04/06/2021 11:33 View: 4919

Pháp thiền niệm Phật

Đây là phương pháp tu hành cho người sơ cơ. "Bài học vỡ lòng" cho những ai bắt đầu tu tập tại gia (Phật tử tại gia & cư sĩ tại gia)

phap thien niem phat

Chúng ta trước khi vào công phu nên lậy Phật sám hối trước.

Khi bắt đầu công phu hãy chắp tay trước ngực chí thành khấn nguyện rằng:

NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT (3 lần)
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT (3 lần)

NGUYỆN XIN 10 PHƯƠNG CHƯ PHẬT BAN ÂN QUANG CHÂN NHƯ CỦA PHẬT, ÁNH SÁNG XANH CỦA TRỜI CHIẾU SOI CHO HẾT THẨY HỮU TÌNH CHÚNG SINH ĐANG ĐAU KHỔ XUNG QUANH CON, CÁC OAN GIA TRÁI CHỦ QUÁ KHỨ HIỆN TẠI - CÙNG ÔNG BÀ CHA MẸ GIA TIÊN TIỀN TỔ, THÂN BẰNG QUYẾN THUỘC ĐỜI NÀY CÙNG CÁC ĐỜI QUÁ KHỨ VỀ TRƯỚC CỦA CON - ĐỀU ĐƯỢC NƯƠNG NHỜ CÔNG ĐỨC CON NIỆM PHẬT-NIỆM PHÁP-NIỆM TĂNG MÀ ĐƯỢC AN VUI MÁT MẺ, LÌA KHỔ ĐƯỢC VUI, ĐỒNG VÃNG SINH CỰC LẠC.

NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT (3 lần)

Bắt đầu vào thời khóa công phu: 

1. Ta niệm 21 niệm A MI ĐÀ PHẬT xong rồi đọc kinh.

2. Niệm Phật xong sau đó đọc kinh: KINH ĐỊA TẠNG hoặc KINH VÔ LƯỢNG THỌ (chọn một trong hai bộ kinh trên, cả đời chỉ nên trì một bộ kính) có thể đọc một vài phẩm rồi hôm sau công phu lại đọc tiếp phẩm tiếp theo.

3. Đọc Kinh xong ta chí thành ngồi ngay ngăn ngồi Thiền niệm Phật (ngồi như tư thế ngồi thiền), niệm A MI ĐÀ PHẬT, niệm thành tiếng đều đều trậm dãi rõ ràng từng âm từng âm.

Khi niệm Phật thành tiếng mệt rồi thì ta niệm thầm trong tâm đều đều nhịp nhàng theo hơi thở vào ra chậm rãi sâu đều....dù niệm trong tâm cũng phải nghe rõ từng câu từng chữ A MI ĐÀ PHẬT. 

Khi nào toàn thân đau nhức không chịu nổi thì xả. 

Đây gọi là Thiền-Tịnh song tu, khi ngồi Thiền Niệm Phật ta nên ngồi dưới đất không kê gì cả để được lưu thông khí huyết cân bằng âm dương. Không ngồi trên thảm tọa đàm.

Nếu có ngồi trên vật gì đó thì vật đó cũng phải là thứ tự nhiên như cỏ hoặc chiếu làm bằng cói, còn cái gì là nhân tạo thì sẽ không thể lưu thông được khí huyết.

4. Sau khi xả thiền rồi niệm 21- 108 lần danh hiệu Quán Thế Âm hoặc Địa Tạng Bồ Tát.

5. Khi chúng ta công phu ĐỌC KINH-NIỆM PHẬT, hoặc làm bất kỳ một việc công đức thiện lành nào thì chúng ta đều chắp tay khấn nguyện hồi hướng như sau:

ĐỆ TỬ CON TÊN HỌ...NAY CÔNG PHU TU HÀNH ĐỌC KINH-NIỆM PHẬT, hoặc TỌA THIỀN NIỆM PHẬT, hoặc PHÓNG SINH THẢ VẬT, HOẶC CÚNG DƯỜNG TAM BẢO...v.v...

THAY ÔNG BÀ CHA MẸ, GIA TIÊN TIỀN TỔ, THÂN BẰNG QUYẾN THUỘC ĐỜI NÀY CÙNG CÁC ĐỜI QUÁ KHỨ VỀ TRƯỚC CỦA CON. 
THAY SƯ TRƯỞNG, THAY OAN GIA TRÁI CHỦ QUÁ KHỨ HIỆN TẠI LẬP CÔNG ĐỨC.

VÀ THAY ÔNG...HOẶC BÀ...HOẶC AI ĐÓ MÀ TA MUỐN HỒI HƯỚNG RIÊNG BIỆT THÌ TA THÊM VÀO (tức là ta thêm người hoặc con vật hoặc chúng sinh nào đó mà chúng ta muốn hồi hướng vào đoạn cuối này chứ không phải là chúng ta chỉ hồi hướng riêng cho mỗi họ nhé).
CÙNG HẾT THẨY CHÚNG SINH TRONG TẬN HƯ KHÔNG TRỌN KHẮP PHÁP GIỚI, ĐỀU ĐƯỢC NƯƠNG NHỜ CÔNG ĐỨC NÀY MÀ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, LÌA KHỔ ĐƯỢC VUI ĐỒNG VÃNG SINH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.

Nguyện xong rồi thì chúng ta lễ Phật ba lễ, vừa lễ vừa niệm:

NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT: CHÚNG CON NGUYỆN CẦU ĐỒNG VÃNG SINH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.

Như vậy là kết thúc thời khóa viên mãn.

6. Ngoài thời khoá công phu thì đi đứng nằm ngồi đều khởi tâm niệm A MI ĐÀ PHẬT trong tâm, niệm rõ nghe rõ nhịp nhàng theo hơi thở. 

Tâm luôn nhớ Phật tâm luôn niệm Phật. 

Khi đi ngủ thì từ khi nhắm mắt lại chỉ chuyên tâm niệm Phật trong tâm cho đến khi chìm vào giấc ngủ.

Tức là chúng ta thiền niệm Phật nhịp nhàng theo hơi thở vào ra ko chỉ khi ngồi công phu. Mà mọi công việc hàng ngày đi đứng nằm ngồi trong tâm đều khởi câu Phật hiệu A MI ĐÀ PHẬT nhịp nhàng theo hơi thở vào ra.

NGÀY HAI THỜI CÔNG PHU SÁNG - TỐI.

NẾU BẬN THÌ CÔNG PHU MỘT THỜI SÁNG HOẶC TỐI.

NẾU QUÁ BẬN THÌ CÓ THỂ CHỈ NGỒI NIỆM PHẬT KHOẢNG 15 - 30 PHÚT XONG HỒI HƯỚNG CŨNG ĐƯỢC MIỄN LÀ KHÔNG BỎ NGÀY NÀO ĐỂ KHÔNG ĐỨT MẠCH CÔNG PHU. 

TU TRÌ NHƯ VẬY TỪ 3 NĂM TRỞ ĐI THÌ HÀNH GIẢ MỚI BẮT ĐẦU CÓ CHÚT CÔNG PHU ĐẮC LỰC.

Tamlinh.org

Nguồn: Độ Nhân

Tamlinh.org xin TRI ÂN CÔNG ĐỨC ĐỘ NHÂN NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !