu giống như VĂN PHÒNG của QUỐC MẪU, nên trước khi vào lễ Mẫu ở Phủ Giầy thì phải vào đền trình của CHẦU ĐỆ TỨ, để bà dâng tấu sớ lên cho QUỐC MẪU, như thế mới phải phép.

Đền Cây Thị – Thanh Hóa

Đền Cây Thị được lập tại xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, cũng là nơi Chầu đã anh dũng dẹp giặc năm xưa. Đền được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 1996.

Khu đền thờ chính gồm:

  • Cung Đệ Nhất thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.
  • Cung Đệ Nhị thờ Chầu Đệ Tứ và hội đồng Thánh Chầu.
  • Cung Đệ Tam thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và Hội Đồng Quan Lớn. Ngoài ra, hai lầu của đền thờ Hội Đồng Thánh Cô và Thánh Cậu.

Đình Làng Kim Cốc

Đình Làng Kim Cốc là nơi Chầu cùng nhân dân sinh sống lúc sinh thời. Để tỏ lòng biết ơn với Chầu, sau khi Bà hóa hóa thánh, nhân dân đã thờ phụng Chầu cùng các con trai tại ba ngôi đình thuộc làng Kim Cốc là Quán Trung, Quán Thượng, Quán Hạ.

Tọa lạc tại địa phận xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, hằng năm, nhân dân đều mở hội vào ngày tiệc của Chầu và tổ chức thờ cúng nghiêm cẩn. Đình Làng Kim Cốc được xếp hạng là di tích văn hóa lịch sử của thành phố Hà Nội năm 1994.

Lễ hội ba thôn Kim Cốc gồm thôn Cốc Trung, Cốc Thượng, Cốc Hạ cũng thu hút rất nhiều du khách tứ xứ tới trẩy hội. Cứ ba năm một lần vào ngày 14/2- 16/2 âm lịch, lễ hội lại được tổ chức, lưu giữ những nét truyền thống của dân tộc. Đình chính tổ chức hội là đình Quán Trung thuộc thôn Cốc Trung, cũng là nơi chính thờ đức Lý Thị Ngọc Ba và con trai út. 

Đền Chầu liền sát sông Hồng, cạnh chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội

Một số đền thờ Chầu Bà Đệ tứ khác

Ngoài những đền thờ trên, còn một số đền thờ Chầu Bà Đệ tứ tại các vùng khác như:

  • Đền Chầu Đệ Tứ tại xã An Thái, An Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định (cũng là quê nhà của Chầu):  Vì hầu cận Mẫu nên Chầu Đệ Tứ cũng được lập đền trong quần thể Phủ Dày, tọa tạc tại thôn Quý Hương,  xã An Thái, An Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 
  • Đền Chầu Đệ Tứ mang tên đền Duyên Trường – đền Chầu, ngụ tại bên bờ sông Hồng, gần cầu Chương Dương, Hà Nội.
  • Đền Chầu Đệ Tứ tại phường Bồ Đề quận Long Biên là nơi thờ vọng của Chầu.

Tiệc chầu Đệ bà Tứ Khâm Sai vào ngày nào ?

Chính tiệc của Chầu Đệ Tứ Khâm Sai là vào ngày 14/3 âm lịch. 

Ngoài ra còn có tài liệu nói chầu được thờ tại Đền Mẫu Bát Tràng. Ở địa điểm này, Chầu bà giáng sinh vào nhà Đồng Tâm Trần Thị người làng Bát Tràng sống trong khoảng thời gian từ năm Mậu Thìn (1568) tới năm Ất Dậu (1585). Hàng năm, tiệc đản hóa đều tổ chức vào ngày 24 tháng 9 âm lịch. Làng Bát Tràng tổ chức hội Đền Mẫu Bát Tràng trong 3 ngày từ 22 tháng 9 tới hết ngày 24 tháng 9 âm lịch.

Lúc này, khách hành hương muôn nơi thường đến bái yết cửa đền Chầu Đệ Tứ để bày tỏ công ơn với Ngài, cũng là xin Chầu Bà phù hộ bình an, may mắn, mọi việc thuận lợi. Ai cũng nô nức sắm sửa đầy đủ lễ lạy, thành tâm khấn vái Chầu Bà.

