Trong 4 mối đe dọa có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài người - trí tuệ nhân tạo, biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân và công nghệ sinh học - thì công nghệ hóa ra lại là cốt lõi của tất cả.
Có những ngày, thật khó để không nảy ra những suy nghĩ bi quan, như tự hỏi nhân loại còn bao nhiêu thời gian còn lại trên Trái đất.
Những thông tin về chiến tranh, nạn đói, các báo cáo về biến đổi khí hậu hay một đại dịch đã giết chết 6 triệu người cho đến nay, mọi thứ đều khiến cho cuộc sống trên hành tinh này có thể bắt đầu cảm thấy bấp bênh. Đôi khi, tất cả chúng ta có cảm giác như một bộ phim hành động đang bước vào màn cuối cùng.
Nhưng liệu một ngày nào đó, gần 8 tỷ người có thể biến mất? Và rồi hành tinh có thể tiếp tục quay trong yên bình mà không có chúng ta?
“Ngày tận thế là một khái niệm tuyệt vời để định hình lịch sử", Anders Sandberg, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Tương lai Nhân loại tại Đại học Oxford, cho biết. "Chúng tôi muốn biết nó kết thúc như thế nào. Chúng tôi muốn biết nó sẽ mang ý nghĩa gì, là một bi kịch hay một vở hài kịch. Có thể đó sẽ là một đoạn nhạc gây cười vào ngày tận cùng của vũ trụ."
Và hóa ra, các nhà khoa học, học giả, chuyên gia chính sách và nhiều hơn nữa đang nghiên cứu câu hỏi này, cố gắng giải mã xem ngày tận thế của loài người có thể xảy ra như thế nào, và liệu có thể làm gì để ngăn chặn nó.
Một suy nghĩ vô cùng nghiệt ngã
Con người đã nghĩ và âm thầm nói về ngày tận thế vào những năm 1700. Còn tới những năm 1800, các nhà thơ nhà văn lãng mạn đã thể hiện rõ hơn ý tưởng này. The Last Man, tiểu thuyết của Mary Shelley, đã nói về một bệnh dịch gần như giết chết loài người. Vào thời điểm đó, rất ít người muốn đọc một câu chuyện như vậy. Nhưng sự trỗi dậy của học thuyết Darwin đã cho mọi người hiểu rằng con người chỉ là một phần của chuỗi sinh vật. Năm 1924, Winston Churchill đã viết tiểu luận nói về tiềm năng hủy diệt con người của chiến tranh. Nhưng theo Thomas Moynihan, tác giả của cuốn sách "X-Risk: Cách loài người phát hiện ra sự tuyệt chủng của chính mình" thì có lẽ phải đến khi quả bom nguyên tử phát nổ trong Thế chiến thứ hai, người ta mới hoàn toàn nhận ra rằng họ có thể sẽ xóa sổ chính mình.
Con người cuối cùng cũng nhận ra rằng chúng ta có thể là những người duy nhất và một ngày nào đó, tất cả những gì chúng ta có có thể sẽ bị mất hoàn toàn. Và con người không chỉ biến mất khỏi hành tinh, mà còn khỏi vũ trụ.
“Khi một loài không còn nữa, nó sẽ biến mất vĩnh viễn", Moynihan viết.
Và chúng ta có thể tìm hiểu thêm về nơi chúng ta sẽ đến với tư cách là một loài, bằng cách nhìn về quá khứ, cụ thể là tại hồ sơ hóa thạch. Trong một bài báo năm 2020 về sự tuyệt chủng của loài người trên tạp chí The Conversation, nhà cổ sinh vật học Nick Longrich đã chỉ ra rằng 99,9% tất cả các loài từng sống trên Trái đất hiện đã tuyệt chủng.
Vì vậy, có lẽ tỷ lệ cược của chúng ta sẽ không lớn. Hơn nữa, con người cũng có một số điểm yếu chính có thể khiến chúng ta khó sống sót sau một thảm họa quy mô. Đó là chúng ta là những động vật máu nóng, to lớn, cần rất nhiều thức ăn. Và tuổi thọ của chúng ta tương đối dài trong khi chúng ta lại không phải là giống loài có khả năng lai tạo sung mãn, theo Longrich .
Tuy nhiên, là con người cũng có một số lợi thế riêng.
“Chúng ta là một loài vô cùng kỳ lạ - phổ biến, phong phú, có khả năng thích nghi cực cao - tất cả đều gợi ý rằng chúng ta sẽ gắn bó lâu dài với nhau”, Longrich viết, lưu ý rằng con người có mặt ở khắp mọi nơi. Và chúng ta có thể điều chỉnh chế độ ăn theo những cách mà các loài khác không thể, và chúng ta có thể học hỏi và thay đổi hành vi của chính mình.
Rủi ro
Những người làm việc trong lĩnh vực rủi ro hiện hữu đang thúc giục mọi người trong thời đại ngày nay học hỏi và thay đổi hành vi của chính mình.
Future of Life Institute (FLI) là một tổ chức tiếp cận cộng đồng có trụ sở tại Boston, tập trung vào việc làm thế nào để tránh mắc phải những sai lầm lớn, khiến loài người bị kết thúc bởi công nghệ. Ban cố vấn của FLI gồm rất nhiều tên tuổi từ các tổ chức như Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard và Đại học Cambridge, cùng với Elon Musk, Morgan Freeman và Alan Alda...
