27/05/2022 09:46 View: 519

Leonardo da Vinci: Những phát minh thay đổi thế giới loài người

Đối với Leonardo da Vinci, hoạt động bên trong của một chiếc máy cũng quan trọng như nụ cười của nàng Mona Lisa vậy, và đó chính là cách mà ông đã dùng để thay đổi thế giới loài người.

Leonardo da Vinci và những phát minh thay đổi thế giới loài người

Bởi niềm tin rằng khoa học và nghệ thuật đều ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau, các tác phẩm và công trình của ông đều chất chứa cả hai yếu tố trên hòa lẫn với nhau. Những nghiên cứu khoa học của ông cho phép ông mô tả thế giới theo cách hoàn toàn căn cứ vào tự nhiên, trong khi con mắt nghệ sĩ của ông mở ra những cách nhìn và suy nghĩ đầy chất nghệ thuật về thế giới đó.

Giúp chúng ta hiểu hơn về cơ thể con người

Nổi ám ảnh về giải phẫu học đã đeo bám da Vinci trong suốt cuộc đời ông kể từ khi ông còn rất trẻ, kể từ khi ông bắt đầu tiếp xúc và được "truyền nghề" từ một trong những họa sĩ hàng đầu thời kỳ Phục Hưng , Andrea del Verrocchio. Không lâu sau đó, người học trò này đã vượt xa thầy của mình, và ông dần cho ra đời những tác phẩm tuyệt đẹp, miêu tả cực kỳ chính xác về cơ thể con người.

Để hoàn thành những bức vẽ tuyệt tác trên, ông đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về các bắp cơ và dây chằng; vở của ông luôn kín những ghi chú liên quan đến những nghiên cứu đó. Ông đã mổ xẻ hàng tá xác chết để có thể hoàn thành những bức vẽ chi tiết về toàn bộ khung xương của cơ thể người. Ông cũng nghiên cứu về sinh lý học, làm ra những khuôn sáp mô phỏng não và trái tim để hiểu rõ hơn cách vận hành của máu trong hệ thống mạch máu, vẽ ra một số bản thảo về cơ quan nội tạng, bao gồm cả ruột thừa, cơ quan sinh dục và hệ thống phổi.

Sau này, da Vinci đã áp dụng những nghiên cứu của mình để vẽ nên một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, bức vẽ "Vitruvian Man", một bức tranh miêu tả về cơ thể con người với tỷ lệ hoàn hảo. Tác phẩm này của da Vinci được ông lấy ý tưởng từ một kiến trúc sư La Mã cổ đại, người có quan điểm như da Vinci khi tin rằng tỷ lệ cơ thể con người cũng nên được áp dụng vào thiết kế và xây dựng các tòa nhà.

Đoán trước về thời đại "loài người chinh phục bầu trời"

Hơn 400 năm trước khi Anh em nhà Wright "cho chiếc máy bay đầu tiên cất cánh", da Vinci đã nghĩ ra rất nhiều cách để giúp con người tiếp cận với bầu trời.

 Bản phác thảo dù nhảy​

Ông đã thiết kế ra một trong những chiếc dù nhảy đầu tiên trên thế giới, một phát minh có dạng hình chóp làm từ những thanh gỗ, được phủ bằng vải, và được thả từ trên cao rồi từ từ hạ xuống tiếp cận với mặt đất. Như ghi chú của ông thì phát minh này có thể giúp con người nhảy xuống từ bất cứ độ cao nào cũng đều không bị thương. Và, phải gần ba thế kỷ sau, chúng ta mới chính thức có chiếc dù nhảy đầu tiên được sử dụng. Phát minh của da Vinci đã được thử nghiệm vào năm 2000, và bất ngờ là nó thực sự hoạt động tốt hơn mong đợi.

Mô hình dựa trên bản phác thảo​

Giải phẫu học và sinh lý học chỉ là một vài trong rất nhiều nguồn cảm hứng của Leonardo da Vinci. Ông còn dựa vào những nghiên cứu sâu rộng về các loài chim và dơi để phác họa chiếc "máy bay cánh chim" - hay còn gọi là Ornithopter, một thiết bị "giúp con người lơ lửng trên không bằng cách đập cánh" khi họ được cột vào một hệ thống những cái cánh làm bằng gỗ. Tuy nhiên thì ông chưa bao giờ làm một mẫu thử nào cả.

