03/05/2022 09:05 View: 789

Cách hạn chế ỐM VẶT ở trẻ nhỏ

5 năm đầu đời là độ tuổi trẻ đang tò mò và hào hứng khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ đang phát triển, sức đề kháng kém khiến trẻ dễ ốm vặt. 

Các bệnh vặt thường gặp ở trẻ bao gồm: sốt, ho, cảm cúm, sổ mũi, viêm họng, viêm đường hô hấp trên... Trung bình 1 đứa trẻ dưới 6 tuổi có khoảng 6-8 lần mắc cảm mỗi năm. Sau đó, con số này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. 

Gọi là bệnh vặt, nhưng chúng không hề “vặt” một chút nào. Ốm vặt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của trẻ. Trẻ ốm nhiều dễ rơi vào vòng vòng luẩn quẩn: cơ thể yếu, mệt mỏi, trẻ biếng ăn, hấp thu kém, chậm tăng cân, thiếu vi chất, đề kháng kém và lại tiếp tục ốm bệnh.

VÌ SAO TRẺ HAY BỊ ỐM VẶT?

Trẻ trước 6 tuổi sẽ trải qua giai đoạn chuyển giao về miễn dịch rất quan trọng, và có nhiều “khoảng trống miễn dịch” cần được lấp đầy. Từ lúc sinh khả năng miễn dịch của trẻ phụ thuộc lớn vào sữa mẹ vì lúc nàyhệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh. Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ bắt đầu tự xây dựng đề kháng và tạo ra kháng thể thông qua tương tác với môi trường, tiêm phòng… Và tất nhiên là trong giai đoạn này, trẻ sẽ dễ mắc bệnh hơn người lớn chúng ta. Những thời điểm trẻ dễ ốm hơn bao gồm: 

- Khi trẻ đi học trở lại: môi trường lớp học đông đúc khiến trẻ có thể dễ dàng lây nhiễm bệnh từ bạn bè và hay tái đi tái lại.

- Giao mùa: các yếu tố vật lý của thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm bắt đầu thay đổi lúc giao mùa cũng tạo điều kiện cho nhiều tác nhân gây bệnh cho trẻ như virus, vi khuẩn sinh sôi, phát triển. 

VẬY THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH, HẠN CHẾ ỐM VẶT Ở TRẺ?

Thật ra, lúc mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ gần như zero, nó dần phát triển và trở nên mạnh mẽ khi trẻ có cơ hội được tiếp xúc với môi trường. Một cơn mưa rào bất chợt, chút xíu bùn, đất dính bẩn khi con nghịch cát … không làm con bạn bệnh được. Thậm chí, đây chính là cơ hội để hệ miễn dịch của trẻ tập luyện để trở nên khỏe mạnh hơn.

Không chỉ vậy, bản thân hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ là một hệ rất tương tác và luôn học hỏi không ngừng để đối phó với cácloại virus, vi khuẩn ngoài môi trường. Do đó, việc quá bao bọc để ngăn ngừa tất cả các tác nhân gây bệnh lên trẻ là điều không thể. Lấy ví dụ, chỉ riêng cảm thông thường đã có hơn 200 loài vi rút khác nhau và luôn biến đổi. 

Cách tốt nhất là bạn vẫn cho trẻ cơ hội được tiếp xúc, được khám phá nhưng vẫn đảm bảo trẻ được trang bị một “hệ thống phòng thủ mạnh” cho hệ miễn dịch của mình. Bao gồm những điều sau:

  • Trẻ nên được ưu tiên bú mẹ vì sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng mà còn là nguổn cung cấp những yếu tố miễn dịch khởi đầu khoẻ mạnh cho trẻ.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia để “hệ thống phòng thủ” của trẻ luôn trong trạng thái phòng bị tốt nhất.
  • Không tự ý mua thuốc kháng sinh cho bé. Khi bị bệnh, nên tư vấn bác sĩ để được chẩn đoán và được kê kháng sinh khi bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Khi dùng kháng sinh, nên dùng theo toa đúng liều và đúng thời gian quy định. Điều trị kháng sinh sẽ cần bổ sung thêm men vi sinh vì 1 phần tác dụng phụ của kháng sinh làm ảnh hưởng đến vi sinh vật có lợi cho đường ruột.
  • Dinh dưỡng: đây là nguyên liệu quan trong cho các tế bào miễn dịch của trẻ. Do đó, chế độ ăn của trẻ nên cân bằng, đa dạng, đặc biệt các rau củ quả để gia tăng các vitamin khoáng có vai trò quan trọng trong miễn dịch như vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt.  Bên cạnh đó, các chất xơ tan cũng có vai trò trong phát triển các lợi khuẩn đường ruột, nơi mà nắm giữ gần 70% tế bào miễn dịch của cơ thể. 

