Vào năm 1917, hai bé gái đã chụp ảnh của chính mình được bao quanh bởi những sinh vật trông giống nàng tiên nhỏ (fairy).
Frances Griffiths (T) and Elsie Wright (P) trong ảnh năm 1917 với những nàng tiên nhỏ mà họ khẳng định là có tồn tại. Ảnh nền: dòng suối ở Cottingley, Vương Quốc Anh nơi các cô gái chụp ảnh. (Ảnh: Paul Glazzard/Wikimedia Commons)
Trong 70 năm tiếp theo, họ phải đối mặt với sự săm soi của các nhà phê bình, buộc tội đây là một trò lừa bịp. Trong nhiều thập kỷ, họ vẫn xác nhận những tấm ảnh tiên nữ đó là thật. Sau nhiều rắc rối, câu chuyện đã thay đổi một chút, nhưng vẫn vô cùng cũng hấp dẫn. Vào năm 1977, Elsie Wright (1901-1988) đã phát biểu với BBC rằng: “Đó là ảnh chụp trí tưởng tượng chúng tôi.”
Một số người cho rằng đây là một câu trả lời nhằm phớt lờ giới truyền thông, một số lại cho rằng đó là công nhận sự lừa dối, một số khác khác cho rằng những tấm ảnh được chụp bằng khả năng ngoại cảm. Ông Tosho Akai là một trong những giảng viên tại khoa Khoa học và Nhân văn, đại học Kobe Gakuin Nhật Bản, trong bài thuyết trình “Bộ ảnh Tiên nữ Cottingley và Nhiếp ảnh Tâm linh”, đã giải thích chụp hình “bằng ngoại cảm” có nghĩa là gì. Ông Kasai nói, vào thời điểm đó, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Fred Barlow đã bị thuyết phục rằng những tấm ảnh được chụp “bằng ngoại cảm”, nghĩa là, thuật gọi hồn của hai cô gái, được tăng cường lẫn nhau, cho phép họ có thể đưa được các thực thể tâm linh vào bức ảnh.
Mới đầu Barlow tỏ ra hoài nghi – ông được xem là một chuyên gia về nhiếp ảnh tâm linh, đặc biệt là nhận ra những ảnh làm giả – nhưng khi một điều tra viên của Hội Thông Thiên Học làm việc với Elise và người em họ Frances Griffiths của cô, Barlow đã bị thuyết phục.
Ảnh thứ tư,“ Nàng tiên đưa bó hoa chuông cho Elsie.” ( Wikimedia Commons )
Polly Wright, mẹ của Elsie, trong một lần đi dự cuộc họp tại Hội Thông Thiên Học ở Bradford vào năm 1919, đã đề cập bức ảnh thần tiên ấy với một thành viên, và phân vân liệu chúng có thể là thật. Những lời dẫn ấy dẫn lối cho nhà Thông thiên học Edward Gardner đầu những năm 1920.
Bố mẹ của Elsie đã lục tìm phòng ngủ và sọt đựng giấy vụn của các cô gái để tìm ảnh vụn hay mẩu cắt, và cũng đi xuống con suối để tìm chứng cứ giả mạo. Họ đã không tìm thấy gì.
Gardner đến gặp các cô gái và cho họ vài kính ảnh (tiền thân của phim dùng trong chụp ảnh), yêu cầu họ chụp thêm ảnh của các tiên nữ. Ông cũng lén đánh dấu đĩa để đảm bảo chúng không bị đánh tráo. Hai cô gái đã chụp thêm ba tấm hình cùng với các nàng tiên. Năm 1982 Joe Cooper đã viết trong bài báo nhan đề “Cottingley: Sự thật cuối cùng” rằng bố mẹ của Elsie đã “lục tìm phòng ngủ và sọt đựng giấy vụn của các cô gái để tìm ảnh vụn hay mẩu cắt, và cũng đi xuống con suối để tìm chứng cứ giả mạo. Họ đã không tìm thấy gì. . Các cô gái giữ nguyên câu chuyện họ đã từng nhìn thấy các nàng tiên và chụp ảnh chúng.”
Tác giả nổi tiếng Conan Doyle đã quan tâm đến trường hợp này, và tin rằng các cô gái quả thực đã chụp ảnh của các tinh linh tự nhiên. Ông gọi chúng là “những cư dân nơi ranh giới”.
