Truyền kỳ Yên Tử

Truyền kỳ Yên Tử P14: Ứng xử thế nào với lăng mộ các vua Trần?

Đám săn kho báu đã đập vỡ các pho tượng hòng tìm kiếm vàng bạc bên trong.



Truyền kỳ Yên Tử P9: Đau lòng lăng mộ 3 vị vua Trần trên đỉnh núi

Theo ông Hứa Văn Phán, thủ nhang đền An Sinh, sau khi đưa mộ các vua Trần từ Thái Bình ra An Sinh, nhà Trần cho xây dựng lăng Tư Phúc, rồi dựng điện An Sinh để thờ dưới chân núi. Hàng năm, đến ngày lễ lạt, giỗ chạp, các vị vua về dâng hương tại điện An Sinh, rồi đi lên núi chiêm bái 3 vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Giản Định.

Truyền kỳ Yên Tử P8: Câu chuyện khó tin ở “nghĩa địa” các vua Trần

Mới đây, nhà sử học Đặng Hùng (Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình) đã xuất bản cuốn sách: “Long Hưng – đất phát nghiệp vương triều Trần”, rủ tôi về vùng Long Hưng xưa để viếng các vua Trần, tiện thể tham quan các công trình đền đài, di tích lịch sử có tuổi 700 năm.

Truyền kỳ Yên Tử P7: Những nhà tu hành kỳ lạ

Người có căn cơ đầu tiên và kỳ lạ nhất chính là đấng quân vương kiệt xuất Trần Nhân Tông. Người đã rũ bụi trần, bỏ long bào cùng với ngai vàng lấp lánh, kiệu hoa bóng lọng, người đẹp sớm chiều để khoác áo cà sa lên núi tu hành. Không phải ngẫu nhiên mà đấng quân vương tài năng của lịch sử nhất định chọn mảnh đất này.p

Truyền kỳ Yên Tử P6: Tận mắt tháp mộ vua Trần Nhân Tông uy nghi trên đỉnh núi

Di tích quan trọng nhất của hệ thống Ngọa Vân cũng như của cả dải Yên Tử đó chính là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông ngày đêm tu luyện, ẩn mình cho đến khi băng hà. Có nhiều thuyết kể lại sự chết của ngài, nhưng phổ biến nói ngài băng theo thế sư tử tọa trong rừng và hóa. Khi các đệ tử phát hiện ra cái chết của ngài, thì một cây trúc đã mọc xuyên qua đùi.

Truyền kỳ Yên Tử P5: Đi tìm nơi vua Trần Nhân Tông chết theo thế sư tử tọa

Vừa vạch trúc đi, tôi vừa tự hỏi, không biết Điều Ngự giác hoàng Trần Nhân Tông nằm chết ở đâu nếu không phải khu vực trúc ken dày này? Chẳng có thứ cây gì mạnh mẽ như trúc. Hễ trúc đã mọc lên, thì đố cây gì sống được.

Truyền kỳ Yên Tử P4: Giật mìn, phá nát cảnh đẹp cõi tiên

Suốt nhiều năm qua, chỉ có lâm tặc và bọn săn đồ cổ biết đến ngôi chùa cổ Hồ Thiên này và việc chúng làm không phải báo cho các nhà chức trách, mà đem xà beng, thuổng, cuốc vào đào phá tìm đồ cổ.

Truyền kỳ Yên Tử P3: Huyền thoại ngôi chùa từng đẹp nhất thiên hạ

Tại chùa, hiện vẫn còn một tấm bia đá xanh rất lớn, rất đẹp, có nội dung ca ngợi cảnh đẹp thiên đường của Hồ Thiên và ca ngợi công đức vô lượng của chúa Trịnh khi trùng tu ngôi chùa này. Văn bia có đoạn: “Ngọn núi Đôi nổi tiếng miền Đông là thắng cảnh bậc nhất trong thiên hạ. Vân am long động (am mây hang rồng) sừng sững xanh xanh mây dồn gấm tụ đá núi liền tận Quỳnh Lâm Bảo Đài. Giáp ất lô trước đều là cảnh vắng rừng già vậy.

Truyền kỳ Yên Tử P2: Những di sản tuyệt đẹp còn hoang phế

Những ngôi tháp đá đẹp tuyền trần, nguyên vẹn, cổ kính, với những tảng đá xanh lớn được ghép khít, không thể phá nổi bằng xà beng, bùa rìu, thì chúng nhồi mìn tự tạo vào chân tháp và giật đổ. Vậy nên, chả ngôi tháp nào trong đại ngàn Yên Tử còn nguyên vẹn.

Truyền kỳ Yên Tử P1: Những người tu hành khổ hạnh giữa đại ngàn

Trong chuyến nhiều ngày xuyên rừng thăm thẳm quanh dãy non thiêng Yên Tử, tôi đã được nghe kể và được tận mắt rất nhiều câu chuyện kỳ lạ về những đệ tử đang ngày đêm tu luyện theo lối khổ hạnh của ngài, với mong ước siêu thoát triệt để. Những câu chuyện về họ cứ ám ảnh, lơ mơ như trong cổ tích. Họ đang thầm lặng tiếp bước con đường mà vị Phật tổ của mình đã vạch ra.