Nhờ vô số các khám phá khảo cổ học được tìm thấy trên khắp thế giới mà chúng ta hiểu lịch sử nhân loại phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng. Sau đây là 10 khám phá khảo cổ bí ẩn đi kèm với những câu hỏi chưa có lời đáp.
Thành phố ngầm Derinkuyu. (Ảnh qua The Vintage News)
1. Thành phố ngầm Derinkuyu
Thành phố ngầm Derinkuyu nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ, được xây dựng từ hàng ngàn năm trước và được xem là thành phố ngầm lớn nhất hành tinh. Đó là một thành tựu kỹ thuật cổ đại hết sức độc đáo. Đến bây giờ người ta vẫn chưa thể khám phá ra làm thế nào mà người thời đó có thể đào hàng trăm mét vào sâu trong lòng Trái Đất để xây dựng thành phố.
Giếng thông gió sâu thẳm ở thành phố ngầm Derinkuyu. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Lịch sử và nguồn gốc của thành phố vẫn còn là một điều bí ẩn. Chưa một ai có thể giải thích đầy đủ về lý do và cách thức xây dựng thành phố.
Một số chuyên gia đã đưa ra giả thuyết rằng người cổ đại xây dựng thành phố này để tránh các đợt biến đổi khí hậu.
Thành phố ngầm Derinkuyu bí ẩn và câu chuyện về thảm họa mùa đông
2. Hang Long Du
Hang Du Long. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Hang Long Du là quần thể các hang động được chạm khắc nhân tạo có niên đại hơn 2.000 năm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Quần thể này là một trong những công trình lớn nhất từng được bàn tay con người khai quật.
Hang được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1992, đến nay đã có 24 hang động được tìm thấy. Một hang trong số đó đã được phát triển thành địa điểm thu hút khách du lịch.
Thú vị là cho đến nay vẫn chưa tìm thấy ghi chép lịch sử nào kể chi tiết về việc di dời hơn 1.000.000 mét khối đá để xây dựng công trình.
3. Những khối cầu đá khổng lồ
Khối cầu đá được khai quật tại Costa Rica. (Ảnh qua Curiosmos)
Trên Trái đất có một số khối cầu đá khổng lồ, được phát hiện ở một vài lục địa. Costa Rica là nơi có nhiều cầu đá nhất, châu Âu và một số nơi khác cũng được ghi nhận có những khối cầu đá này.
Năm 1930, khi các công nhân ở Costa Rica khai hoang rừng để xây dựng đồn điền chuối, họ phát hiện ra những quả cầu đá đầu tiên. Không ai hiểu rõ các quả cầu được chế tạo vì mục đích gì.
4. Đại kim tự tháp Giza có khả năng tạo ra năng lượng
Đại kim tự tháp Giza. (Ảnh: Dash, JAEA)
Đại kim tự tháp Giza là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng nhất từng được xây dựng từ thời cổ đại. Đó là kỳ quan cổ đại duy nhất vượt qua thử thách của thời gian để vẫn còn tồn tại cho đến nay.
Chúng ta chỉ biết kim tự tháp vĩ đại này đã được xây dựng từ hàng ngàn năm trước nhưng về mục đích thật sự của nó thì chưa ai khám phá ra. Có người cho rằng nó dùng để làm lăng mộ, tuy nhiên chưa có bằng chứng cụ thể để hỗ trợ cho giả thuyết này.
Theo một nghiên cứu năm 2018 công bố trên Tạp chí Vật lý ứng dụng, Đại kim tự tháp Giza có thể tập trung năng lượng điện từ trong các buồng rỗng của nó. Sau đó, nó tập trung năng lượng điện từ ở mức thấp hơn xuống bên dưới bề mặt.
5. Đá nguyên khối cực lớn bị cắt với độ chính xác như cắt bằng tia laser
Tảng đá Al-Naslaa ở Ả Rập Saudi. (Ảnh qua Curiosmos)
Nhân loại ngày nay đã tìm ra rất nhiều những công trình do các nền văn minh cổ đại xây dựng. Trong đó, khiến người ta hết sức kinh ngạc có một tảng đá lớn gọi là Al-Naslaa ở Ả Rập Saudi.
Không giống bất cứ tảng đá nào bạn từng thấy, nó được cắt làm đôi với độ chính xác như được cắt bằng tia laser. Hai nửa tảng đá cân bằng hoàn hảo và trên bề mặt có các biểu tượng chạm khắc phức tạp.
