23/07/2021 18:29 View: 1314

Những 'cột mốc' tăng CHIỀU CAO cho trẻ

Chiều cao không tăng mãi, trẻ chỉ phát triển chiều cao đến một thời điểm nhất định. Có một số thời điểm vàng mà trẻ sẽ phát triển vượt bậc hơn so với các giai đoạn khác. Nếu thời điểm đó hội tụ đủ các yếu tố kích thích, trẻ sẽ phát triển tối ưu.

 
cot moc tang chieu cao cho tre
"Kích" chiều cao cho trẻ hiệu quả

NHỮNG CỘT MỐC VÀNG TRONG PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA TRẺ

- Cột mốc trẻ nhỏ:

Gồm 2 giai đoạn, từ sơ sinh - 3 tuổi và giai đoạn từ 4 - 6 tuổi.
  • Từ sơ sinh – 3 tuổi: Cả bé trai và bé gái có tăng trưởng gần giống nhau, trẻ sẽ tăng vượt bậc cả chiều cao và cân nặng trong năm đầu tiên và duy trì mức tăng tốt trong 2 năm tiếp theo nếu được đảm bảo tốt các yếu tố từ dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ... Thừa cân, béo phì từ 2 tuổi có thể ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ở giai đoạn sau.
  • Từ 4-6 tuổi: Giai đoạn này, tốc độ tăng chậm hơn trước đó. Tuy nhiên, bé gái sẽ có mức tăng tốt hơn so với bé trai. Dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ cũng rất quan trọng ở giai đoạn này.

- Cột mốc tiền dậy thì và dậy thì:

  • Với bé gái trong giai đoạn 11 - 15 tuổi, bé trai 13 - 17 tuổi sẽ có những tăng trưởng tốt về chiều cao. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 2 năm trẻ có mức tăng vượt bậc. Thông thường, bé gái tăng trưởng chiều cao nhanh nhất trong độ tuổi từ 11 - 12 tuổi và ngừng phát triển trong độ tuổi từ 14 - 15 tuổi.
  • Bé trai thường có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất trong độ tuổi từ 13 - 14 và ngừng phát triển ở độ tuổi 17 – 18. Lúc này, các đĩa sụn tăng trưởng (growth plate) đã đóng lại, chiều cao cuối cùng được thiết lập.
Lưu ý, do hoạt động của hormone sinh dục, giai đoạn dậy thì cũng là thời điểm rất dễ tăng cân, nếu trẻ bị thừa cân béo phì trong thời điểm này, tốc độ tăng chiều cao cũng sẽ giảm đáng kể. Béo phì làm chậm quá trình dậy thì ở các bé trai, có thể tác động tiêu cực đến khối lượng xương cao nhất. Ngược lại, béo phì lại đẩy nhanh quá trình dậy thì ở bé gái.
 
Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Sławomir Kozieł (Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan) cho thấy, dậy thì sớm có thể khiến chiều cao trưởng thành của trẻ bị thấp hơn 6-10cm.
Do đó, trẻ cần chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi khoa học giai đoạn này để tối ưu chiều cao trưởng thành.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ “KÍCH” CHIỀU CAO CHO TRẺ VÀO THỜI ĐIỂM VÀNG ?

Dinh dưỡng đúng và đủ, vận động khoa học, giấc ngủ tốt, môi trường sống lành mạnh, tinh thần vui vẻ… là yếu tố đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng tầm vóc của trẻ trong mọi giai đoạn, đặc biệt vào thời điểm vàng.

