04/06/2021 11:51 View: 3236

Thời mạt pháp, ai là người diệt Đạo?

Ngày Thế Tôn còn tại thế, có lần khi nói đến ngày Diệt Đạo, rằng Đạo của Ngài cũng không thể nằm ngoài quy luật thành-trụ-hoại-diệt bất biến của vô thường! rất nhiều lần người răn dạy chúng đệ tử rằng: "Ma Vương không đáng sợ, kẻ đáng sợ nhất có thể diệt đạo của ta chính là các Tỳ Kheo!"

thoi mat phap

Thời mạt pháp là gì? 

Mạt Pháp (tiếng Trung: Mòfǎ 末法; tiếng Nhật: Mappō 末法), trong tư tưởng Phật giáo Đại thừa Đông Á nhất là Tịnh độ tông, là từ chỉ giai đoạn ở đó các giáo lý mà Phật dạy (Pháp) trở nên mai một (Mạt) và chỉ còn hình thức. Trong giai đoạn Mạt Pháp đa số tu sĩ và tín đồ không hiểu hoặc hiểu sai Phật pháp. Thời điểm Mạt Pháp bắt đầu được cho là 1500 năm sau khi Thích Ca nhập niết bàn. Mạt Pháp là giai đoạn tiếp sau Chính Pháp và Tượng Pháp.

Mạt Pháp được nhắc đến trong các kinh điển Đại Thừa, ví dụ như trong Đại Tập Kinh giải thích rằng đây là "giai đoạn của các xung đột" khi những cuộc cãi vã và tranh chấp sẽ nảy sinh giữa những người tuân theo lời dạy của Phật và chân lý sẽ bị che khuất và mất đi. Trong thời đại xấu xa này, khi xã hội bị rối loạn, Phật giáo sẽ mất đi quyền lực mang lại lợi ích cho người dân, vì những người được sinh ra trong thời Mạt pháp không có hạt giống của Phật quả gieo vào họ.

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, chương 21, Phật tiên đoán rằng một boddhisatva sẽ được sinh ra trong thời Mạt pháp với trách nhiệm quảng bá Phật giáo, giúp xóa đi bóng tối và đưa con người tới chứng ngộ.

Dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni về thời Mạt pháp

Trong sáu nẻo luân hồi, nếu không tinh tấn tu luyện chắc hẳn nhiều người còn phải “ghé vào” ở các kiếp kế tiếp. Phật thấy được quá khứ vị lai, thấy được tương lai của Pháp mình đã giảng sẽ còn lại những gì. Phật thấy sự suy đồi nhân tâm. Thấy một bộ phận người (trong đó có tôi) sẽ dùng lý trí để phân tích, thậm chí thẩm định lời Phật, hiểu lệch, sai và hiểu cạn. Phật Pháp vốn đại quang minh tạng; sáng hay tối tùy thuộc và sự hiểu và hành Pháp ở mức độ nào của mỗi sinh mệnh.

Thời còn tại thế Phật dạy đệ tử: “Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, Này Ananda là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.” (Kinh Trường Bộ, bài Kinh Đại Niết Bàn). Đức Phật từng chia mốc thời gian của Pháp như sau: thời Chính Pháp (1.000 năm) - Tượng Pháp (1.000 năm) - Mạt Pháp (10.000 năm)... Theo lịch Đông phương, thời Mạt Pháp đã qua một ngàn năm đầu tiên.

Như vậy, thời đại chúng ta đang sống hôm nay, chính là thời Mạt Pháp.

Ma Vương không đáng sợ, kẻ đáng sợ nhất có thể diệt đạo của ta chính là các Tỳ Kheo

Ngày Thế Tôn còn tại thế, có lần khi nói đến ngày Diệt Đạo, rằng Đạo của Ngài cũng không thể nằm ngoài quy luật thành-trụ-hoại-diệt bất biến của vô thường! rất nhiều lần người răn dạy chúng đệ tử rằng: "Ma Vương không đáng sợ, kẻ đáng sợ nhất có thể diệt đạo của ta chính là các Tỳ Kheo!"

Đúng như vậy! Một khi Phật Tử đồng lòng, tăng đoàn hòa thuận, chư vị Tỳ Kheo nghiêm trì giới luật, chuyên tâm tu hành thì cho dù Ma Vương có bày ra trăm ngàn cạm bẫy ranh ma, muôn ức cám dỗ cũng không thể nào làm tổn hại được Chánh Pháp trường tồn!

