Bản Audio Kinh Vô Lượng Thọ do thầy Thích Trí Thoát tụng. Rõ lời, chuẩn xác và đã được hàng nghìn Phật tử tụng theo.
BẤM NGHE NGAY:
Nhiều người cảm thấy đọc Kinh rất khó, hình như mình không có duyên với Kinh Phật?
Thì Tamlinh.org xin trả lời rằng: Khó hay dễ ở chính nơi bạn. Chư Tổ dạy: Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồi, tự mình phải độ mình. Bạn đọc kinh Phật, hiểu được lời Phật dạy nhưng chưa thực sự y giáo phụng hành nên tạm gọi là chưa ngộ, vì chưa ngộ nên chưa thể độ chính mình.
Phật dạy: Một niệm sân khởi lên thiêu trụi một rừng công đức. Công đức từ đâu mà có? Chẳng phải nơi ăn chay, chẳng phải nơi tụng kinh, niệm Phật, trì chú… mà có. Trái lại phải ở nơi trì giới. Bạn hãy tự hỏi: Hàng ngày mình đã thực sự trì giới và cố gắng trì giới chưa? Nếu có hoặc có cố gắng tất tâm phiền não, sân hận, tâm thủ chấp sẽ ngày phải giảm thiểu; ngược lại sẽ ngày càng mãnh liệt hơn.
Nhân của sân hận vốn từ cống cao, ngã mạn mà sanh. Lý do? Vì mình nghĩ mình là trên nhất, mình cao, đúng, vượt trội hơn tất cả, ngoài mình ra chẳng ai bằng mình. Bạn hãy học quán: Trên đời, ngoài mình ra, còn tất thảy mọi người đều là Thiện tri thức, mọi hành vi thiện-ác của họ đều là để cảnh tỉnh mình, giúp mình thăng tiến trên đường tu đạo. Khi ý niệm này thường hiện hữu, tất những vọng niệm sẽ dần bị đẩy lùi.
Nhân của chấp trước, không chịu bỏ qua (còn gọi nhân chấp thủ) phát xuất thì thiếu lòng từ và không chịu buông xả. Trong Tứ vô lượng tâm Phật dạy: Từ-Bi-Hỉ-Xả thì Xả là quan trọng hơn cả.
Người thiếu lòng Từ tất chẳng thể cảm thông, yêu thương, đùm bọc, quý kính kẻ khác -> không có Bi. Vì thiếu Từ-Bi nên tâm luôn sống trong tham, sân, si, mạn, phân biệt, chấp trước nên chẳng thể sanh Hỉ, vì không hỉ nên chẳng thể Xả. Đó là hiểu theo nghĩa thô. Chúng ta tu học cũng phải đi từ thô tới vi tế. Ví như bạn làm được việc thiện (có từ, có bi) lại làm với tâm hoan hỉ, không phân biệt, không tính toán thiệt hơn, làm rồi có thể quên ngay việc thiện đó rồi lại bắt tay và những việc thiện kế tiếp. Được thế có nghĩa là bạn đã hành thiện bằng tâm từ-bi-hỉ-xả.
Ngược lại, tâm muốn giúp người, hoặc giúp rồi, nhưng còn so đo, tính toán thiệt hơn, cao-thấp, lạ-quen, rồi nương chấp những việc thiện đó (muốn mọi người biết mình làm thiện; tán thán mình; hàm ơn mình, hoặc giả không được vậy thì sanh phiền não, bực tức, thoái tâm…). Như vậy có nghĩa là có từ-bi nhưng chưa thanh tịnh (vì còn có phân biệt), vì không tịnh nên đương nhiên hỉ-xả không thể hiện hữu. Đó gọi là vi tế hoặc, nghĩa là những phiền não vi tế còn vướng kẹt nơi tâm.
Sơ lược vậy để các bạn hiểu, chúng ta tu hành, chẳng phải ngày một, ngày hai đã giác ngộ, và thành đạo, trái lại nó là quá trình dài, lâu, không mỏi mệt. Tu mà thấy mỏi mệt có nghĩa là đã lạc đường và phải chấn chỉnh ngay, bằng không sẽ lạc vào ma đạo.
Tamlinh.org