Gần đây các cuốn sách bán bùa, dạy làm bùa nhan nhản rồi các loại bùa in sẵn cũng được rao bán. Các thầy pháp thầy đồng mới nổi hay tự phong cũng tự tiện mà sử dụng những bùa chúa này. Công dụng có được không, hiệu quả ra sao thế nào ít ai biết, nhưng còn hậu quả thì chắc chắn là khôn lường.
Hãy cùng tìm hiểu cho rõ về bùa chú. Đặc biệt là BÙA CHÚ DÒNG PHÙ LỤC NHÀ TRẦN.
KHÁI NIỆM VỀ BÙA CHÚ
- Phù lục:
Tên gọi chung của các dòng pháp luyện bùa chú thư yểm đảo.
- Phù hay Bùa:
Là một tờ giấy có vẽ hình, chữ được cho là có phép năng thông tri với thần thánh, triệu hồi quỷ thần phục vụ mục đích đuổi tà hay chữa bệnh, trấn yểm...
- Lục:
Là cuốn sách, thư lục. Ám chỉ cách thức biểu đạt của lá bùa là vẽ hình vẽ chữ lên giấy.
Vậy hiểu nôm na Phù Lục là bùa giấy.
Còn nói như người cao đạo thì phải hiểu, phù có nhiều loại chứ không đơn thuần là Bùa giấy.
Ví như: Thư viết vẽ bằng hương hoặc bằng tay không có gì (Công cụ bút hương) không cần viết/vẽ trên giấy hoặc luyện cao thâm còn khắc được tâm phù (tâm ấn) trong bản cốt.
Phù lục của Đạo giáo hay của Đạo ta thường có cấu trúc hình dài trong khuôn khổ chữ nhật, tuân thủ lối viết trên xuống, trái phải.
Mỗi loại phù khi hoạ lại phải kèm một câu khẩu quyết (chú linh hoạ bùa).
Riêng đồng pháp Nhà Trần ta còn có thêm các lệnh hội nguyên và châu phê để thư hay khoá.
Một đạo bùa thường được viết trên giấy trắng hoặc giấy vàng (hoàng chỉ), chữ đen (mực tàu) hoặc đỏ (mực chu sa), viết theo chiều dọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
CẤU TRÚC BÙA CHÚ
- Nhìn chung phù lục cấu thành gồm ba phần nếu xét về mặt cấu tạo theo thứ tự: phù đầu, phù thân và phù bộ (Kết).
Ngoài ra còn phù triện, phù kết, phù lệnh (ấn lệnh thư hoặc sắc hoặc pháp kết, dấu bản mệnh người tu làm phù, ký hiệu tông phái…).
PHÙ ĐẦU (ĐẦU LÁ BÙA)
Phù đầu:
Hiểu nôm na là phần mở đầu trên đầu của lá bùa, dùng để cầu đến ai đó (Thần Thánh) hoặc nơi nào đó dưới danh nghĩa đó mà làm tin.
Thông dụng nhất là tam giáo tam tài tam thanh (biểu hiện bằng ba dấu chấm nhỏ, ba chữ V nhỏ hay ba vòng tròn trên đầu, ba gạch ngang ba hình tam giác...).
Thông dụng nữa là lệnh thiên úm, lệnh địa úm, lệnh linh úm, lệnh phật úm, Thần úm, lệnh ngũ hành, lệnh thái cực, lệnh lưỡng nghi, lệnh tứ tượng bát quái...
Ít gặp hơn là Tinh Tú trong nhị thập bát Tú (chấm nhỏ và các nét liền) hoặc phong vũ lôi điện sơn thủy.
Ngày xưa, các tông phái có cách vẽ khác nhau nhưng hiện nay do sự trộn lẫn các đạo phái và sự phát triển của in ấn thì cũng khó mà phân biệt được.
