04/06/2021 11:43 View: 3678

Vì sao chó hay cắn trẻ em?

Một chú chó có thể tỏ ra rộng lượng với những trò nghịch lặp đi lặp lại của đứa trẻ, nhưng vào một ngày nào đó nó lại cắn đứa trẻ và làm tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Do đó, chúng ta nên chú ý quan sát những biểu hiện của chó để phòng khi bị tấn công và dạy trẻ cách tránh bị chó cắn, huấn luyện chó không cắn bậy. 

cho can tre em, nguyen nhan, phong tranh, dau hieu nhan biet cho dai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ là đối tượng tấn công đặc biệt của chó.

Mỗi năm nước ta xảy ra rất nhiều vụ con người bị chó tấn công, thậm chí có những vụ bị chó cắn rất thương tâm. Trong số đó đa số đối tượng bị chó cắn chủ yếu là trẻ em.

Trẻ em có nhiều khả năng bị thương nặng do vết cắn vì kích thước cơ thể nhỏ, không nhận thức được những hành động nên và không nên khi ở gần một chú chó. Hầu hết các nạn nhân bị chó cắn khi chơi đùa với những chú chó quen mặt, nên việc giáo dục ý thức phòng tránh bị chó cắn cho người dân và con em chúng ta là vô cùng cần thiết.

Mới đây nhất, tại thị trấn Lương Bằng (Kim Động, Hưng Yên) xảy ra một vụ bé trai tên T (khoảng 7 tuổi) khi đi ngang qua khu vực sân vận động Kim Động cũ đã bị một đàn chó tấn công. Sau đó, cháu bé đã tử vong do vết thương quá nặng. Điều quan trọng mọi người cần chú ý là bất kì một chú chó nào cũng có khả năng cắn bậy và việc hiểu biết những lý do phổ biến tại sao chó cắn bậy có thể giúp chúng ta ngăn chặn chúng.

Câu hỏi đặt ra là tại sao hiện nay phần lớn những vụ bị chó tấn công mà đối tượng chủ yếu là trẻ em.

Vì sao chó hay cắn trẻ?

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Danh Quang, Huấn luyện viên chó (Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ Tokio, Gò Vấp TP.HCM), cho biết, chó là loài động vật có tập tính bảo vệ những thứ thuộc sở hữu của nó (thức ăn, nước uống, chó con), bảo vệ chỗ nghỉ của mình và bảo vệ chủ, tài sản của chủ. Qua quá trình huấn luyện, anh nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ là đối tượng tấn công của chó. Các nguyên nhân có thể kể đến như:

  • - Chó bị sợ hãi vì đứa trẻ vừa có hành động nào đó (ôm ghì lấy nó hoặc tiếp cận nó quá nhanh).
  • - Chó và đứa trẻ chơi đùa quá mạnh khiến chó bị phấn khích. Chó coi đứa trẻ như con mồi khi đứa trẻ chạy nhảy, la hét quanh nó.
  • - Chó không còn kiên nhẫn với những trò nghịch của trẻ, hay trẻ nô đùa với chó khi đang bị thương.
  • - Đứa trẻ làm chó bị đau hoặc giật mình khi dẫm lên người nó hoặc giật lông, tai, đuôi… 

Biểu hiện của chó trước khi cắn

Cũng theo HLV Quang, thông thường, chó có những biểu hiện cảnh báo trước khi cắn, nhưng những biểu hiện tinh tế này bị nhiều người bỏ qua.

Một chú chó có thể tỏ ra rộng lượng với những trò nghịch lặp đi lặp lại của đứa trẻ, nhưng vào một ngày nào đó nó lại cắn đứa trẻ và làm tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Do đó, chúng ta nên chú ý quan sát những biểu hiện của chó để phòng khi bị tấn công, điển hình như:

  • - Chó tự nhiên đứng dậy và di chuyển ra khỏi đứa trẻ, chó quay mặt đi khỏi đứa trẻ.
  • - Trong mắt của chó xuất hiện những hình bán nguyệt màu trắng.
  • - Chó ngáp, liếm sườn khi đứa trẻ lại gần chơi.
  • - Chó đột nhiên cào hoặc tự liếm người nó.
  • - Chó sắp cắn có thể gầm gừ, nhe nanh, lông gáy dựng, tai hướng về phía trước.

