04/06/2021 11:47 View: 1383

Biết người XẤU - TỐT qua tư tưởng, thái độ, ngôn ngữ, hành vi, hành động

Tâm lý học phương Tây nhận xét: “Hãy cho tôi biết bạn thường xuyên đọc loại sách gì, tôi sẽ đánh giá được con người bạn ra sao”. Kết quả của việc học hành phụ thuộc vào các lớp Nghe, tư duy và thực hành “Văn – Tư – Tu”. Vậy cách nhận biết người XẤU - TỐT qua tư tưởng, thái độ, ngôn ngữ, hành vi, hành động như thế nào? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu.

xem tuong nguoi tot xau

* Francis Bacon có nói: “Cử chỉ đẹp là đức hạnh được dịch ra một thứ ngôn ngữ dễ hiểu”
* Nên tập thói quen tìm sự thật trong các việc nhỏ nếu không sẽ bị lừa trong các việc lớn. - Vontaire -

Tâm trạng (Tâm lý và tình trạng, trạng thái) là biểu hiện của tâm lý cảm xúc của Tâm biểu lộ qua tướng hình. Tâm trạng gồm có các cảm xúc: vui, giận, buồn, lo, sợ... đó là một loại thái độ.

Nhận định bản chất con người qua TƯ TƯỞNG:

Tư tưởng là một loại trí tuệ đầy cảm xúc có ý thức hoặc vô thức điều khiển bằng ý nghĩ.

Ngôn ngữ thể hiện nội tâm, ý nghĩ, tư duy, tâm trạng, thái độ, tính tình, nhân cách, kiến văn “ ngôn ngữ không che giấu được bản tính”. Thông qua việc quan sát ngôn ngữ của người đàm thoại ta biết được tâm hồn của người đó ngoài ra còn đoán được mạng vận sức khỏe, thành bại của cuộc đời. Ngôn ngữ được kết hợp và kiểm chứng qua cử chỉ, thái độ, hành vi, hành động.

Mọi ngôn ngữ của con người đều do Ý đi trước, Ý quyết định. Ý lập thành tư tưởng là động cơ thúc đẩy hành vi và hành động của con người. Ý chí là sự thể hiện một phần của nghiệp lực. Người có tư tưởng tốt, ý hướng tốt sẽ quyết định hành vi, ngôn ngữ, hành động của họ tốt đẹp, nó mang đến cho người đó một nghiệp lực tốt có kết quả an lạc, còn trái lại sẽ gặt khổ đau.

Hành vi của con người chủ yếu bị những thói quen tích tập từ tiềm thức sai khiến. Phần ý thức tư tưởng thực ra chỉ chiếm một phần nhỏ như phần nổi của tảng băng trôi. Sách vở mà người ta thường đọc và sự giáo dưỡng, nhận thức từ việc Học ảnh hưởng một phần lớn đến việc hình thành tư tưởng, ý hướng và nhân cách của con người.

Tâm lý học phương Tây nhận xét: “Hãy cho tôi biết bạn thường xuyên đọc loại sách gì, tôi sẽ đánh giá được con người bạn ra sao”. Kết quả của việc học hành phụ thuộc vào các lớp Nghe, tư duy và thực hành “Văn – Tư – Tu”.

Quan sát THÁI ĐỘ biết tính cách:

Thái độ là một biểu hiện tâm trạng ý thức cảm xúc, ý nghĩ phát sinh từ tâm hồn. Thái độ xuất phát từ ý nghĩ, tư tưởng, ngôn ngữ, hành vi, hành động mà hình thành nên Thái độ ứng xử.

Qua sự bộc lộ của thái độ ta biết được nhận thức trí tuệ và khả năng kiểm soát cảm xúc bộc phát trong ngôn ngữ, hành vi đến hành động của người đó.

Quan sát NGÔN NGỮ của một người

Ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là một phần của tư tưởng bao gồm âm thanh lời nói và chữ viết lẫn sắc diện, ngoài ra ngôn ngữ còn được thể hiện ở thái độ của cử chỉ, thói quen, hành vi, động tác gọi là ngôn ngữ của cơ thể.

Bản tính được bộc lộ qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ thể hiện trình độ nhận thức về văn hóa, cá tính, nội tâm. Ngôn ngữ là một phần của nhân cách. Khổng Tử nói: “Không biết phân biệt lời nói của người thì không thể hiểu người được”.