Ngược lại: Một khi Phật Tử hoài nghi, tăng đoàn bất thuận, chư vị Tỳ kheo xuề xòa, qua loa, xem thường giới luật, ngã mạn sân si, tham danh, cầu lợi, không cầu giác ngộ, chạy theo hào nhoáng bên ngoài, nội tâm bất định, thì đó là thời khắc Diệt Đạo đang đến gần!

Như một người mang trọng bệnh, nếu bệnh do tác nhân bên ngoài sẽ dễ bề điều phục, thoái triệt, nhưng nếu là bệnh do chính sự xung đột nội tại giữa các cơ quan trong cơ thể thì rất khó lòng chữa trị, cứu giúp!

GIỮ GÌN CHÁNH NIỆM, NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT

Vì vậy cho nên cách để mỗi người chúng ta HỘ TRÌ CHÁNH PHÁP, GIỮ GÌN TAM BẢO không gì có thể tốt hơn việc GIỮ GÌN CHÁNH NIỆM, NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT!

Tự soi, tự sửa, xét rọi tự tánh, diệt đoạn sân si, xa rời danh lợi, dập tắt ngã mạn, cô lập dục niệm. Đó mới là sự Hộ Trì chân chánh nhất đối với Chánh Pháp Thế Tôn, hơn muôn vạn lần việc lập chùa, tạc tượng, in kinh, thí pháp!

Cho nên, làm Phật Tử chúng ta phải ngày ngày vun bồi đức tin! Một khi tâm hoài nghi sanh khởi là ta tự đoạn diệt con đường về với Chánh Đạo Thích Ca.

Khi tham gia sanh hoạt với Tăng đoàn, phải diệt thoái cái Ta, chỉ còn cái TĂNG, hãy là người luôn luôn góp sức trong mọi pháp sự, nhưng không cần phải được xướng tên trong mọi pháp hội Tăng Đoàn! Lặng lẽ như mặt hồ, nhưng lòng dạt dào như dòng thác đổ!

Chánh Pháp có bị đoạn diệt hay không là do chính bản thân mỗi vị Tỳ Kheo, bản thân của mỗi Tăng Đoàn chứ không bởi một thế lực bên ngoài hay bởi tại Ma Vương! Vì Tâm Ma của chính ta còn nguy hại hơn gấp trăm vạn lần ma chướng!

Hy vọng tất cả liễu ngộ, tinh tấn!

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

tu hanh

Đạo - chính là con đường!

Muốn đi đến nơi phải có phương hướng, muốn đi đúng đường phải có lề lối, kỹ cương!

Với người Phật tử tại gia đương sống trong đời: Cần phải tuân thủ mọi quy định, chính sách, pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan, công ty, giữ gìn ngũ giới tại gia của người Phật Tử. Sống chân thành bát ái, chia sẻ, bao dung. Giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, góp sức, chung tài xây dựng quê hương, đất nước phồn thịnh, ấm no.

Với chư vị đồng tu đã rời thế tục: Nên giữ gìn giới luật như con ngươi trong mắt của mình, đừng để tâm vọng tục, đừng soi xét người khác trước bản thân, hãy gìn giữ Chánh Pháp ngay bên trong chính mỗi vị tỳ kheo, nghiêm chỉnh hành trì đầy đủ, tinh tấn mọi trách phận được Chùa, Tự, Giáo Hội giao phó.

Đối với chư vị đồng tu mật ẩn (không tham gia giáo hội, tăng đoàn): Hãy chuyên cần sớm tối thụ trì giáo pháp Thích Ca, đừng để mình sa ngã vào tà pháp, ngoại đạo, tinh tấn dũng mãnh vượt thắng mọi chướng ngại, khó khăn, từng ngày gột rửa tâm mình, hãy tu cho tốt trước khi độ đời. Phật pháp thâm sâu vô tận, không chỉ ở nơi kinh điển mới có thể tu hành, mà còn phải tự mình đốn ngộ, khai tâm!

Tổng hợp từ Wiki + Thư viện hoa sen + bài giảng của sư thầy Tuệ Minh (Quy luật tam giới)