Hợp chất xơ tan Beta-glucan với cấu trúc đặc biệt chuỗi Beta (1.3/1.6)-D-glucan có trong nấm và nấm men gần đây được quan tâm nhiều do vai trò vượt trội của nó trong hỗ trợ miễn dịch. Nghiên cứu của nhóm TS. Grauz trên 151 trẻ em tại Tây Ban Nha cho thấy: Ở nhóm trẻ sau 3 tháng bổ sung Beta-glucan và vitamin C có số lần mắc nhiễm trùng đường hô hấp giảm đáng kể, từ 8,88 ± 3,35 đợt/năm xuống còn 4,27 ± 2,21 đợt/năm. Không chỉ vậy, nhóm trẻ này cũng tìm thấy giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tỷ lệ dùng thuốc và ít phải nghỉ học hơn.  

  • Lối sống năng vận động sẽ giúp các tế bào miễn dịch ít lười nhác. Do đó, trẻ dưới 5 tuổi nên có ít hơn 60 phút/ngày sử dụng các thiết bị điện tử như ipad, điện thoại, TV… Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, sinh hoạt nhóm để tăng khả năng giao tiếp xã hội của trẻ thông qua các hoạt động như diễn kịch, kể chuyện, đánh cờ,... Điều này cũng giúp giảm tỷ lệ lo lắng và tự kỉ ở nhóm trẻ độ tuổi đi học, đặc biệt là các trẻ ở thành thị. Trẻ cũng nên được ra công viên chơi ít nhất 2-3 ngày/tuần. Trẻ trên 5 tuổi có thể tham gia 1 số môn thể thao 2-3 ngày/tuần như bơi lội, học võ, nhảy múa.
  • Cha mẹ nên tạo thời gian hugging time, một khoảng thời gian 15-20 phút trước giờ ngủ cho các hoạt động trên giường như đọc sách, đố vui, trò chuyện… nó sẽ giúp giấc ngủ của trẻ sâu hơn. Do não bộ trẻ từ 4 tuổi phát triển tính độc lập cao, nên trẻ có thể không còn thích ngủ trưa hoặc ngủ rất ít, cha mẹ cũng không cần ép trẻ phải ngủ, thay vào đó bạn nên tạo một không gian nghĩ ngơi yên tĩnh không TV/điện thoại hoặc cho trẻ nằm chơi trò chuyện cũng mang lợi ích như ngủ trưa. 

Trẻ ốm vặt khi đi nhà trẻ, mẫu giáo?

Nhiều cha mẹ lo lắng việc trẻ bệnh nhiều hơn khi đến lớp. Thực ra, bệnh đôi lúc là một dạng huấn luyện tốt cho miễn dịch của trẻ.

Việc trẻ thường hay bệnh khi bắt đầu đi học lại cũng được quan sát thấy ở nhiều nghiên cứu. Điều này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Có thể trong môi trường trường lớp các bé thường xuyên tiếp xúc gần và chia sẻ các tác nhân lây bệnh với nhau. Tại thời điểm này hệ miễn dịch của trẻ một phần có thể chưa thích nghi sau 1 thời gian dài trẻ được nghĩ ngơi hoặc 1 số stress của việc đến lớp cũng làm trẻ dễ bị tấn công hơn so với các giai đoạn khác.

Tuy nhiên, đôi lúc điều này lại được xem là 1 cơ hội tốt để hệ miễn dịch trẻ trở nên mạnh mẽ hơn và giúp trẻ thích nghi tốt hơn cho các tác nhân gây bệnh trong tương lai. Việc cha mẹ cần làm đơn giản là:

  • 1. Vệ sinh tay chân bé sạch sẽ cho trẻ khi về nhà
  • 2. Hạn chế đưa bánh kẹo cho trẻ ăn ngay sau khi ra khỏi lớp vì lúc này tay trẻ có thể là vật được vi khuẩn dùng để đi vào cơ thể trẻ. Hãy ăn uống khi trẻ về nhà sau khi rửa tay sạch sẽ.
  • 3. Dạy trẻ 1 số kỹ năng che chắn khi hắc xì ở lớp như hắc xì vào khủy tay thay vì bàn tay hay không che chắn.
  • 4. Chế độ ăn của trẻ nên đa dạng rau củ quả khi ở nhà để trẻ nhận đủ các vitamin quan trọng cho hệ miễn dịch như Vitamin A, C, D. Chúc các bé vui khỏe

Note: 

Sapena Grau, J.; Pico Sirvent, L.; Morera Ingles, M.; Rivero Urgell, M. Beta-glucans from Pleurotus mostreatus for prevention of recurrent respiratory tract infections. Acta Pediatr. Esp. 2015, 73, 186–193