Bức ảnh thứ 2, Elise với một thần lùn có cánh. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Bố của Elsie vẫn còn hoài nghi mặc dù mẹ của cô đã bị thuyết phục và tin rằng có các nàng tiên. Cooper đã trích lời của Arthur Wright rằng khó mà tin được rằng những người này bị lừa “bởi Elsie của chúng tôi, con bé học bét lớp.”
Tiểu thuyết gia nổi tiếng Henry de Vere Stacpoole đã viết về những bức ảnh: “Hãy nhìn vào khuôn mặt của Alice [biệt hiệu Alice và Iris đã được sử dụng khi công bố các bức ảnh khi đó để bảo vệ sự riêng tư của các cô gái]. Hãy nhìn khuôn mặt của Iris. Có một điều phi thường được gọi là SỰ THẬT, nó là có thiên hình vạn trạng và là sự truyền tin của Chúa mà những kẻ giả mạo khéo léo nhất cũng không thể bắt chước được.”
Bức ảnh đầu tiên trong 5 bức ảnh được chụp bởi Elsie Wright vào năm 1917, chụp cảnh Frances Griffiths và các tiên nữ.(Wikimedia Commons)
Harol Snelling là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp khác, một chuyên gia phân biệt ảnh giả. Ông đã được gọi đến để nhận định. Akai đã viết: “Đánh giá của Snelling là để xác nhận rằng những bức ảnh không dùng kĩ năng phơi sáng kép, và một số vật thể, đặc biệt là một vài “tiên nữ” trong bức ảnh đầu tiên, là đang di chuyển thực sự khi họ được chụp ảnh.”
Các bức ảnh đã bị chỉ trích bởi một số người vì để các kiểu tóc đương thời và trông như cắt ra từ tạp chí. Có rất nhiều nhân vật giống như trong một cuốn sách ảnh thời đó, “Sách quà của Công chúa Mary”. Những người ủng hộ lý thuyết nhiếp ảnh ngoại cảm cho rằng các cô gái đã trộn lẫn những ấn tượng này với các tiên nữ mà họ trông thấy.
Ảnh: Những tiên nữ Cottingley và hình minh họa từ “Sách quà của Công chúa Mary.” (Wikimedia Commons)
Trong năm 1976, Austin Mitchell từ Đài Truyền hình Yorkshire đã phỏng vấn Frances và Elsie tại dòng suối nơi bức ảnh được chụp. Mitchell hỏi rằng liệu Elise có làm giả những tấm ảnh không, Frances trả lời: “Tất nhiên là không. Anh nói xem làm sao cô ấy làm được điều đó cơ chứ, hãy nhớ khi ấy Elise 16 tuổi và tôi 10 tuổi. Vì vậy, giống như một đứa trẻ lên 10, anh có thể lớn lên và giữ bí mật được không?”
Nhưng trong những năm 1980, các cô gái đã thay đổi câu chuyện và nói rằng họ làm giả các bức ảnh. Tuy nhiên, họ xác nhận rằng Frances có thể nhìn thấy các nàng tiên thực sự, và họ làm giả những bức ảnh để trả đũa người lớn, những người khinh thị niềm tin rằng các nàng tiên là có thật. Họ sử dụng những nàng tiên giấy được vẽ bởi Elise, mô phỏng từ cuốn sách “Sách tặng của công chúa Mary.”
Mặc dù Elsie cho biết tất cả các bức ảnh đã được làm giả, Frances vẫn nói rằng riêng bức ảnh thứ năm thì không.
“Các nàng tiên tắm nắng,“ bức ảnh thứ năm và cuối cùng của bộ ảnh Tiên nữ Cottingley. (Wikimedia Commons)
Cô nói với Cooper: “Đó là vào một buổi chiều thứ bảy ẩm ướt và chúng tôi chỉ chơi đùa với máy ảnh, và Elsie thì không chuẩn bị gì cả. Tôi đã nhìn thấy những nàng tiên tụ tập trong các đám cỏ. Tôi đã canh máy ảnh và chụp.”
Một số người cho rằng đây là những nàng tiên được chụp ở thung lũng Rossendale nước Anh. (John Hyatt)
Nguồn: KH - Theo Tara MacIsaac, Epoch Times