Tai của chó thường ghìm chặt ra sau, lông trên lưng dựng đứng lên và trợn trắng mắt. Hành động ngoác miệng rộng và nhe răng là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất.

Những hành động cảnh giác của chó ví dụ như đứng bẩt động không phản ứng khi bạn sờ vào hoặc nhìn thẳng vào mắt bạn là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chúng có thể cắn người.

Cạnh đó, anh Quang cũng khuyến cáo, nếu thấy chó có những biểu hiện nêu trên có nghĩa là bạn đã được cảnh báo, chó có thể cắn nếu nó cảm thấy không còn cách nào khác để tự bảo vệ mình. Đồng thời cha mẹ phải luôn giám sát các tương tác giữa trẻ và chó, tránh để trẻ chơi một mình với chó, nhất là chó không phải nhà mình.

Cần làm gì sau khi bị chó cắn?

Sau khi bị chó cắn, các bạn cần sơ cứu ngay lập tức, sau đó thì phải chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để có thể điều trị. Các bạn cần thực hiện theo các quy trình sau:

Bước đầu tiên cần xử lý khi bị chó cắn đó chính là tiến hành rửa vết thương trực tiếp bằng nước hoặc xà phòng dưới vòi nước chảy trong khoảng 15 phút. Càng tốt hơn nữa nếu có cồn 70% hoặc cồn iod. Các bạn tuyệt đối không được sử dụng bất cứ chất sát trùng, thuốc kháng sinh nào khác để băng bó vết thương.

Sau khi hoàn thành bước 1. Các bạn hãy đến với bước 2, đó là lập tức mang bệnh nhân tới các bệnh viện gần nhất để có thể chữa trị kịp thời. 

Bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày?

Chó cắn bạn có thể là chó thường hay chó dại. Nếu là chó thường cắn thì ít nguy hiểm nhưng nếu là chó dại thì cực kỳ nguy hiểm. Khi bị chó dại cắn, các bạn cần xử lý kịp thời và chính xác để có thể tránh để lại hậu họa. Chính vì vậy, việc theo dõi tình trạng của chó cắn bạn để có thể xử lý đúng cách là điều hoàn toàn quan trọng.

Theo dõi để biết chó có bị dại không. Nếu bị dại thì các bạn lập tức phải đi tiêm vacxin, còn nếu không dại thì không nhất thiết phải đi tiêm vacxin. Nếu chó không bị dại mà bạn đi tiêm vacxin là một sai lầm rất lớn bởi tiêm vacxin sẽ khiến chỉ số thông minh IQ của các bạn bị giảm đi khá nhiều.

Theo nhiều chuyên gia y tế, các bệnh nhân nếu bị chó cắn sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh là 1 đến 4 ngày là chó dại thì cơn dại sẽ phát tán trong khoảng thời gian từ 7 đến 40 ngày. Đáng chú ý, khoảng thời gian 7 – 10 ngày sau khi bị chó cắn là khoảng thời gian phổ biến nhất để bệnh dại lên cơn. Một khi bị chó dại cắn thì các bạn nên theo dõi tình trạng của chó và các biểu hiện để có thể đưa ra những phương án xử lý hợp lý nhất.

Đối với những trường hợp bị cắn một cách khá nghiêm trọng, ở các vùng nhạy cảm như cổ, mặt, mắt hay bộ phận sinh dục thì cần tới ngay các cơ sở y tế để có thể kịp thời theo dõi. Đối với những trường hợp bị xây xước nhẹ, nằm ở xa các bộ phận nhạy cảm và không ra máu thì các bạn có thể về nhà và theo dõi trong vòng nửa tháng. 

Theo dõi như thế nào sau khi bị chó cắn?

Trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi bị chó cắn thì các bạn cần dõi theo tình trạng của con chó đã cắn, dõi theo tình hình diễn biến sức khỏe để xem bạn có thể bị dại không.

Theo dõi con chó: 

Theo dõi con chó cắn bạn là điều rất quan trọng. Thông thường, con chó mắc bệnh dại cũng chỉ sống được trong 10 ngày sau khi lên cơn dại cắn người. Khi mổ bụng chúng ra thì sẽ thấy những vật cứng như thủy tinh, đá,… trong bụng nó.

