Thần thoại Việt Nam
Sự tích con Lợn
Ngày xửa ngày xưa, ở làng Đoài có một gia đình nông dân rất tốt bụng và nhân hậu. Họ làm lụng vất vả không chỉ để nuôi sống bản thân mà còn tiết kiệm cho những người nghèo khác. Nhưng trớ trêu thay, họ lại không có một đứa con nào.
Cả hai đều buồn bã đi tìm hết thầy thuốc này đến thầy thuốc kia, tốn kém vô cùng.
Truyền thuyết: Thần Kim Quy
Thần Kim Quy, tức rùa vàng, là một biểu tượng thiêng liêng của người Việt khi đã hai lần hiển linh phò trợ vua và dân ta giữ nước. Ngài là sứ giả của Lạc Long Quân phái đem bảo khí tới giúp dân ta, như thể hàng ngàn năm qua Long Quân vẫn dõi theo bảo hộ cho dân Việt.
Truyền thuyết Cao Biền trấn yểm nước Nam và cái kết
Cao Biền trấn yểm nước Nam và cái kết: Đừng bao giờ coi thường người Việt!
Vốn Cao Biền là một tướng lĩnh giỏi triều Đường, thuộc dòng dõi thế gia, giỏi văn chương lại có tài võ nghệ.
Phật tích: Thiền Sư Từ Đạo Hạnh
Từ Đạo Hạnh, hay Đức thánh Láng, là vị thiền sư Phật giáo Bắc tông nổi tiếng triều Lý. Ông có nhiều công hạnh với triều đại, cuộc đời kỳ bí thiêng liêng mà được phụng thờ. Trước khi Mẫu Liễu Hạnh giáng thế và những truyền thuyết về bà trở nên phổ biến trong dân chúng, thiền sư Từ Đạo Hạnh đã từng được liệt vào hàng “Tứ Bất Tử”.
Thần tích: Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không
Nguyễn Minh Không, tên húy Chí Thành, đạo hiệu Không Lộ, là một vị thiền sư nổi tiếng và có sức ảnh hưởng; nhiều công hạnh và thần tích kỳ bí mà được phong làm Quốc sư triều Lý, đứng đầu tổ chức Phật giáo quốc gia.
Phật tích: Thiền sư Giác Hải
Nguyễn Giác Hải là một trong tam vị thiền sư nổi tiếng và có sức ảnh hưởng triều Lý, cùng với thiền sư Từ Đạo Hạnh và Quốc sư Nguyễn Minh Không. Ba vị là đồng môn thuở còn học đạo, ở một số chùa theo cấu trúc “tiền Phật hậu Thánh” (chùa Thầy, chùa Phúc Long, chùa Lý Triều Quốc Sư) còn được thờ chung với nhau, gọi là Tam thánh.
Phật tích: Thiền sư Nguyễn Bình An
Việt Nam có nhiều thần tích về những vị chân sư nhiều phép lạ, được nhân dân thờ phụng, tôn là các vị Thánh, thờ trong các ngôi chùa có cấu trúc “tiền Phật hậu Thánh”. Sau đây, xin giới thiệu một vị thiền sư triều Trần – Đức Thánh Bối Nguyễn Bình An, nay được thờ phụng ở chùa Trăm Gian nổi tiếng tại Chương Mỹ, Hà Nội.
Thần thoại: Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp
Tương truyền dưới thời thái thú Sĩ Nhiếp (thế kỉ 2-3 CN), có nhà sư Khâu Đà La người Tây Trúc, Ấn Độ lập am truyền đạo ở bờ sông Đuống. Khi ấy trong vùng có người con gái tên là Man Nương, mồ côi cha mẹ, từ nhỏ đã một lòng quy Phật, nhưng vì nói lắp không thể cùng chúng tụng kinh nên thường ở dưới bếp nấu nướng cho các vị tăng.
Thần thoại: Sự tích nàng Bân
Trong những câu chuyện cổ của Việt Nam, Trời (hay Ngọc Hoàng) là cha của một dàn công chúa: có nàng Mặt Trời, nàng Mặt Trăng, nàng Lúa, Liễu Hạnh, và có cả nàng Bân. Nhưng khác với các chị em, nàng Bân chậm chạp và vụng về.
Thần thoại: Truyền thuyết về Ông Nược
Hồi xưa, độ chừng bốn chục, năm chục năm trước, trên mấy nẻo sông xứ miền Tây rất dễ bắt gặp ông Nược. Tánh người dân hào sảng, hễ thấy mấy ổng đen ngòm lấp ló trên sông là kêu: "Nược ơi! Đua! Đua Nược ơi!".
Thần thoại: Trầu Cau
Chuyện kể rằng đời Hùng Vương thứ 4 có hai anh em ruột giống nhau như tạc không sao phân biệt được, anh là Tân và em là Lang. Cha của hai anh em do sức vóc cao lớn mà được vua Hùng ban tước quan lang, ban tên Cao làm họ.
Thần thoại: Hộ Quốc Phu Nhân
Không phải hồ ly tinh nào cũng xấu xa, độc ác. Tiêu biểu như vị Hộ quốc phu nhân, được nhắc tới trong một thần tích về vua Lê Thái Tổ, được Phạm Đình Hổ chép lại trong tập “Vũ trung tùy bút”, kể rằng:
Ông Đùng Bà Đà và những vị thần khổng lồ khởi thủy Việt Nam
Thuở trời đất còn hỗn mang, có một số vị thần khổng lồ dời non lấp biển, tạo nên hình thế đất đai khắp đất Việt cổ. Câu chuyện phổ biến nhất là về Thần Trụ Trời, người đã xây cột chống trời, tạo nên những núi non biển cả.
Thần thoại: Ông Lộc Cộc Bà Tồ Cô và bầy con gái
Giống như những huyền thoại về ông Đùng bà Đà, ông Tứ Tượng bà Nữ Oa, ở vùng Bắc Ninh cũng có câu chuyện về cặp thần nam nữ khổng lồ thuở khởi nguyên, gọi là ông Lộc Cộc bà Tồ Cô.
Thần thoại: Bà chúa xứ Nguyên Nhung
Xưa kia lúc cõi phương Nam còn hoang vu, vùng Thuỷ Chân Lạp thường có quân Xiêm sang quấy nhiễu. Họ bắt gặp một pho tượng thần trên đỉnh núi Sam rồi định bụng sẽ mang về mẫu quốc nhưng nào ngờ bức tượng quá nặng, họ đành bỏ lại đó.
Thần thoại: Lang Lại Nhị Đại Tướng Quân
Cái tên rất kêu này thực ra chính là tước hiệu của hai con rái cá trong tín ngưỡng ở nhiều địa phương của người Việt xưa. Tín ngưỡng thờ rái cá được cho là bắt nguồn từ vùng Hoa Lư (Ninh Bình), sau đó lan dần về miền trung và miền nam theo chiều mở rộng của đất nước.