*Ngôn ngữ từ lời nói:

Ngữ điệu khi nói phản ánh chân thực tâm trạng, tâm lý của người nói. Một người thực sự biết giao tiếp đàm thoại là người biết vận dụng những kỹ năng giao tiếp nhuần nhuyễn để truyền đạt cho người nghe những gì mình nghĩ và trau chuốt một cách tỷ mỉ dùng ngữ điệu ôn hòa, thẳng thắn, rõ ràng, gỉan dị và giữ thái độ lễ phép, khiêm nhường tôn trọng đối phương. Nhiều lúc im lặng lắng nghe khi giao tiếp là cả một nghệ thuật mà những người có kỹ năng giao tiếp nhuần nhuyễn mới rèn luyện để thực hiện được. Im lặng suy nghĩ mới hiểu được mọi vấn đề để có phương cách giải quyết phù hợp.

Ngạn ngữ có câu: “Uốn lưỡi ba lần trước khi nói” hay “Bút sa gà chết” , “ Lời nói đọi máu” để nói lên tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến Mệnh vận của con người, lời nói là Khẩu nghiệp. Phúc hay Họa đều do nghiệp lực này sinh ra nên phải cẩn trọng trong cách ăn nói.

Nhân Tướng Phú có ghi:

“Minh đạt giả ngôn thuận, Cương chính giả ngôn lệ, Gian tình giả ngôn vi, Chấp chung giả ngôn tị, Hư cuồng giả ngôn phồn, Thao tấn giả ngôn vọng, Lỗ mãng giả ngôn thô, Ngu ngạn giả ngôn độn, Âm độc giả ngôn nhi hàm tiếu”

Dịch nghĩa:

  • (Người sáng suốt quán đạt nói nghe xuôi tai
  • Người cương chính nói nghe sắc cạnh
  • Người đơn giản ưa tĩnh nói nhỏ nhẹ
  • Người chấp nhất nói thiên vị
  • Người hư cuồng nói nhiều
  • Người nóng ruột nói bậy bạ
  • Người lỗ mãng nói thô tục
  • Người ngu nói vớ vẩn
  • Người độc địa nói mà mỉm cười).

Quan sát ngôn ngữ hành động của cơ thể:

Ngôn ngữ cơ thể là một loại thái độ tâm trạng biểu hiện qua hành động bằng Hình tướng bên ngoài của cơ thể, nó được hình thành từ những thói quen tích tập từ quá khứ. Ngôn ngữ cơ thể là một loại Hành vi do thói quen và bản năng hình thành.

Con người tự tạo ra thói quen và thói quen tạo ra con người!

Bản chất luôn thể hiện qua hiện tượng và không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất. Những hành vi này tuy có vẻ là những chuyện nhỏ nhặt, nhưng có thể tiết lộ ít nhiều tính cách con người.

Những hành vi được thực hiện một cách vô thức và đã trở thành thói quen của không ít người. Nếu để ý quan sát những hành vi này, chúng ta có thể biết được đôi nét về tính cách của họ từ những quan sát tổng quan mà có nhận xét về nhân cách con người một cách chính xác.

Cách quan sát HÀNH VI, HÀNH ĐỘNG:

Hành vi là một loại thái độ do thói quen tích tập từ tiền sử lưu trữ. Hành vi thể hiện ý thức và nhận thức, khả năng trí tuệ và cảm xúc tâm hồn. Hành vi thể hiện tâm trạng, tác phong, thần khí và tâm hồn con người.

Mọi Hành vi đều có Mục đích và khởi nguồn từ Tâm sinh Ý nghĩ tư tưởng chỉ đạo.

Quan sát cách người trên đối xử với kẻ dưới biết được lòng bao dung độ lượng

Quan sát cách họ đi đứng biết được tính cách hành động, thói quen hành vi, thái độ tâm hồn.

  • Người có tướng Khổ tâm lao lực dáng đi chúi đầu
  • Người cô đơn cô độc đi lò dò như cò lội nước
  • Người nông cạn dáng đi vội vàng hấp tấp...

Quan sát cách họ sử dụng đồng tiền và cách họ kiếm tiền biết được người giàu hay kẻ nghèo, tấm lòng của người đó.

  • + Trong túi không có tiền, trong tâm cũng không có tiền, họ có thể sống nhẹ nhàng cả cuộc đời.
  • + Trong túi không có tiền, trong tâm lại có tiền, họ có thể sống đau khổ cả cuộc đời.
  • + Trong túi có tiền, trong tâm cũng có tiền, họ có thể sống lao lực cả cuộc đời.
  • + Trong túi có tiền, trong tâm lại không có tiền, họ có thể sống vui vẻ hạnh phúc cả cuộc đời.

Hành động là việc làm phát sinh ra nghiệp lực, có Nhân quả tùy thời, tùy Duyên mà báo ứng nên những người không có sự kiểm soát kiềm chế hành vi, hành động đều có hậu quả xấu, bất thành tựu.
...

Tamlinh.org (Tổng hợp)