Giáo lý nhà Phật ngàn đời có nói, người xuất gia không cần tiền, không màng vật chất, ấy sao Sư Thích Thanh Toàn ăn năn sám hối, xin hoàn tục mà lại tiện thể xin cả mấy trăm tỷ của nhân dân. Tiền đó là tiền cúng dường của nhân dân, phải trả lại nhân dân.
Thực tế đời sống hiện đại ngày nay có nhiều yếu tố tác động, dễ khiến người xuất gia phạm Giới hơn trước đây. Đó là cá nhân người tu không tuân thủ theo lời Phật dạy, không nghiêm trì Giới luật.
Tăng Ni trẻ ngày nay cũng có xu hướng muốn tự do, thích hưởng thụ, xa thầy tổ, thích ở riêng “làm đạo” một mình nên dẫn đến hiện trạng xây dựng am, thất tự phát, tậu nhà, tậu đất, tậu xe, tậu thêm trang trại hàng nghìn héc ta, giá trị hàng trăm tỉ như sư thầy Thích Thanh Toàn, hoàn toàn không được sự quản lý của Tăng đoàn… đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc tu sĩ vi phạm Giới luật.
Phạm tội tày đình, làm đơn xin ra khỏi Giáo hội thế là xong, nhẹ như lông hồng?
Từ xưa đến nay, nếu Giáo hội có xử lý Tăng Ni phạm giới, Hội đồng Yết-ma cũng phải căn cứ vào Giới luật. Đành rằng, thiết lập Hội đồng Án ma là chuyện vô cùng hệ trọng của Giáo hội, nhưng tội đã quá mức và nhất định cần thiết lập, thì thiết nghĩ cần phải thiết lập hội đồng Yết ma tẩn xuất.
Bởi vụ việc của Đại đức "gạ tình phóng viên" - sư Thích Thanh Toàn tại chùa Nga Hoàng thật sự đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Tăng đoàn cũng như hình ảnh của Giáo hội. Do đó, Giáo hội Phật giáo cần xử phạt để làm gương cho giới tu sĩ nói chung và Tăng Ni trẻ nói riêng.
Ngày nay, đôi khi Tăng Ni đông đảo quá nên sự kiểm soát của Giáo hội không được chặt chẽ. Đây cũng là một cơ hội để Giáo hội chỉnh đốn lại hàng ngũ xuất gia, nhất là hàng Tăng Ni trẻ. Vụ việc xảy ra thật sự là nỗi đau của Phật giáo nhưng đó cũng là duyên tốt để Phật giáo nhìn thẳng vào sự thật để chỉnh đốn lại hàng ngũ Tăng Ni trẻ ngay từ bây giờ vì Giới luật bị quên lãng và đạo đức xuống cấp. Việc cảnh báo này sẽ không bao giờ là thừa.
Đó cũng là trách nhiệm của Giáo hội, thầy tổ và cũng là trách nhiệm cá nhân của mỗi tu sĩ.
Bây giờ sư Toàn trở lại là 1 người dân thì không có quyền được giữ những tài sản đó
Tamlinh.org giải thích để mọi người dễ hiểu thì "Yết ma tẩn xuất" là cho tuỳ thuận làm năm việc, từ việc thuộc tăng phận đến việc thuộc xã hội. Yết ma xong, phải ở bên cạnh Tăng già, để tùy thuận làm năm việc. Cho đến khi mỗi việc đều làm đúng pháp xong, thì tẩn xuất. Suốt đời không được thọ giới lại.
Và chọn 1 trong năm việc là đem hết tiền của, tài sản đi làm từ thiện, công đức, có sự giám sát, chứng minh của Tăng đoàn.
Giáo lý nhà Phật ngàn đời có nói, người xuất gia không cần tiền, không màng vật chất, ấy sao Sư Thích Thanh Toàn ăn năn sám hối, xin hoàn tục mà lại tiện thể xin cả mấy trăm tỷ của nhân dân. Tiền đó là tiền cúng dường của nhân dân, phải trả lại nhân dân. Và theo đúng giới luật Nhà Phật thì người xuất gia không có tài sản riêng, tài sản duy nhất của người xuất gia là 3 tấm Y (3 bộ) và 1 bình bát. Nhân dân cúng là cúng Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), bây giờ sư Toàn trở lại là 1 người dân thì không có quyền được giữ những tài sản đó.
Vụ việc của sư Toàn như một hồi chuông cảnh báo cho Giáo hội cũng như Tăng Ni trong bối cảnh Sư - ni không giữ giới ngày càng nhiều tại khắp Việt Nam.
Cần xử lý thật nghiêm để cho tất cả những người xuất gia khác không lơ đễnh, quên đi tâm nguyện ban đầu, chạy theo vật chất bên ngoài.
Một mặt, Giáo hội cần thể hiện giáo quyền của mình, tức là hạn chế tối đa cho Tăng Ni ra ở ngoài am, thất, tự do sinh hoạt tín ngưỡng. Chính cá nhân mỗi người phải thật sự tu tập cho bản thân mình, nêu cao ý thức mình là một người xuất gia. Giáo hội và cá nhân người xuất gia đều phải có trách nhiệm giữ gìn Tăng đoàn, giữ gìn bản thể Tăng-già trong sáng.
Tamlinh.org