Bản phác thảo "máy bay cánh chim"

Hình mô phỏng dựa trên phác thảo​

da Vinci đã ghi chép lại rất kỹ những nghiên cứu chi tiết về các vấn đề liên quan đến trọng lực khi con người thực hiện việc chinh phục bầu trời. Ông đã để lại cho chúng ta rất nhiều thiết kế về đa dạng các loại tàu lượn mà con người có thể sử dụng, và những công trình của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến những nghiên cứu về khí động học sau này. da Vinci đã cố gắng giải quyết vấn đề này thông qua khí nén. Ông thiết kế một thiết bị gọi là “cánh quạt trên không”, tiền thân của máy bay trực thăng ngày nay, được diễn tả là có thể phóng lên không trung bằng cách quay một chiếc cọc đỡ, được hỗ trợ bởi hai người giữ cho một bệ quay duy trì hoạt động ở bên dưới.

Bản phác thảo "cánh quạt trên không"

Bộ lắp ráp dựa theo bản phác thảo

Hình ảnh phục dựng​

Ông đã tạo ra một loạt các loại vũ khí mà hiện nay chúng ta đang sử dụng

Kỹ thuật quân sự là một trong những niềm đam mê lớn nhất của Leonardo da Vinci. Ông làm việc với những khách quen và các nhà lãnh đạo thành phố, xây dựng các cây cầu, các công trình quân sự và các loại vũ khí.

Mặc dù da Vinci bày tỏ sự chán ghét đối với những nỗi kinh hoàng mà chiến tranh gây ra, súng máy đã xuất hiện trong những thiết kế của ông, loại phát minh có khả năng gây chết người. Là một thiết bị thường được gọi là “cơ quan 33 nòng,” nó được thiết kế với ba hàng, mỗi hàng có 11 khẩu pháo, mỗi khẩu pháo quay về các hướng khác nhau. Được thiết kế để dựng trên một cái bệ di động xoay được nhằm giúp súng nguội, thiết bị này được coi là vũ khí pháo binh đầu tiên (và cũng giống rất nhiều những thiết kế khác, súng máy của da Vinci vẫn chỉ nằm trên bản phác thảo). Bên cạnh đó, da Vinci cũng thiết kế một cái nỏ lớn. Với chiều rộng khoảng hơn 24m, ý tưởng của ông là dùng cái nỏ này để ném đá hoặc bom chứ không phải bắn những mũi tên.

Bản phác thảo "súng máy"​

Thiết kế của da Vinci về một phương tiện bọc sắt (được tăng cường độ bền) đã có từ nhiều thế kỷ trước. Đó là một chiếc xe bọc kim loại đặt trên một bệ quay được vận hành thông qua sự điều khiển của con người (nó có thể chứa đến 8 người), với các khoảng trống mở cho binh lính bên trong sắp xếp vũ khí của họ. da Vinci thậm chí còn kết hợp niềm yêu thích quân sự và khoa học của mình khi tạo ra một thiết kế được gọi là "hiệp sĩ robot", được vận hành bởi các bánh răng và dây cáp. Năm 2002, một chuyên gia về robot của NASA đã "hiện thực hóa" thiết kế này của ông khi nó dựng thành mô hình hoành chỉnh.

Bản phác thảo và mô hình robot

Bản phác thảo xe tăng

Mô hình phục dựng​

Những phát minh thiết thực khác

Mặc dù nhiều thiết kế của da Vinci có vẻ xa vời so với thực tế, thế nhưng ông cũng đã có rất những nghiên cứu cũng như các ý tưởng hoàn toàn có thể sử dụng, tựa như những thứ mà chúng ta hiện đang dùng. Ông đã tạo ra những phiên bản đầu tiên của kéo, những chiếc cầu di động, các bộ đồ lặn, một máy mài gương tương tự như những thiết bị dùng làm kính viễn vọng, và một chiếc máy sản xuất ốc vít.

Bản phác thảo máy mài gương và mô hình phục dựng

Bản phác thảo cây cầu

Bộ đồ lặn​

Ông cũng chế tạo chiếc máy đo đường đầu tiên (để đo tốc độ khi di chuyển trên đất liền) và máy đo gió (để đo tốc độ gió). da Vinci sử dụng đồng hồ đo khoảng cách, là thiết bị ông đã sử dụng để tạo ra các bản đồ quân sự có độ chi tiết cao; đây cũng là kỹ năng đặc biệt khác của một vĩ nhân đa tài sống ở thời Phục Hưng.

Bản phác thảo máy đo gió

Mô hình phục dựng máy đo gió dựa trên bản phác thảo

Mô hình phục dựng máy đo đường dựa trên bản phản thảo

Nguồn: SH