Giếng cổ với tiếng "rồng gầm" ngày đêm và mùi máu tanh xộc lên trong lòng giếng đã khiến cả thế giới phải khiếp sợ. Cho đến nay, người ta vẫn kể lại rằng họ nghe thấy những âm thanh kỳ lạ từ chiếc giếng cổ này.
Với sự phát triển của thời đại và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các gia đình hiện nay đều có nước máy, chỉ cần mở vòi là có thể sử dụng nước bất cứ lúc nào. Nhưng đối với người xưa, giếng là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.
Giếng cổ Toả Long
Bắc Kinh là cố đô của 5 triều đại ở Trung Quốc. Người dân đã sống ở đây từ bao đời nay.
Theo đó, các giếng cổ cũng tồn tại nhiều hơn cả.
Đặc biệt nhất là giếng nằm gần cầu Bắc Tân. Tên của nó là giếng Tỏa Long.
Sở dĩ chiếc giếng cổ này nổi tiếng vì tại đây có một số câu chuyện kỳ lạ khiến người ta ghê sợ.
Có người nói giếng Tỏa Long này thường có mùi hôi, khá hăng và có cảm giác như mùi máu.
Cũng có người nói rằng tại đây có sợi xích khóa rồng, nếu kéo xích thì trong giếng sẽ có âm thanh lạ.
Vậy ai đã xây dựng cái giếng này? Bên trong này có gì?
Năm 1421, Minh Thành Tổ (ban đầu gọi là Minh Thái Tông) chính thức dời đô từ Nam Kinh về Bắc Bình (tên cũ của Bắc Kinh).
Tuy nhiên, ông phải mất 20 năm mới có thể dời đô thành công. Điều kỳ lạ là trong quá trình di dời, Minh Thành Tổ liên tục gặp phải trở ngại. Ví dụ một công trình vừa xây xong thì vài ngày sau bị sét đánh và gây ra hỏa hoạn.
Lúc này các cận thần kinh hãi nên thuyết phục ông trở về Nam Kinh càng sớm càng tốt.
Truyền thuyết rồng già canh kho báu?
Một trong những điều kỳ lạ nhất liên quan đến giếng Tỏa Long, theo truyền thuyết, một con rồng già đã cố thủ ở Bắc Bình từ rất lâu để canh giữ kho báu này.
Tuy nhiên do Minh Thành Tổ thường xuyên phá rối nên con rồng rất không hài lòng. Vì vậy nó quyết định trừng phạt bằng cách gây ra một trận đại hồng thủy.
Ngược lại, Minh Thành Tổ không sợ hãi mà tìm đến “hắc y tể tướng” Diêu Quảng Hiếu để đối phó với con rồng này.
Người này thông thạo tam giáo và có địa vị đáng kể vào thời điểm đó. Ngoài ra, ông còn được mệnh danh là hóa thân của “Hàng Long La Hán”.
Phong ấn rồng già tại giếng
Diêu Quang Hiếu đã giúp Minh Thành Tổ hàng phục con rồng già này. Ông đã ném nó xuống một cái giếng bên cạnh cầu Bắc Tân và “phong ấn” tại đó.
Đồng thời ông cũng yêu cầu thuộc hạ mang sợi xích sắt dày đã chuẩn bị từ trước để trói con rồng già xuống đáy giếng.
Để đề phòng con quái thú có thể xổng ra, Diêu Quảng Hiếu đã cho người xây dựng trên giếng một ngôi đền có ba sảnh để trấn áp.
Mặc dù đây là một câu chuyện dân gian, nhưng cả giếng Tỏa Long và đền Trấn Hải đều có thật.
Thực hư về tiếng rồng gầm trong giếng cổ?
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, các chuyên gia đã sử dụng các dụng cụ hiện đại để khảo sát chiếc giếng kỳ quái này. Kết quả, họ nhận ra đây là giếng dựng đứng tự nhiên, đầu dưới thông với sông ngầm.
Cái gọi là “rồng gầm” thực chất đó là âm thanh tạo ra do ma sát giữa xích sắt và thành giếng. Vì những người dân thường truyền tai nhau những câu chuyện bí ẩn nên tự nhiên sinh ra tâm lý sợ hãi.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng tìm thấy một mảnh sắt có “mùi máu” nồng nặc. Tuy nhiên, họ không công bố thông tin liên quan đến mảnh sắt này và lý do vì sao nó lại có mùi như vậy, cũng như không khám phá lại giếng Tỏa Long.
Từ đó cho đến nay, giếng Tỏa Long vẫn là nơi lưu giữ những truyền thuyết về một con rồng vẫn đang sống bên dưới và những câu chuyện kỳ lạ.
Nguồn: VGT