Phù Thần hiệu:
Nhiều đạo bùa không nhất thiết phải có thần hiệu. Phù thần hiểu đơn giản là tên hiêụ của phù chú. Nó được lấy từ tên của một vị Thánh Thần nào đó nằm trước chữ "sắc lệnh" hoặc công hiệu của bùa đó.
PHÙ THÂN
Phù Thân là hình dạng bao ngoài là bùa, ở phần giữa bùa.
Phù thân là sự tiếp nối của phù đầu. Đôi khi là biển đổi của nét đuôi trong chữ Lệnh (Sắc Lệnh) hay chữ Linh trong phần phù đầu hay các lệnh khởi phù của phù đầu.
Thường họa hay chia vài loại: Chung, Lô, Bôi, Kiếm khoá phân tụ...
Ngoài ra còn có những loại phù thân khác tùy theo công dụng. Phù thân bao giờ cũng là nơi thể hiện của công dụng lá bùa. Nó bao gồm thần hiệu hoặc các mật lệnh hay các lệnh hội nguyên lệnh âm dương ngũ hành thời gian không gian... để thể hiện lá bùa dùng để làm gì.
Phù Chú: Phần các sắc và các lệnh hội nguyên âm dương tam tài... và phần chữ nho.
Phù Chú cũng là phần chuyển linh, là mật lệnh, là pháp chính của bùa được biến hóa và khóa mã cho bùa có công hiệu như ý muốn và cũng có thể làm cho người khác hay ma quỷ không biết được sự thật.
PHÙ BỘ KẾT BÙA
Phù bộ kết thúc là một kiểu đánh dấu cái kết của đạo bùa, do người họa hoặc thư tạo ra để ấn chứng cho hiệu lực của đạo bùa.
Phù bộ hay gặp nhất có hình dạng: gồm một gạch ngang, hai tam giác đối mạnh mẽ như một nhát kiếm khiến tà ma kinh hãi.
Nhờ có sự trợ uy của Quỷ Thần Quan Tướng, nên hiệu lực của bùa phải được thực thi ngay.
PHÙ TRIỆN
Phù triện thường là những đạo phù được khắc trên gỗ và sẽ được in trên giấy rồi gia trì linh lực.
Khác với phù hoạ thường phải lập vị định thời hấp thiên cương thu địa sát tấu cáo khi khởi hoạ.
(Nên nhớ: Ngoài những lệnh hội nguyên cấp tốc và lệnh đơn còn đâu hoạ phù đa phần phải chuẩn chỉ theo từng dòng mới linh ứng).
Phù Triện của Trung Quốc thông thường là con dấu của pháp sư đã vẽ hay in ấn đạo bùa.
Phù triện dòng phù lục Nhà Trần lại có phù khắc sẵn nhưng khi khởi in thường là chọn ngày chọn giờ rồi làm lễ tấu cáo với Chư Thánh, khao quan khao tướng và đặc biệt loại mực in cho các mộc bản phù là loại rất đặc biệt thường dùng tam thần pha lẫn máu dấu mặn của đồng trưởng mà thác in. Nhiều thủ tục lắm. Thường bùa mộc thác ấn các dòng đồng Pháp hay làm đầu năm một lần cho tiện.
Giống như bất kỳ triện ấn nào khác, phù triện có thể có hình dạng khác nhau. Đa số của Trung Quốc là triện tròn hoặc triện vuông, còn phù triện của Việt ta thì chữ nhật dài ngắn to nhỏ các kiểu và thường được khắc nổi, rất ít khi thấy khắc chìm, ngoại trừ lệnh khiển binh hay lệnh thiên, lệnh âm dương... bảo bối của các dòng đồng.
Thông thường nhất là kiểu đạo ấn như Pháp Sư, ấn đóng sớ khoá sớ... Ngoài ra có nhiều trường hợp cả đạo phái sử dụng chung đạo ấn có hình thù hoặc ấn chứa ký hiệu chứ không nhất thiết phải có chữ viết hay triện văn.
