25/08/2021 16:27 View: 1178

Mẹo hay giúp trẻ hứng thú & tự giác học

Thời gian tới trẻ em ở nhiều nơi có thể sẽ phải học online. Để hiệu quả không chỉ là vai trò của thầy cô, mà vai trò của cha mẹ là rất quan trọng với trẻ. Một số cha mẹ có thể dùng cách ép trẻ học, quát mắng trẻ phải làm 2-3 bài tập mới được đi ngủ nhằm mong muốn trẻ tốt hơn.

 
 
giup tre tu giac hoc tap
Làm thế nào để trẻ tự giác học tập?
Tuy nhiên thành công trong việc học tập của trẻ không phải là trẻ được học thêm bao nhiêu, ép làm bài tập hay học để nhớ bài hay không, mà là trẻ biết tự giác học.
 
Giúp trẻ rèn luyện tính tự giác học ngay từ sớm là điều quan trọng để giúp trẻ thành công. Để làm được điều này cha mẹ cần kết hợp cả 2 dạng động viên:

1. Dạng cứng rắn:

Dạng này không như cách chúng ta ép mắng trẻ phải học mà đơn thuần là cho trẻ thấy việc học là trách nhiệm và có khuôn khổ, kế hoạch rõ ràng.
 
Những người thành công thường có bản kế hoạch trước khi họ triển khai. Cha mẹ nuôi con thành công cần có bản lịch trình cụ thể để giáo dục con. Đây là một số gợi ý:
  • Thiết lập 1 giờ học cụ thể và luôn là giờ để học cho mọi ngày. Dù một ngày nào đó, trẻ có đòi học trước để xem 1 chương trình yêu thích thì cũng không có ngoại lệ.
  • Thời gian học và giải lao phải hợp lý. Với trẻ 3-10 tuổi, 20 phút là thời gian lý tưởng để tập trung cho 1 bài học, đừng nhiều hơn. Sau đó nên cho trẻ 5-10 phút giải lao.
  • Kỷ luật và quy ước trong lúc học. Trẻ cần được biết rõ và chi tiết. Điều gì trẻ được thưởng hay điều gì trẻ sẽ chịu phạt. Hình phạt không nên liên quan đến tiền, bánh kẹo. Mà nó nên là 1 dạng cấm túc sử dụng, hay cấm làm gì đó trẻ yêu thích trong thời gian 24 giờ.

2. Dạng mềm mỏng:

Bạn nên cứng về kỷ luật và lịch trình, nhưng luôn linh hoạt trong cách thực hiện nó. Dạng này sẽ giúp trẻ khơi sự tò mò trong việc tìm hứng thú khi học. Điều này có thể thực hiện bởi:
  • Đừng ngại cho trẻ lời khen nếu trẻ có sự nỗ lực trong 1 hoạt động nào đó.
  • Đôi lúc điểm số có thể là quá cứng ngắt cho sự học tập hay cố gắng của trẻ. Hãy biến nó thú vị hơn như hệ thống "ngôi sao" hoặc cho trẻ bốc thăm chọn điểm số trẻ phải vượt qua.
  • Luôn dành thời gian để thấy sự trở ngại ở trẻ và tìm hướng giải quyết. VD, trẻ có thể quên khi bạn chỉ dùng lời nói, nhưng nếu kết hợp thêm hình ảnh trẻ có thể nhớ 1 từ mới tốt hơn.
  • Cũng luôn lắng nghe và hiểu điều gì gây hứng thú hoặc chủ để nào trẻ quan tâm để lồng ghép vào việc học. Điều này khơi sự tò mò hứng thú cho bài học cũng như dần xây dựng sự yêu thích của trẻ trong việc tự học sau này.
TS. Ryan, ĐH Rochester, Mỹ từng chia sẻ: mỗi dạng thức đều sẽ có 1 hiệu quả tích cực lên hình thành sự tự giác và yêu thích đến việc học ở trẻ miễn đừng biến nó thành cuộc chiến. Và hãy giúp trẻ nhận ra sự yêu thương của bạn trong mỗi bài học cùng trẻ hơn là bao nhiêu thời gian bạn bắt trẻ phải học một điều gì đó.
 
Note: Di domenico SI, Ryan RM. The Emerging Neuroscience of Intrinsic Motivation: A New Frontier in Self-Determination Research. Front Hum Neurosci. 2017;11:145
 
Tác giả: Anh Nguyen