Hành trình 14 năm chụp cận cảnh tinh thể bông tuyết của nhiếp ảnh gia người Nga Alexey Kljatov
Ông Alexey Kljatov, một nhiếp ảnh gia người Nga chuyên chụp những tinh thể bông tuyết. Hãy cùng The Epoch Times tìm hiểu về hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông và chiêm ngưỡng những bức ảnh tinh thể bông tuyết trong trẻo tuyệt đẹp.
Có một điều chắc chắn, mỗi bông hoa tuyết đều xuất hiện với hình dạng riêng biệt. Và những bức ảnh phóng to của những bông hoa tuyết được thực hiện bởi Alexey Kljatov là vô cùng độc đáo.
Sinh ra và hiện vẫn sinh sống ở Moscow, Alexey là một nhiếp ảnh gia đã bước sang tuổi 46. Vào một đêm mùa đông năm 2008, khi tuyết bắt đầu rơi, ông ra ngoài ban công của căn hộ tầng thứ 9 của mình với chiếc máy ảnh sẵn sàng trong tư thế tác nghiệp. Sau đó, khi phóng to những bức ảnh này với độ phân giải cao, Alexey chợt nhận ra những hình của “thí nghiệm này” thật đáng kinh ngạc.
Được nuôi dạy với cha cùng mẹ đều đam mê nhiếp ảnh, Alexey sớm được tiếp xúc với bộ môn nghệ thuật này từ khi anh còn rất nhỏ. Những công cụ nhiếp ảnh thời Liên Xô rất tốt cho đến khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời. Và khi đó, ông rất thích thú và cảm thấy ấn tượng với thứ công cụ nhiếp ảnh mới này.
(Ảnh: Được cho phép bởi Alexey Kljatov)
“Trước hết, tôi chụp hoa, sâu bọ và bươm bướm,” ông chia sẻ. “Tôi cũng chụp phong cảnh thiên nhiên và cảnh quang đô thị, đặc biệt là cảnh lung linh của thành phố về đêm, tôi còn chụp cả ảnh mặt trăng với độ phân giải cao. Trong vài năm, tôi mê mẩn với chế độ chụp HDR (tạm dịch là dải tương phản động rộng.)
Giờ đây, nhiếp ảnh gia Alexey chuyên tâm chụp ảnh tinh thể của những bông tuyết. Những tác phẩm của ông được bán rộng khắp, được giới thiệu bởi NASA, và được xuất hiện trong nhiều thời báo như USA today và Fox News. Chuyến hành trình chụp ảnh tinh thể bông tuyết bắt đầu khi Alexey tính cờ nhìn thấy những hình ảnh hoa tuyết của nhiếp ảnh gia Kenneth Libbrecht trên một trang web.
“Không ngôn từ nào có thể diễn tả sự ngạc nhiên, cảm giác không tưởng khi nhìn thấy hình dạng của những tinh thể hoa tuyết trong những bức ảnh đó,” ông thốt lên. “Từ lúc đó, tôi đã mong mỏi đông sang để được tự tay chụp những tinh thể hoa tuyết.”
(Ảnh: Được cho phép bởi Alexey Kljatov)
Kể từ đêm đầu tiên tại ban công đó, kỹ năng nhiếp ảnh của ông cũng như sự am hiểu về những tinh thể nước đã có nhiều sự tiến bộ vượt bậc.
Cảm hứng đó dường như bất tận vì hình dáng của những tinh thể hoa tuyết là vô cùng đa dạng và phong phú:
“Vâng, mỗi tinh thể bông tuyết có thể được liệt vào một trong những phân loại bông tuyết, và số lượng thể loại này khá khiêm tốn. Ngoài ra, một số chúng nhìn như nhau, nhưng, mỗi một tổ hợp bông tuyết đều khiến tôi phải ồ lên khi tôi phóng to những tấm ảnh lên màn hình chiếu với độ phân giải cao,” ông chia sẻ.
(Ảnh: Được cho phép bởi Alexey Kljatov)
Sau nhiều năm bắt đầu công việc này với máy ảnh cầm tay, với vỏ máy chống nước, cùng chế độ chụp tự động, Alexey đã có nhiều bước tiến dài về công cụ nhiếp ảnh, ông tâm sự, “Với nhiều thấu kính, chân máy, chế độ chụp hàng loạt, và phương pháp xử lý hậu kỳ pipeline.”
