23/07/2021 17:32 View: 10391

ĐIỀM GỞ: Nhận biết & cách hoá giải

Dân gian có câu (chim sa, cá nhảy), ngụ ý chỉ những điềm gở bất thường, tai bay họa gió sắp xảy ra cho bản thân, hay gia đình mình! Vậy những điềm báo này có thật sự báo trước điều xấu sắp xảy ra không? Cách nhận biết & hoá giải?

 

Nhận biết hiện tượng "Chim sa - cá nhảy"

Chim sa cá nhảy là hiện tượng bất chợt từ đâu đó có chim bay vào trong nhà hoặc xà vào ban công nhà bạn. Hoặc bạn đang ở gần sông, gần biển, gần nguồn nước, đang đi thuyền bất chợt có cá dưới nước nhảy lên trước mặt. Theo kinh nghiệm dân gian các cụ truyền lại, chim bất chợt bay vào nhà hay cá tự nhiên nhảy lên trước mặt thường là điềm báo cho một sự không may sắp đến đối với bạn và gia đình.

Vậy thực hư của hiện tượng này ra sao?

Đa phần tín chúng có nhiều người không tin điều đó, chỉ xem nó là một sự trùng lặp ngẫu nhiên, một phần thì tin đó là điềm gở lại bồn chồn, nôn nao không biết phải làm gì để mà phòng tránh, nhân có tín chúng hỏi tôi về việc này, xét thấy điều này có nhiều người còn băn khoăn nên tôi viết ra đây, hy vọng nó có ích cho mọi người!

Điềm CHIM SA CÁ NHẢY là điềm LÀNH - DỮ?

Nếu bạn bất chợ thấy chim xa xuống hoặc cá nhảy lên bờ thì nhiều người thường quan niệm nó là điều bất thường, sẽ báo hiệu một điềm không may mắn xảy ra. Ngoài ra thì đây cũng là một chuyện bình thường ở trong thực tế và cũng không ai có thể chứng minh được rằng chấc chắn gặp hiện tượng chim sa cá nhảy sẽ gặp những điềm gở. Việc chim sa vào nhà thì có thể là do bị thổi hoặc do lạc đường cũng như là do hứng thú với điều gì đó ở trong ngôi nhà, xà xuống đề tìm kiếm thức ăn… còn với cá nhảy lên bờ thì có thể là do bị vật cản hay kích thước gì đó ở dưới nước phải bay lên.
 
Nhưng ông bà ta cũng nói: "Chim sa cá nhảy chớ mừng". Sở dĩ có cái câu ngụ ngôn ấy là bởi vì:
  • Chim trên trời đang bay không phải tự dưng lại rơi đúng vào nhà mình mà chết.
  • Cá đang bơi dưới sông không phải tự dưng lại nhảy lên ghe, lên tàu của mình đang chạy mà chịu chết như vậy!

Chim sa cá nhảy chớ mừng

Vậy nên trong dân gian quan niệm:
  • Nếu gặp cảnh chim sa, thì đó là điềm gở cho người thân của người gặp phải đó!
  • Còn nếu gặp cá nhảy đó lại là điềm gở cho chính bản thân người gặp phải đó!

Vì sao lại có điềm dữ-lành như vậy?

Cái câu tai bay họa gió là do thế này:
 
Trong tam giới này không gì nằm ngoài nhân quả, thiện ác đều đã có căn nghiệp, thì từ đó mà có quả tốt xấu khác nhau, tuy vậy, cũng có những tai họa ngẫu nhiên, đó là sự chồng chéo giữa nhân & quả của sự vụ nơi này, của một người này, nhưng vô tình tạo ra cái họa biến sự cho một người (không may) đi ngang qua, hoặc gặp phải, cho nên người ta gọi đó là tai họa bất ngờ, là ngẫu nhiên.
 
