28/04/2022 08:23 View: 1167

3 bài học lớn trong cách giáo dục con của mẹ Mạnh Tử

Một báo cáo gần đây tại ĐH Stanford, Mỹ cho thấy mẹ của ngài Mạnh Tử được xem là một trong những người mẹ vĩ đại trong lịch sử không phải vì bà là mẹ của Mạnh Tử- một vị thánh hiền lưu danh ngàn năm, mà là ở cách tư duy giáo dục con tiến bộ của bà.

 
Đây là 3 bài học lớn trong dạy con thể hiện tư duy tiến bộ của bà.

Thứ 1: bà luôn giáo dục con bằng sức mạnh của ngôn lời

Có nghĩa là dạy con hiểu bằng lời nói và giáo dục con bằng tâm thay vì đánh mắng. TS. Emma nhấn mạnh: Mạnh Mẫu luôn cận trọng trong cách nói chuyện và lời hứa với con bà dù là lúc con bà thơ dại vì với bà “làm người phải thành thật, nói được phải làm được”, đó cũng là điều mà bà muốn dạy con bà từ nhỏ.
 
Trong một lần, bà chỉ buộc miệng nói đùa với con rằng "họ làm thịt heo để đãi con ăn đấy", khi cậu con trai hỏi mẹ "hàng xóm làm thịt con heo chi vậy mẹ". Sau đó, bà nghĩ rằng: " Con mình thơ dại, ý thức còn mới mở mang mà mình lại nói không đúng, dù là nói đùa, như vậy chẳng khác nào dạy nó nói dối hay sao” Nghĩ vậy bà đi mua thịt heo về cho con bà được ăn thịt heo thật.

Bài học:

Ở độ tuổi nhỏ trẻ sẽ học chính là từ những ngôn từ, hành động..của cha mẹ chúng. Những nghiên cứu cho thấy người ảnh hưởng lớn nhất ở trẻ lúc này chính là cha mẹ của trẻ, chứ không phải thầy cô hay bạn bè. Do đó, đừng nghĩ bạn nói gì, hứa gì đều được. Cách bạn dùng từ hổ báo giáo dục trẻ cũng là cách mà trẻ sẽ dùng chính ngôn từ này với người khác và thậm chí chính bạn khi về già.
 
Điều này cũng đúng trong cách xử lý hành vi của trẻ, người cha người mẹ cần thể hiện quan điểm rõ ràng "có" hoặc "không", giống như chỉ có "trắng" và "đen". Do đó, khi cần cho thì "cho", khi cần nói không phải nói "không". Đừng vì trẻ bướng bỉnh hay ăn vạ mà bạn thay đổi quyết định của bạn.

Thứ 2: Bà lấy bản thân làm gương để dạy con.

Một lần, con bà trốn học về nhà. Bà hỏi: “thầy cho con về sớm à”, Mạnh Tử đã trả lời: dạ không, con thích về sớm thôi ạ”.
 
Nghe xong, Bà không tiếc cắt đứt tấm vải đã dệt gần xong và nói với Mạnh Tử: Mạnh Tử của mẹ này, nếu con đang đi học mà bỏ học hay con bỏ dở điều con đang làm chỉ vì lười, sợ khó khăn hay thích hưởng thụ, thì tất cả những gì con cố gắng sẽ đổ sông đổ biển, như tấm vải mẹ đang dệt xong này bị cắt đứt bỏ đi vậy.”

Bài học:

Lối sống của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến hành vi và cách nhìn của trẻ. Bạn không thể bắt trẻ có được ước mơ hay hoài bão lớn lao nếu suốt ngày chỉ nằm dài lướt điện thoại, xem TV mỗi khi đi làm về. Khi nhìn cha mẹ chúng không có mục tiêu hay quá hưởng thụ thì đứa trẻ không thể tự có mục tiêu cho bản thân. Tất nhiên, bạn vẫn cần thời gian thư giãn, giải trí cho bản thân, nhưng giới hạn nó và hãy làm những thứ có thể tốt hơn cho trẻ như bày trò chơi, trò chuyện, đọc sách cùng trẻ...
 
TS. WEB Du Bois, Nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ từng nói: “Những đứa trẻ sẽ học được nhiều thứ từ cách cha mẹ làm hơn là cách cha mẹ dạy.”

3. Thứ 3, bà luôn nghiêm khắc chọn môi trường tốt nhất để con bà phát triển đúng

Vì bà biết rằng con bà như cái cây vậy. Lúc nhỏ cần vun trồng uốn nắn trong môi trường đúng, nó mới phát triển tốt nhất.
 
Do đó, bà không tiếc công chuyển nhà 3 lần chỉ để con bà Mạnh Tử được tiếp xúc và trò chuyện với những nho sĩ, học hành, hơn là phải sống trong môi trường nhiều cạm bẫy như ở chợ.

Bài học:

Trong xã hội hiện đại ngày nay, dù đã hơn 2000 năm nhưng tư duy tiến bộ của bà về giáo dục vẫn giữ nguyên giá trị. Tư duy giáo dục thực ra nói đơn giản là biết đặt sự giáo dục con trẻ lên làm ưu tiên số 1. Nuôi dưỡng niềm tin vào một cuộc sống tốt hơn bằng giáo dục trong con trẻ. Có những tỉ phú sinh ra trong gia đình nghèo, điển hình như ông Howard Schultz- chủ chuỗi cafe Starbucks.
 
Dù sống ở quốc gia cờ hoa xa hoa tiến bộ, cha mẹ ông đều chưa học hết bậc trung học, gia đình thường xuyên chịu đựng sự thiếu thốn, nhưng mẹ ông là một người luôn cho ông niềm tin vào giáo dục và vào một cuộc sống tốt hơn.
 
Ông là người đầu tiên trong nhà có bằng đại học năm 1975. GS. Golinkoff, ĐH Delaware, Mỹ cho biết, không phân biệt giàu hay nghèo, cha mẹ chỉ cần nuôi dưỡng ý chí giáo dục ở trẻ từ độ tuổi nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn phát triển não bộ, đều sẽ giúp các bé phá vỡ khoảng cách giàu nghèo trong tương lai bằng cách cố gắng học tập.
 
Điều này nên làm từ những điều đơn giản như :
  • Luôn quan tâm và tạo điều kiện đọc sách cho trẻ. Thói quen đọc sách là có thể hình thành từ nhỏ. Nó sẽ khơi nguồn khám phá và sáng tạo ở trẻ.
  • Luôn cố gắng cho trẻ được đến trường, quan tâm đến bài vở của con. Đừng chỉ quan tâm đến điểm số, mà là công việc con đang làm.
  • Luôn giúp con khảo bài hay hướng dẫn các bài tập về nhà khi con gặp khó khăn.
  • Đừng nói các vấn đề làm mất ý chí học tập của con trẻ như phê phán sự ngu dốt của trẻ, so sánh nặng lời với trẻ khác, hay la chửi con ngu khi con không đạt mục tiêu hay gặp khó khăn trong học tập
  • Việc học của trẻ là ưu tiên trên tất cả ưu tiên. Do đó, hãy ưu tiên thời gian của bạn mỗi ngày cho sự ưu tiên này.