Các con chó dại thường có những có những biểu hiện khác thường so với những chú chó bình thường. Chó dại sẽ hung dữ hơn, sủa nhiều hơn và giọng khàn hơn, nhiều nước dãi hơn. Khi sắp chết thì bộ phận của chó dại sẽ bắt đầu liệt dần. Trong trường hợp mà không thể theo dõi tình trạng của chó thì bạn nên tiến hành tiêm vắc xin để có thể điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Theo dõi tình trạng bản thân: 

Nếu bị chó dại cắn, các bệnh nhân sẽ nhiễm virus dại từ vết cắn. Từ đó, tế bào virus sẽ phát triển và lớn dần từ lớp mô dưới da, các dây thần kinh hoặc cơ bắp. Sau đó, tế bào virus sẽ di chuyển vào tủy sống khiến não của các bệnh nhân sẽ có những biểu hiện rối loạn thay đổi.
Khi bị chó dại cắn, diễn biến bệnh dại của người bệnh sẽ hướng theo 2 giai đoạn cụ thể. 

  • Trong khoảng 1 đến 5 ngày đầu tiên, các bạn sẽ bị chán ăn, chóng mặt và gây sốt. 
  • Ở giai đoạn 2, các bệnh nhân sẽ bị nặng hơn giai đoạn 1. Lúc đó huyết áp người bệnh sẽ giảm hoặc tăng khá bất thường, người bệnh sẽ bị vã mồ hôi và rất ngại gió, ngại nước,… và đến giai đoạn nặng nhất, người bệnh sẽ bị tử vong. Các bạn phải đến ngay với cơ sở y tế nếu cảm thấy tình trạng xấu.

Làm sao để tránh bị chó cắn?

Ngăn chặn hành vi chó cắn người phải bắt đầu từ chó trong gia đình của bạn bằng cách hãy là một chủ nuôi có trách nhiệm.

  • Nếu bạn không có ý định nhân giống thì hãy triệt sản chó của mình để giảm nguy cơ xuất hiện hành vi cắn bậy.
  • Thường xuyên vận động và chơi đùa cùng chúng để củng cố mối liên kết giữa chủ nuôi và thú cưng, bên cạnh đó còn giúp tiêu hao hầu hết năng lượng dư thừa có thể chuyển hoá thành các năng lượng thần kinh xấu.
  • Tuy nhiên, cần tránh những trò chơi bạo lực như đấu vật hoặc kéo co có thể dẫn đến các vấn đề về bản tính chiếm hữu và thống trị của chó.
  • Huấn luyện cho chó của bạn biết những mệnh lệnh cơ bản như “đứng im, “ngồi xuống, “đến” và “thả ra”.
  • Không để chó đi rông ở những nơi chúng có thể gây hại đến con người. Hãy cho chó của bạn ra ngoài thường xuyên để tiếp xúc với nhiều người và làm quen với nhiều trường hợp khác nhau nhé, nhưng phải đảm bảo là chúng không bị quá sức.
  • Tiêm ngừa đầy đủ và đúng hạn cho chó cưng của bạn phòng những trường hợp xấu nhất xảy ra.

Ở một vài tiểu bang của Hoa Kì, một chú chó chưa được tiêm ngừa nếu cắn người có thể sẽ phải lãnh án tử. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ chuyên môn từ bác sĩ thú y nếu chó cưng của bạn có bất kì dấu hiệu nào của hành vi bạo lực. Hãy dành thời gian cho việc chỉ dạy con trẻ cách hành xử khi ở gần những chú chó, cần phải chú ý điều gì và phải làm gì khi bị chó tấn công.

Cách phòng tránh chó cắn người

Hiểu tính chiếm hữu của chó

Bảo vệ tài sản là vấn đề thường gặp và “tài sản” của những chú chó trong trường hợp này có thể là bất cứ thứ gì từ đồ chơi, thức ăn, lãnh thổ hay thậm chí là chủ nuôi. Giống chó bảo vệ và giống chó chăn thường có xu hướng cắn người vì lý do bảo vệ tài sản, nhưng hành vi này có thể xuất hiện ở bất kì một chú chó nào.