Các yếu tố dinh dưỡng cần lưu ý:

Bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng các nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), cha mẹ cần quan tâm thêm:
  • Ở giai đoạn nhỏ, trẻ nên được ưu tiên bú sữa mẹ. Khi được 6 tháng tuổi trẻ nên bắt đầu ăn dặm, chế độ ăn của trẻ cần đa dạng các loại thực phẩm, giúp trẻ xây dựng chế độ ăn đa dạng rau củ quả để lấy đủ vitamin A, C, nhóm B, kẽm…
  • Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu canxi như trứng, tôm, cua, cá, hải sản, rau xanh, nước cam, đậu phụ, sữa, sữa chua, phô mai,… Việc bổ sung canxi ngoài cần được cân nhắc và theo dõi bởi chuyên gia để tránh dư thừa hoặc tránh gây tác dụng phụ đến sức khỏe của trẻ.
  • Thiếu hụt vitamin D liên quan đến còi xương và giảm hấp thu canxi, là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ thấp còi. Hơn nữa, nguồn vitamin D từ thực phẩm khá hạn chế. Do đó, bổ sung đủ vitamin D được khuyến cáo từ sơ sinh. Với trẻ có thể bổ sung vitamin D qua dạng xịt hoặc dạng nhỏ giọt với liều 400 IU/ngày. Vitamin D3 dạng xịt trực tiếp vào miệng như Dimao Vitamin D3 400 IU được đánh giá tiện dụng, chuẩn liều khuyến cáo và gia tăng khả năng hấp thụ vitamin cũng như sự thích thú hợp tác của trẻ.

Bên cạnh đó, gần đây Vitamin K2 cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan trong việc giúp vitamin D định hướng canxi vào xương, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo xương. Vitamin K2 có thể được tìm thấy trong một số loại nấm ăn, các sản phẩm lên men như món đậu natto Nhật Bản, một số loại phô mai, sữa chua… hoặc ở dạng bổ sung dạng xịt.

  • + Bé được khuyên nên ăn 2 ngày các loại cá dầu như cá hồi, thu, lươn, chép/tuần để duy trì đủ chất béo omega-3 tốt cho não bộ.
  • + Hạn chế các thực phẩm giàu đường, chất béo không tốt như bánh kẹo, bim bim, nước ngọt và đồ uống có ga…

Các yếu tố kích thích:

+ Việc vận động hợp lý, an toàn đúng độ tuổi sẽ hỗ trợ hệ xương phát triển tốt để trẻ tăng chiều cao.
  • Với trẻ dưới 3 tuổi: Nên tăng cường các hoạt động chơi trò chơi, tăng tương tác giữa bố mẹ và con, đi dạo, vui chơi ngoài trời khi có thể, ít nhất 15-20 phút/ngày để hệ cơ vận động phát triển tốt.
  • Từ 3- 6 tuổi: Ngoài vận động vui chơi, bố mẹ có thể cho con làm quen với làm việc nhà, đi dạo, chạy bộ và chơi các môn thể thao yêu thích: nhảy dây, đá bóng, cầu lông, bóng rổ, đạp xe, bơi…
  • Trẻ từ 6 -15 tuổi: Nên khuyến khích trẻ tham gia 1 môn thể thao phù hợp tuổi và duy trì thành thói quen yêu thích thể thao. Đá bóng, bóng rổ, cầu lông, bóng chuyền, bơi, xà đơn, chạy bộ, đạp xe… các môn thể thao kéo giãn cơ thể đều tốt cho chiều cao.
+ Trẻ cần có giấc ngủ ngon nguyên đêm, tạo thói quen đi ngủ sớm (từ 9-10h đêm hoặc sớm hơn với độ tuổi nhỏ hơn) vì hormone tăng trưởng GH sẽ tiết ra mạnh nhất vào ban đêm, đặc biệt trong khoảng thời gian 10h đêm đến 3h sáng.
 
+ Tạo môi trường sống vui vẻ, dành nhiều thời gian tương tác, vui chơi cùng con… để trẻ phát triển một cách toàn diện.

Thời điểm bổ sung vitamin D khi nào là tốt nhất? 

Vitamin D là vitamin tan trong chất béo, nên việc bổ sung trong hoặc sau ăn 30 phút vào các buổi trong ngày miễn trước 8 giờ tối là sẽ hấp thụ tốt vitamin D và đồng thời vitamin D cũng giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
 
Notes
Campbell, B.J. 2012 Healthy Bones at Every Age. AAOS
Kozieł, S. et al. (2015) Age of onset of a normally timed pubertal growth spurt affects the final height of children. Pediatr Res 78, 351–355
 
Tác giả: Anh Nguyễn