Bởi vì lẽ này mà không phải lúc nào ai đó có người thân sắp gặp chuyện cũng đều thấy được điềm chim sa, hay bản thân sắp gặp chuyện xui xẻo đều gặp phải điềm cá nhảy!
 
Nếu chuyện không may, hay xui xẻo đó mà theo tự nhiên của nhân quả thì đó là việc bình thường, còn nếu là oan sự, tai họa do không may thì nhất nhất sẽ có điềm cảnh báo!
 
Đó là việc công bằng của trời đất, của tam giới, chỉ tiếc người đời tự cao, ngạo mạn, tự cho mình thông thái, hiểu biết, khoa học, đến lúc việc đã xảy ra rồi lại hối tiếc, ăn năn cũng là muộn màng rồi!

Cách hoá giải điềm dữ: "Chim sa cá nhảy"

Khi gặp cảnh chim sa vào nhà, vào sân, thì việc đầu tiên ta nên xem chim ấy còn sống hay đã chết, có bị gì hay là không
  • Nếu chim bị thương thì tìm cách băng bó cho nó, rồi nuôi dưỡng nó đến khi lành thì thả nó đi
  • Nếu chim đã chết thì nên mang đi chôn cất cho tử tế, khi chôn bỏ theo 3 nhúm gạo, chôn theo con chim ấy
  • Còn nếu chim vẫn còn khỏe mạnh chỉ lạc vào thì mở hết các cửa đi, cửa sổ trong nhà tìm cách lùa cho chim bay ra, sau đó thắp nhang lên bàn thờ (tất cả các bàn thờ trong nhà, ngoài trời), hốt 3 nắm gạo rải vương ra tất cả các cửa.
Tuyệt đối không được đập chết, giết hại con chim đó, cũng không nên quăng sang nhà hàng xóm, vì dù có quăng chim đi thì cái họa nó cũng nằm lại không theo đi đâu!
 
Còn gặp cảnh cá nhảy cũng tương tự như thế! Nhưng thay vì bên trên ta dùng 3 nắm gạo thì với loài cá ta dùng 3 cốc nước, (bỏ vào một nhúm tàn nhang trên bàn thờ phật hoặc thổ công, rồi mang tất cả ra sông mà đổ.
 
Tuyệt đối không được giữ cá trong nhà quá một canh giờ & chim (khoẻ mạnh) cũng vậy! Tính từ lúc ta phát hiện ra chúng!

Nhện sa xà đón xin đừng có lo

Còn một điềm nữa, điềm này thì khá hiếm nhưng lại vô cùng linh ứng nên hết sức cẩn trọng, đó là nhện giăng. Các cụ xưa thường có câu: "Nhện sa xà đón xin đừng có lo".
 
Nhưng nếu buổi sáng ra cửa thấy một mạng nhện giăng ngang cửa thì rất có thể đó là điềm dữ, báo hiệu hôm đó gia đình sẽ có người chết oan ức.
 
Khi gặp cảnh này ta nên tìm cách đuổi con nhện đi, sau đó dọn sạch mạng nhện, mang mỡ hay dầu ăn ra, thoa lên chỗ nó giăng tơ.
 
Còn nếu là nhện giăng trên xe cũng làm tương tự.

Kết luận: 

Vạn vật trên đời đều có sanh có diệt, có sinh có khắc, những cách chế ngự này đều là huyền môn của tổ sư, nay mang ra nói cho tất thẩy mọi người biết mà phòng tránh, ai tin thì làm theo không tin thì coi như xem chơi cho biết cũng chẳng sao!
 
Nhưng “Chim sa cá nhảy” hay "Nhện sa xà đón" cũng là một hiện tượng bình thường nếu chúng ta hiểu & biết cách xử lý. Do đó, bạn cũng không cần quá lo lắng khi gặp hiện tượng này. Hãy bình tĩnh làm như chỉ dẫn, sẽ không có chuyện gì xảy ra.
 
Chúc mọi người luôn bình an, khỏe mạnh!
 
Quy luật tam giới