6. Khu định cư Mohenjo-Daro
Khu định cư Mohenjo Daro. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Năm 1992, khi nhà khảo cổ học Ấn Độ R. Banardzhi tìm thấy những tàn tích cổ xưa bên bờ sông Ấn, họ đã khám phá ra Mohenjo-Daro. Đây là một trong những khu định cư lớn nhất của nền văn minh thung lũng Indus cổ đại, được xây dựng vào khoảng 2500 TCN.
Đó cũng là một trong những thành phố lớn đầu tiên trên thế giới, cùng thời với các nền văn minh của Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà, Minos ở đảo Crete và Norte Chico. Tuy nhiên, mức độ phát triển của nó vượt xa mọi thành phố khác tồn tại vào thời điểm đó.
Người ta cho rằng thành phố bị phá hủy sau một biến cố thảm khốc. Các giả thuyết trong sử thi gợi lên rằng có thể người ngoài hành tinh đã tiếp tay hủy diệt thành phố.
7. Vết lún đường xe thô sơ ở Malta
Dấu vết các bánh xe ở di tích Misrah Ghar il-Kbir. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Di tích thời tiền sử có tên Misrah Ghar il-Kbir gần Vách đá Dunli ở Malta đã trở nên nổi tiếng với một loạt các dấu bánh xe bí ẩn lún sâu hằn trên nền đá. Đó là một mạng lưới phức tạp gồm các đường rãnh như đường bánh xe được khoét lên đá và được các chuyên gia gọi là “vết lún xe thồ”.
Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác niên đại và mục đích của các vết tích. Tuy nhiên, họ cho rằng di tích này xuất hiện khoảng năm 2000 TCN khi những người Sicily đến đây để bắt đầu thời đại đồ đồng ở Malta.
Riêng nhà địa chất học người Nga – Tiến sĩ Alexander Koltypin thì cho rằng các dấu vết bí ẩn có thể có niên đại lên đến hàng triệu năm tuổi, thậm chí đó có thể là vết tích của các nền văn minh cổ đại tiên tiến tồn tại trên Trái đất trước khi lịch sử được viết.
8. Khối đá Atlantis của Nhật Bản
Khối đá Atlantis của Nhật Bản. (Ảnh qua Curiosmos)
Đó là khối đá nguyên khối bí ẩn, được tìm thấy dưới biển Nhật Bản. Người hướng dẫn lặn tên Khachiro Arataki là người đầu tiên phát hiện ra khối đá này.
Nó còn được gọi là đài kỷ niệm dưới nước của đảo Yonaguni vì hình dạng của nó trông như một kim tự tháp lớn chìm dưới đáy đại dương. Một số chuyên gia cho rằng đó là bằng chứng của các nền văn minh phức tạp trước kỷ băng hà cuối cùng trên Trái Đất.
9. Con dao khổng lồ
Con dao khổng lồ do 3 người thợ lặn tìm thấy. (Ảnh qua Curiosmos)
Bức ảnh trên cho thấy ba người thợ lặn đang cầm một vật giống như một con dao khổng lồ. Nó xuất hiện trên các mạng xã hội như (Facebook, Reddit), ngoài ra không có thông tin gì khác về bức ảnh.
Có người cho rằng bức ảnh trên là giả mạo. Tuy nhiên cũng có người cho rằng hình ảnh trên không phải là trò đùa và những cổ vật như thế này buộc chúng ta phải tìm tòi nhiều hơn về những giai đoạn lịch sử mà chúng ta chưa biết.
Mặt nạ kim loại hiếm ở ngoài khơi Florida. (Ảnh qua Curiosmos)
Theo các chuyên gia, chiếc mặt nạ này có niên đại ít nhất 10.000 năm, được chế tạo ở Nam Mỹ từ hợp kim các kim loại quý hiếm. Điều gây ngạc nhiên hơn nữa là hợp kim này có chứa Iridium – kim loại quý hiếm nhất trong vỏ Trái Đất và có khả năng chống ăn mòn mạnh nhất.
Chiếc mặt nạ quý này được cho là cổ vật bị thất lạc trong chuyến tàu chìm gần Florida (nước Mỹ) khi đang đi từ Nam Mỹ đến châu Âu. Rất có thể nó đã bị những kẻ đột nhập lăng mộ Tây Ban Nha đánh cắp từ hàng ngàn năm trước.
Nguồn: TH - Theo Curiosmos