Từ thời cổ đại, các hành tinh đã được liên hệ với 7 kim loại đã biết (sắt, đồng, bạc, thiếc, vàng, thủy ngân và chì) và chúng cũng được sắp xếp theo một thứ tự truyền thống.
1. Thiên văn học cổ đại dường như đã biết được những kiến thức về lượng tử, điều mà chúng ta mới biết từ năm 1913.
Vào năm 1913, Henry Gwyn-Jefferies Moseley, đã khám phá ra một cách để đo lường số nguyên tử, nhờ vào đó để đánh số thứ tự các nguyên tố hóa học.
Trật tự truyền thống của các hành tinh, mà đã được biết đến từ hàng nghìn năm trước phát hiện của ông Moseley, là tương đồng với trật tự các nguyên tố được ông Moseley phát hiện.
Điều trùng hợp này được trình bày trong cuốn sách “A Little Book of Coincidence in the Solar System” (tạm dịch: Cuốn sách nhỏ về sự trùng hợp trong hệ Mặt trời), của tác giả John Martineau.
2. Bố cục của các ngôi sao và thiên hà dường như song song với phương hướng chuyển động của mặt trời
Ông Dragan Huterer là giáo sư vật lý và nhà lý thuyết vũ trụ học, thuộc trường Đại học Michigan. Ông đã giải thích trong một bài viết về cách thức tại sao mà các mô hình được thấy trong vũ trụ lại có sự trùng hợp đáng kinh ngạc, hoặc là dấu hiệu của một cấu trúc vượt quá hiểu biết hiện nay về hệ Mặt trời và vũ trụ.
Ông quan sát một hình ảnh nền bức xạ vi sóng vũ trụ (CMB – cosmic microwave background), chụp vũ trụ thời sơ khai và đưa ra nhận định: các hạt Photon, proton và electrons tụ hợp lại trong một khối dày đặc trong vũ trụ sơ khai; sau đó cái khối này sẽ được phóng thích để di chuyển xuyên qua vũ trụ. Ông mô tả hình ảnh CMB này như là “một màn sương cấu thành từ các hạt photon vi sóng tiếp cận chúng ta từ mọi hướng, lấp đầy toàn bộ vũ trụ.”
Một phân tích các điểm lạnh và nóng của màn sương này cho thấy những mô hình cơ bản. Những mô hình này cho thấy có những sự sắp xếp nhất định, với tỉ lệ xảy ra tình cờ nhỏ hơn 0,1%, Huterer nói.
Những mô hình này cho thấy có những sự sắp xếp nhất định, với tỉ lệ xảy ra tình cờ nhỏ hơn 0,1%
Kate Land và Joao Magueijo tại đại học Imperial ở London đã tìm thấy một số sự sắp xếp trong CMB, và cũng có những sự sắp đặt trong chuyển động của Mặt Trời trong không gian.
“Họ đã đặt một cái tên hài hước cho cách sắp xếp kỳ quái này—tất nhiên đây cũng là cái chúng ta phát hiện ra—là ‘trục của quỷ’”, Huterer nói.
Ông viết: “Rất nhiều các nhà vũ trụ học cảm thấy rằng các cách sắp xếp đa dạng của CMB là cực kỳ khó có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Hơn nữa, gần như tất cả sự liên kết đều chỉ theo hướng chuyển động của hệ mặt trời, hoặc định hướng của mặt phẳng hoàng đạo. Liệu có một lời giải thích nào sâu hơn không?”
Một ví dụ về bản đồ nhiệt độ bức xạ nền vi sóng vũ trụ, với màu xanh biểu thị nhiệt độ lạnh hơn và màu đỏ biểu thị nhiệt độ ấm hơn. (Ảnh: NASA)
3. Mối liên hệ giữa mặt trăng và trái đất tuân theo những phép tính toán lạ thường trong toán học
Mối liên hệ giữa kích thước của Trái đất và Mặt trăng (Ảnh: Wiki)
Bán kính Mặt trăng = 1080 dặm = 3 x 360
Bán kính Trái đất = 3960 dặm = 11 x 360
Bán kính Trái đất + Bán kính Mặt trăng = 5040 dặm = 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x 6 x 7 = 7 x 8 x 9 x 10
Đường kính Trái đất (D) = 7920 dặm = 8 x 9 x 10 x 11
Trong đó: 1 dặm = 5280 feet = (10 x 11 x 12 x 13) – (9 x 10 x 11 x 12)
Nguồn: DKN - Theo Tara MacIsaac, Epoch Times