Jared Brown, Cố vấn cấp cao về các vấn đề Chính phủ tại FLI, đã nói về một thứ gọi là "Thế lưỡng nan Collingridge". Đó là khi một công nghệ mới được phát triển, chúng ta sẽ thấy được những lợi ích. Ví dụ như lửa, rất tốt trong việc giữ ấm và khiến những kẻ săn mồi tránh xa. Nhưng vào thời điểm một công nghệ trở nên ăn sâu vào cách một xã hội vận hành, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về những mặt trái của nó, như việc dùng lửa đốt phá các ngôi làng. Tuy nhiên, về tổng thể, chúng ta chủ yếu vẫn chấp nhận mọi thứ ở cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Như việc rất nhiều người chết trong các vụ tai nạn xe hơi mỗi năm, nhưng chúng ta vẫn lái xe ô tô.
Một số bài học bạn không thể học hai lần.
"Điều đó có hiệu quả cho đến khi một số mối nguy hiểm tiềm tàng là thảm họa hoặc hiện hữu. Và bạn không cần phải học một bài học nào hai lần", Brown nói.
Khi FLI xem xét bốn mối đe dọa sự tồn tại chính của nó - trí tuệ nhân tạo, biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân và công nghệ sinh học - thì công nghệ hóa ra lại là cốt lõi của tất cả những mối đe dọa đó.
Đó là lý do tại sao các nhóm như FLI đang cố gắng có được quyền hạn, giống như các nhà lập pháp, để xây dựng các biện pháp bảo vệ ngay bây giờ trước khi chúng ta cần đến chúng.
Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng nói chuyện với mọi người về một chủ đề nào đó lớn lao và đáng sợ nhưng cũng đầy trừu tượng để không trở thành mối quan tâm tức thì. Liệu một ngày nào đó, một hệ thống AI với mục đích tối đa hóa việc sản xuất kẹp giấy có thể quyết định rằng con người đang làm chậm quá trình này và cần phải bị loại bỏ? Có thể. Nhưng điều đó chắc chắn sẽ không xảy ra vào tuần tới.
"Bản năng tự nhiên của mọi người khi nói đến vấn đề này là: 'Đó là vấn đề của người khác', hoặc thậm chí là: 'Nếu tôi tin bạn, tôi sẽ làm cái gì với nó?", Brown nói.
Nhưng theo ông, trong một bước ngoặt đáng lo ngại, đại dịch Covid-19 đã mang lại một chút sai lệch gần đây cho phương trình tổng thể. Có lẽ cảm giác giống như một số người đã vắt tay lên trán để lo lắng về một sự kiện dường như không xảy ra và ảnh hưởng đến mọi người trên hành tinh này.
Đối với FLI, vấn đề xem đồng hồ đếm ngược đến thảm họa còn bao lâu không quá quan trọng. Theo Brown, không cần biết chính xác khả năng điều gì đó có thể xảy ra trong 30 năm tới, mà chỉ cần biết rằng rủi ro có tồn tại và cần được xử lý.
Sống sót cuối cùng
Mặc dù có bốn rủi ro tiềm ẩn to lớn ở trên, nhưng thật may mắn là không có gì đảm bảo rằng một thảm họa sẽ xảy đến để cướp đi sinh mạng của từng người trên hành tinh này. Và theo nhà nghiên cứu Sandberg, đó ít nhất là một điều thoải mái nhỏ nhỏ.
Miễn là bất kỳ thảm họa nào, hoặc sự kết hợp của các thảm họa, xảy ra với chúng ta nhưng để lại ít nhất một vài người sống sót, thì loài người vẫn có thể có hy vọng. Nhưng nhân loại sẽ cần bao nhiêu người để vượt qua tuyệt chủng thì vẫn còn là vấn đề tranh luận. Nhưng con số ước tính chung có thể là từ 1.000 trở lên. Và những người đó vẫn sẽ phải sống sót qua bất cứ thử thách nào khác xảy ra trên hành trình tiếp theo.
“Chúng tôi vẫn chưa thực sự hiểu rõ về khả năng phục hồi của xã hội", Sandberg nói.
Các buồng bảo quản bằng thép không gỉ bên trong cơ sở của Alcor.
Tuy viễn cảnh có thể vô cùng khắc nghiệt, vượt xa những gì chúng ta có thể tưởng tượng ở thời điểm hiện tại, một số chuyên gia về rủi ro hiện hữu vẫn cho rằng sẽ vẫn luôn có hi vọng.
Bởi một điểm khác biệt chính giữa con người và mọi sinh vật khác trên hành tinh này chính là việc con người có khả năng thay đổi quan điểm của mình về thế giới và điều chỉnh để thích nghi, theo tác giả Moynihan. Nhưng chỉ vì chúng ta có thể thay đổi theo mọi cách, không có nghĩa là chúng ta sẽ luôn làm như thế.
Còn chuyên gia Sandberg, trong khi đó, đeo một huy chương bằng thép không gỉ trên sợi dây quanh cổ của mình ở lúc mọi nơi. Anh coi nó như một tấm huy chương bảo trợ của riêng mình, nhưng thay vì có hình ảnh những vị thành hay biểu trưng nào đó, nó lại chứa các hướng dẫn về việc phải làm gì với cơ thể của Sandberg sau khi ông chết đi.
Đầu của Sandberg sẽ được tổ chức Alcor Life Extension Foundation thiết lập để đóng băng và lý tưởng nhất là được hồi sinh trong một thời đại xa xôi nào đó.
Quyết định tham gia chương trình của tổ chức Alcor được Sandberg đưa ra một phần vì tò mò về tương lai sẽ như thế nào. Và ở một mức độ nào đó, là một chút niềm tin vào tương lai.
"Tôi là một người lạc quan", Sandberg nói, "tương lai có thể thật tuyệt vời. Tôi nghĩ thế giới thực sự rất tốt. Và nó thậm chí có thể tốt hơn, tốt hơn nhiều, điều đó có nghĩa là chúng ta có lý do để cố gắng bảo vệ tương lai."
Nguồn: SH