Vasa, một tàu chỉ huy với hỏa lực vô song từng là niềm kiêu hãnh của hoàng gia Thụy Điển. Tuy nhiên, cái kết của nó lại có phần tương đồng với con tàu Titanic.
(Ảnh: Được cho phép bởi Anneli Karlsson/Vasa Museum/SMTM)
Một con tàu đắm với tình trạng gần như nguyên vẹn nằm dưới đáy biển gần cảng Stockholm đã hơn ba thế kỷ. Và thông tin về con tàu khi nó được đưa lên khỏi mặt nước vào một mùa xuân năm 1961 đã thu hút được sự quan tâm trên khắp thế giới.
Rõ ràng, giá trị của con tàu vượt ngoài giá trị đơn thuần của một con tàu đắm.
Tàu chỉ huy Vasa, với chiều dài 220 feet, được đóng dành cho nhà vua Gustav II Adolf vào giữa năm 1626 và 1628. Con tàu từng là niềm kiêu hãnh của người Thụy Điển với vẻ ngoài kiêu kỳ và sức mạnh hỏa lực đáng gờm. Và chính điều này cuối cùng đã dẫn một đến đoạn kết buồn cho con tàu này.
Mũi tàu được chạm khắc hình sư tử. (Hình ảnh: được cho phép bởi Anneli Karlsson/Vasa Museum/SMTM)
Đuôi tàu Vasa nhìn từ bên dưới. (Hình ảnh: được cho phép bởi Anneli Karlsson/Vasa Museum/SMTM)
(Hình ảnh: được cho phép bởi Stefan Evensen/Vasa Museum/SMTM)
Vasa không chỉ là con tàu được bảo quản tốt nhất xét trên bình diện toàn thế giới từ đầu những năm 1600, mà còn là một biểu tượng về sức mạnh, về quyền lực, về kỹ nghệ chế tác tân tiến. Vào thế kỷ 17, Vasa có thể được so sánh với chiếc chuyên cơ Air Force One dùng để chuyên chở tổng thống của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Với 64 khẩu thần công cùng sức chứa nhiều thuyền viên và lại được trang bị với nhiều vũ khí cận chiến, Vasa là tàu chiến được vũ trang tối tân nhất ở biển Baltic vào thời điểm đó. Phong thái vương giả và hỏa lực vô song khiến tàu chỉ huy một thời của nhà vua Gustav được xem như một thế lực tại vùng biển nước sâu. Tuy nhiên, kết cục của nó lại thật mỉa mai.
Con tàu được trang hoàng với hàng trăm tượng điêu khắc và đồ trang trí bao gồm tượng của những anh hùng trong thần thoại Hy Lạp và La Mã chiến đấu với với sư tử với vũ khí trên tay, có cả những thiên thần và những nhân vật trong Kinh thánh. Con tàu tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục khi lần đầu được hạ thủy vào tháng 08/1628 – Vasa mang phong thái uy nghi đúng kiểu vùng Scandinavia, hoàn toàn khác biệt so với thiết kế tối giản thịnh hành tại Thụy Điển ngày nay.
Tàu Vasa trong bảo tàng Vasa. (Hình ảnh: Được cho phép bởi Anneli Karlsson/Vasa Museum/SMTM)
Con tàu có một số điểm tương đồng với tàu Titanic. Nếu như tàu Titanic rời khỏi cảng Southampton, Vương quốc Anh, đến Great Ashroar, thì con tàu Vasa rời cảng Stockholm trước một đám đông lớn phấn khích và một ban nhạc biểu diễn để ăn mừng sự kiện này.
Và cũng tương tự như tàu Titanic, số phận của tàu Vasa đã được an bài từ trước: đó là sớm phải nằm dưới đáy đại dương. Nguyên nhân nằm ở chỗ, con tàu đã không được áp dụng thiết kế vượt trội theo phong cách Thụy Điển thời bấy giờ, những người thợ đóng tàu đã thất bại khi thiết kế khoang chứa hỏa lực và nơi để hành lí ở phía trên của con tàu, điều này khiến nó mất cân bằng khi trọng lượng con tàu dồn về bên trên. Và thế là một cơn gió mạnh khiến Vasa hùng dùng bị lật ngay tại bến cảng, chỉ vài phút sau khi ra khơi, trước mắt nhiều người chứng kiến.
Khi đội lặn phát hiện chiếc tàu ngoài khơi gần bờ biển Thụy Điển 333 năm sau, đó cũng là khởi đầu của một dự án phục dựng phải mất đến vài năm để hoàn thành. Thực tế, vì con tàu Vasa đã nằm lâu và găm chặt vào phần đất sét màu xanh dưới đáy đại dương, nên việc trục vớt rất gian nan và nguy hiểm. Giả sử con tàu bị đắm ở một vùng đại dương khác, những nỗ lực trục vớt sẽ mất đi phần nào giá trị. Bởi lẽ, ở biển Baltic, thời gian đó không xuất hiện loài hà ăn gỗ, một sinh vật sống ở những vùng biển ấm hơn và có độ mặn cao hơn. Vì thế, con tàu hoàn toàn có thể được phục dựng dường như nguyên trạng.
Phần của trên của tàu Vasa, nhìn về phía đuôi tàu. (Ảnh: Được cho phép bởi Anneli Karlsson/Vasa Museum/SMTM)
Một phần của tầng trên của tàu Vasa, nhìn về phần trước. (Ảnh: Được cho phép bởi Anneli Karlsson/Vasa Museum/SMTM)
Phần trên của một cửa sổ phía trên. (Ảnh: Được cho phép của Kristensson/Vasa Museum/SMTM)
Sau đó, vua Gustav Vi Adolf, cũng là một người hứng thú với khảo cổ, đã tiêu tốn rất nhiều của cải của hoàng gia nhằm cứu lấy con tàu. Và điều này cũng góp phần giữ cho hiện trạng của con tàu ít bị hư hại. Do đó, Vasa (một lần nữa) đã trở thành một báu vật quốc gia, và hàng ngàn người đã đứng chờ để chứng kiến phần mũi được chạm khắc với hình ảnh của những chiến binh dần trồi lên mặt biển.
Anders Franzén, một nhà khảo cổ không chuyên, đã khởi xướng công cuộc trục vớt con tàu cùng với lòng quyết tâm cao độ. Nhờ nỗ lực của ông và đội ngũ trục vớt, hàng năm, 1.5 triệu khách tham quan đã được tận mắt thưỡng lãm những họa tiết trang trí vô cùng kỳ công trên con tàu này. Vinh quang ngày xưa của con tàu đã quay trở lại!
Nguồn: ET - Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times