Chủ nuôi nên huấn luyện những chú chó của mình từ nhỏ để hạn chế  những hành vi bảo vệ thái quá này. Dạy chó lệnh “thả ra” (“bỏ xuống”, “bỏ ra”) rất hữu dụng trong việc giảm tính chiếm hữu đồ vật ở chó. Có thể loại bỏ tính chiếm hữu thức ăn ở chó bằng cách dạy chó phải đợi đến khi bát ăn của chúng được đặt xuống. Dạy chó ngồi hoặc nằm xuống và dạy chúng di chuyển thức ăn của mình sau đó trả về chỗ cũ. Hãy thử tiếp cận bát ăn của chó và làm một vài hành động đối với thức ăn trong đó để chúng hiểu rằng việc ai đó tiếp cận bát ăn không phải là điều xấu. Và quan trọng phải dạy con trẻ không được làm phiền những chú chó đang ăn hay đang chơi đùa với những thứ chúng yêu thích.

Hiểu: Khi sợ hãi chó sẽ cắn người

Chó thường cảm thấy sợ hãi đối với người lạ ví dụ như bác sỹ thú y và nhân viên giao hàng hoặc với những tình huống lạ lẫm. Không bao giờ được tiếp cận chó lạ và hãy đảm bảo con em của bạn cũng biết điều này. Chó bị giật mình có thể cắn người.

Hãy dạy trẻ em không bao giờ được hành động lén lút hoặc làm phiền một chú chó đang ngủ. Cho chó hoà nhập xã hội từ sớm rất quan trọng, việc này giúp những chú cho con tiếp xúc được với nhiều người lạ, những động vật khác và trải nghiệm các tình huống khác nhau, giảm thiểu sự hình thành nỗi sợ hãi ở chó.

Ví dụ, lần đầu tiên đưa chó của mình đi thú y, bạn hãy làm cho chuyến đi giống như một chuyến dã ngoại để tạo cho chó con cảm giác thân thiện ngay từ đầu đối với bệnh viện và các bác sĩ thú y. Để trong hộp thư một ít bánh thưởng và nhắn với nhân viên giao hàng hãy cho chú chó con của bạn ăn mỗi khi đến giao hàng.

Đề phòng: Chó bị đau có thể cắn bậy

Những cơn đau có thể khiến chú chó thân thiện nhất cắn bậy. Nếu chó của bạn mắc chứng loạn sản hông, viêm tai hay bất kì căn bệnh mãn tính nào, hãy hướng dẫn cho con trẻ tránh những vùng đau nhức của chó và đối xử nhẹ nhàng với chúng. Nếu chó của bạn cáu kỉnh không rõ lý do, có thể chúng đang bị đau, hãy mang chúng đến gặp bác sĩ thú y để phát hiện ra bệnh lý sớm nhất có thể.

Hiểu bản năng làm mẹ của chó đẻ

Chú chó được huấn luyện tốt nhất cũng có thể trở thành chú chó cắn người khi chúng có chó con. Hãy cẩn thận và tôn trọng thiên chức làm mẹ của chó cái mới sinh chó con. Dạy trẻ em không được tiếp cận chó con khi đang có chó mẹ ở cùng và bản thân bạn cũng phải thận trọng khi tiếp xúc với chúng. Và đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị cho chó mẹ và chó con một nơi ở khiến chúng cảm thấy an toàn, thoải mái.

Cẩn trọng với bản năng đuổi theo con mồi của chó

Là một bản tính khác của chó bạn cần phải cẩn trọng, khi chạy hoặc đạp xe ngang qua một chú chó có thể khiến chúng đuổi theo bạn.

  • Hãy cẩn thận với khu vực bạn thường đạp xe hoặc chạy bộ, nếu thấy một chú chó lang thang hãy cố gắng tránh mặt chúng.
  • Nếu bạn bị chó rượt theo, việc tốt nhất cần làm là dừng lại và đứng thẳng người đối mặt với nó.
  • Hết sức cẩn trọng với những chú chó như vậy nhưng không được nhìn thẳng vào mắt chúng, điều này được xem là một sự thách thức.
  • Chúng có thể tiến đến, đánh hơi mùi của bạn nhưng sau cùng sẽ thấy bạn không thú vị và chuyển sang tìm thứ khác.
  • Nếu bạn bị đẩy ngã, hãy cuộn tròn cơ thể, bảo vệ mặt, ngực và cổ.

Hãy dạy con trẻ những điều tương tự và thực hành bằng những tình huống giả định.

Tamlinh.org (tổng hợp)