Văn Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai

Bản văn 1: Thỉnh Chầu Đệ Tứ khâm sai

Đấng Nam thiên nữ trang Nghiêu Thuấn

Đất Sơn Nam có đấng trâm anh

Quý hương An Thái xã danh

Có chầu đệ tứ hách danh còn truyền

Điều thời phụng sắc Hoàng thiên

Ngự đồng ánh bóng khắp miền gần xa

Ra uy sát quỷ trừ tà

Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng

Khâm sai tứ phủ tuỳ tòng

Chiêu Dung công chú ngự đồng cứu dân

Trong nghĩa thân ngoài thời nghĩa dưỡng

Nương uy trời độ lượng bao dung

Mặt hoa tươi tốt má hồng

Gồm lo tứ đức tam tòng vẻ vang

Mày ngài tóc phượng vấn vương

Lưng ong má phấn xem càng tốt tươi

Miệng chầu cười trăm hoa đua nở

Đáng lên tài tiên nữ bồng lai

Vào tâu ra rộng khoan thai

Đã trong hiển ứng lại ngoài tối linh

Chốn thiên đình ca ngâm chầu chực

Các bộ nàng tiên nữ dâng hoa

Chầu thôi lại trở ra về

Khi ra Thiên Bản lúc về Đồi Ngang

Miếu giữa đường gia ban sắc chỉ

Bốn chữ vàng chính khí nghiêm trang

Lân vờn phượng múa nhà vàng

Thị tòng bộ chúng các nàng đôi bên

Có phen lên thanh sơn tú thuỷ

Hoá phép mầu lục trí thần thông

Quản cai tam phủ công đồng

Quyền chầu coi sóc đền rồng vào ra

Sổ tam toà chép biên sau truớc

Lại sửa sang gương lược trầu cau

Dù ai tiếp cũng khẩn cầu

Quyền chầu ra rộng vào tâu thông hành

Lên thiên đình ngự về thuỷ phủ

Tiến văn chầu kích cổ tam không

Mời chầu trắc giáng điện trung

Hay còn nam bắc tây đông chốn nào

Trên thiên tào còn đang tra sổ

Hay chầu còn đổi số cho ai

Có phen chơi cảnh bồng lai

Hay về An Thái là nơi quê nhà

Có phen ra kinh đô thành thị

Vào kính thiên toạ vị hồng lâu

Rong chơi năm cửa nhà lầu

Hay chơi Phố Mới, cầu Châu, cầu Rền

Lên trên đến Cầu Đông, cầu Giác

Trở ra về Hàng Bạc, Hàng Ngang

Hàng Buồm chầu lại dạo sang

Mã Mây, Phố Mới, Hàng Đường, Đồng Xuân

Dạo chơi khắp hết xa gần

Hàng Đồng, Hàng Thiếc, Hàng Cân, Hàng Đào

Chợ huyện, Chùa Tháp, Đình Ngang

Cấm chỉ, đền Cờn các vạn dưới sông

Có phen chầu ngự thuyền rồng

Qua hồ Trúc Bạch lại dong Tây Hồ

Lệnh truyền tiên nữ chèo đua

Qua đền Trấn Võ lên chùa Huyền Thiên

Vực Kim Ngưu có đền An Thái

Cảnh hội đồng có dải Tô giang

Thiên Tích chầu lại dạo sang

Sai các tiên nàng chầu chực dâng hoa

Phút thôi chầu chở ra về

Ngự trong bản điện sớm khuya hội đồng

Có phen chầu ngự đường trong

Dạo khắp phủ tía lầu hồng vào ra

Có phen chơi Đồi Ngang, Phố Cát

Đứng nhởn nhơ bóng mát cây cao

Nghệ An chầu lại từng vào

Dạo chơi các chốn lầu cao Kinh Thành

Có phen chầu chực tỉnh Thanh

Sòng Sơn Ba Dội tập tành vui chơi

Thường vãng lai bán hàng chiều khách

Thấy ai là ngang ngược ra tay

Mặc ai phù phép tìm thầy

Thành tâm lễ bái chầu dày lại tha

Lòng kính chúc hương hoa tịnh thuỷ

Hoá phép màu lục trí thần thông

Kiêm tri tam phủ công đồng

Tốc lai giáng hạ từ trung thay là

Bản văn 2: Thỉnh Chầu Đệ Tứ khâm sai

Khi Chầu ngự đồng, cung văn sẽ hát như sau:

Chầu Đệ Tứ Đấng Nam thiên nữ trang

 Nghiêu Thuấn Đất Sơn Nam có đấng trâm anh

 Quý hương An Thái xã danh

 Có chầu đệ tứ hách danh còn truyền

 Điều thời phụng sắc Hoàng thiên

 Ngự đồng ánh bóng khắp miền gần xa

 Ra uy sát quỷ trừ tà

 Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng

 Khâm sai tứ phủ tuỳ tòng

 Chiêu Dung công chú ngự đồng cứu dân

 Trong nghĩa thân ngoài thời nghĩa dưỡng

 Nương uy trời độ lượng bao dung

 Mặt hoa tươi tốt má hồng

 Gồm lo tứ đức tam tòng vẻ vang

 Mày ngài tóc phượng vấn vương

 Lưng ong má phấn xem càng tốt tươi

 Miệng chầu cười trăm hoa đua nở

 Đáng lên tài tiên nữ bồng lai.

 Vào tâu ra rộng khoan thai

 Đã trong hiển ứng lại ngoài tối linh

 Chốn thiên đình ca ngâm chầu chực

 Các bộ nàng tiên nữ dâng hoa

 Chầu thôi lại trở ra về

 Khi ra Thiên Bản lúc về Đồi Ngang

 Miếu giữa đường gia ban sắc chỉ

 Bốn chữ vàng chính khí nghiêm trang

 Lân vờn phượng múa nhà vàng

 Thị tòng bộ chúng các nàng đôi bên

 Có phen lên thanh sơn tú thuỷ

 Hoá phép mầu lục trí thần thông

 Quản cai tam phủ công đồng

 Quyền chầu coi sóc đền rồng vào ra

 Sổ tam toà chép biên sau truớc

 Lại sửa sang gương lược trầu cau

 Dù ai tiếp cũng khẩn cầu

 Quyền chầu ra rộng vào tâu thông hành

 Lên thiên đình ngự về thuỷ phủ

 Tiến văn chầu kích cổ tam không

 

 Mời chầu trắc giáng điện trung