Ông thích ra khỏi thành phố đến vùng Tver, là một vùng đất được mô tả với những hồ nước lớn, rừng và đầm lầy, tuy nhiên Alexey khẳng định ban công tại căn hộ mà ông đang sống vẫn là một địa điểm vô cùng lý tưởng để chụp ảnh tinh thể bông tuyết.
“Chỉ cần đi hai bước tới ban công, tôi ngay lập tức có thể tác nghiệp,” Alexey tâm sự.” Tôi cá thể chụp cả ngày lẫn đêm mỗi khi tôi thấy tuyết rơi qua cửa sổ. Không ai quấy rầy tôi.”
(Ảnh: Được cho phép bởi Alexey Kljatov)
Khi thực hiện công việc này, nhiệt độ ngoài trời rơi vào tầm dưới 23 – 25°F, nếu nhiệt độ không đạt mức này, những bông hoa tuyết sẽ tan nhanh. Và khi chụp ảnh tại ban công, tôi có thể vào nhà khi thời tiết trở nên quá giá buốt,” ông chia sẻ.
Và đâu là những hình ảnh hoa tuyết mà ông đặc biệt tâm đắc?
Một trong những bức ảnh hoa tuyết yêu thích nhất được ông chụp vào mùa đông năm trước – stellar dendrite, một trong những thể loại có phần tâm tinh thể rất đẹp mắt “nó có hình dáng như một kim tự tháp ba chiều lục giác với những cánh rất đẹp.”
(Ảnh: Được cho phép bởi Alexey Kljatov)
“Chúng có phần ngoài như những bông tuyết, và phần này có cấu trúc những ngôi sao với những cánh sao, tỏa ra các hướng, kể cả vào trong. Đây là một cấu trúc vô cùng hiếm gặp,” ông nói.
“Có một cấu trúc cũng rất đặc biệt tựa như một cái đĩa nhỏ và không có bất kỳ cánh nào, kích thước độ chừng 1mm từ đầu này sang đầu bên kia. Tuy nhiên, tinh thể bé nhỏ này đã thu hút sự tập trung của tôi. Tôi đã quan sát nó bằng mắt thường trên phông nền màu đen: tinh thể này hình vuông!”
“Hầu như mọi bông tuyết đều có dạng đối xứng hình lục giác, hoặc một biến thể, nhưng mẫu vật này có dạng đối xứng vuông vắn rất rõ ràng không chỉ hình dạng mà còn tất cả các chi tiết bên trong.”
(Ảnh: Được cho phép bởi Alexey Kljatov)
Theo Alexey, chúng ta có thể so sánh bộ môn chụp ảnh hoa tuyết này với những bộ môn như săn bắn, câu cá, sưu tầm khoáng vật, rằng bạn khó có thể biết được hôm nay bạn sẽ tìm thấy thứ gì, Đôi khi, vào một ngày may mắn, ông sẽ chộp được một ‘siêu bông tuyết.’
“Đó là khi những siêu bông tuyết độc đáo ở khắp mọi nơi mà tôi có thể hướng tầm mắt đến, tôi hướng máy ảnh thật nhanh để có thể bắt được nhiều nhất những báu vật đang rơi,” ông nói.
Những siêu bông tuyết này vô cùng hiếm gặp, và đôi lúc những khoảnh khắc như vậy rất ngắn ngủi. Tuy nhiên, chỉ với nửa giờ, bạn có thể bắt được những bức ảnh gây kinh ngạc, rất đáng để chờ đợi sau nhiều mùa đông giá buốt.
(Ảnh: Được cho phép bởi Alexey Kljatov)
Giống như nhiều nhiếp ảnh gia, Alexey có cái nhìn tích cực với nền tảng Instagram, vì nhờ nó, ông có thể trình bày những tác phẩm của mình với công chúng. Ông cũng sử dụng Facebook và đang phát triển một thư viện ảnh trên Patreon, tích hợp chúng với trang web cá nhân của ông: alexey-kljatov.pixels.com, cùng với dịch vụ in ảnh theo yêu cầu: FineArtAmerica.
“Mục tiêu chính của tôi là cho công chúng thấy một phần nhỏ của thế giới được phóng to, những hình ảnh mà mắt thường khó có thể nhìn thấy,” ông chia sẻ.
Nguồn: KH