CÁC CÁCH SỬ DỤNG PHÙ LỤC GIẤY
Chia thành 9 phép cơ bản.
- +Yểm pháp: có nghĩa là chôn. Chôn cùng chỗ nào đó, chôn ở đâu đó.
- + Hóa pháp: tức là đốt đi. Đốt từ chân phù lục đến đầu phù lục, không nên để đốt sót, không tốt. Hóa pháp dành cho bùa hiệu lịnh, giải hạn, cầu đảo hoặc hiệu lệnh chư thần chư thiên.
- + Trấn pháp: tức là đặt đè lên vật cần trấn.
- + Bội pháp: tức là xếp lại đeo trên người, thường gấp thành tam giác, ngũ giác hoặc bát quái, dán kín lại, mang trong dây lưng, hoặc đeo trên cổ. Phải gỡ ra khi đi đại tiểu tiện hoặc nơi xú uế, tránh máu tanh. Bội pháp dành riêng cho bùa hộ thân hộ thể, cầu tài cầu lợi, tránh tà tránh quỷ.
- +Thiếp pháp: tức là dán trực tiếp lên vật hoặc nhà cửa, trực tiếp đem đạo phù dán lên trên vật, hoặc dán nơi đau yếu. Thiếp pháp dành riêng cho đạo bùa phong bế hoặc khai phóng, chắn khí âm, mở khí dương hoặc phá khí âm, hấp khí dương hoặc ngăn cản gì đó, ví dụ ma tà trùng quỷ…
- + Ngật pháp: tức là uống bùa, đem bùa đốt thành tro, pha vào chén nước trong (nước mưa 1/2 + nước giếng 1/2) pha nửa ấm nửa lạnh gọi là âm dương thủy. Ngật pháp dành riêng cho đạo bùa kết thần, định tâm, khống chế trong ba thứ thần, tâm, khí của cơ thể...
- + Chử pháp: tức là sắc như thuốc để uống, hình thức không khác gì Ngật Pháp, có điều sử dụng nước nóng, có thêm các vị thuốc cùng nấu. Chử pháp dành riêng cho các đạo bùa chữa bệnh, gia tăng hiệu quả của vị thuốc...
- + Bôi pháp: tức là đem thoa lên người, một dạng kết hợp giữa Ngật Pháp và Thiếp Pháp. Đem đốt rồi cho vào âm dương thủy, rồi xát vào trong cơ thể hoặc ngậm rồi phun vào cơ thể. Sát pháp dành riêng cho các đạo bùa ẩn thân, đồng nhân, đối phó nơi ma chướng, xú uế, không khác gì mặc giáp cho thân, bảo toàn tánh mạng...
- + Tẩy pháp: tức là đem bùa đi tắm lau cho cơ thể hoặc đồ vật hoặc nhà cửa. Đem bùa đốt rồi cho vào âm dương thủy, sau đó đem làm nước tẩy rửa cho cơ thể hoặc vật dụng hoặc pha thêm vào với các loại thuốc nam thuốc bắc tẩy rửa tà khí và uế khí thì khí, ôn hoàng dịch lệ...
Phù lục giấy cơ bản đều dùng theo 9 cách trên.
Còn các phép thư ếm yểm đảo trấn khai… thì đều phải tinh thông cổ học nho học và phải được truyền dậy rất cẩn trọng và cũng phải chấp nhận khổ công luyện tập.
Đồng nhân, người hành pháp sử dụng bùa chú nếu không được dậy gia trì lập vị hấp thiên cương luyện bùa luyện chú thì đừng làm liều.
Đừng bao giờ nghĩ mua vài quyển sách, sắm vài lá bùa bán tràn lan ngoài kia rồi mà đi hành đạo. Giúp người chưa thấy đâu, chỉ thêm nghiệp cho con cháu và gia đình.
Đồng thầy Tự Tuệ Trần