21/07/2021 16:06 View: 1208

Tác tại khi uống vitamin C, D, kẽm (Zn) QUÁ LIỀU mùa dịch

Trước tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát và phức tạp tại nhiều tỉnh thành, mọi người đổ xô đi mua thêm Vitamine C, vitamine D3 và kẽm (Zn) theo lời khuyên từ đâu đó bên Mỹ. Vitamine nói chung là tốt nhưng việc bổ sung không đúng cách (nhiều quá, hoặc ít quá) sẽ dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

bo sung vitamin mua dich
Những lưu ý khi bổ sung vitamin trong mùa dịch
 
Để bạn đọc hiểu sâu hơn về 3 loại này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ bộ để mọi người nắm nhé.

Vitamine C

Như mọi người đều biết Vitamin C là một chất có rất nhiều ích lợi đối với sức khỏe con người. Thế nhưng không phải cứ uống vitamin C càng nhiều là càng tốt.

Liều khuyên dùng vitamin C

Liều lượng vitamin C được khuyên dùng mỗi ngày đối với người ở từng nhóm tuổi cụ thể như sau:
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 15mg
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 25mg
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 45mg
  • Trẻ vị thành niên 14 – 18 tuổi: 75mg (với nam) và 65mg (với nữ)
  • Người lớn trên 19 tuổi: 90mg (với nam) và 75mg (với nữ)
Một số trường hợp đặc biệt cần bổ sung thêm vitamin C như:
  • Người hút thuốc lá nên bổ sung thêm 35mg/ ngày so với liều khuyên dùng
  • Phụ nữ khi mang thai nên bổ sung 85mg vitamin C mỗi ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú nên bổ sung 120mg vitamin C mỗi ngày

Tác dụng phụ khi sử dụng vitamin C

Ngoài các tác dụng chính điều trị bệnh, Vitamin C cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:
  • Khó thở
  • Phát ban
  • Sưng môi, lưỡi, họng hoặc mặt
  • Tiêu chảy, co rút dạ dày
  • Ợ nóng, buồn nôn

Tác hại của việc thừa vitamin C

Thừa vitamin C cũng có thể dẫn tới nhiều tác hại. Nếu dùng vitamin C liều cao kéo dài, có thể gặp các tác dụng không mong muốn như
  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, loét dạ dày, tá tràng,
  • Đau đầu, mất ngủ, viêm bàng quang, tăng tạo sỏi thận, gây bệnh gút, giảm độ bền hồng cầu,
  • Cản trở hấp thụ vitamin A, B12 và có thể gây ra hiện tượng ức chế ngược nếu ngừng đột ngột,.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai dùng vitamin C ở liều cao trong thời gian dài có thể gây ra những nhu cầu bất thường ở thai nhi, từ đó dẫn đến bệnh scorbut sớm ở trẻ.

2. Vitamine D3

Vitamine D có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Giúp tăng cường tái hấp thu Calci, phospho ở thận, đảm bảo cho quá trình tạo xương, tránh loãng xương. Nó còn đóng vai trò trong chuyển hóa phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hóa hormon, giảm thiểu chứng viêm sưng.
 
Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo tồn tại ở hai dạng: Vitamin D3 cholecalciferol) và Vitamin D2 (ergocalciferol). Theo đó, Vitamin D3 tốt hơn các loại Vitamin D khác và làm tăng nồng độ vitamin D trong máu cao gần gấp đôi so với Vitamin D2.

Liều lượng dùng Vitamine D3

Lượng cơ thể cần phụ thuộc vào tuổi và các yếu tố nguy cơ. Khuyến nghị về liều hằng ngày là:
  • 200IU đối với người dưới 50 tuổi và
  • 400IU đối với người từ 51-70 và
  • 600 IU đối với người trên 70.
  • Đối với trẻ đang bú mẹ thì người mẹ nên uống liều 400IU vitamin D bổ sung ngay sau sinh và uống cho đến khi bé thôi bú.
  • Đối với trẻ lớn thì lượng vitamin D khuyến nghị hằng ngày là 400IU.

Tác dụng phụ của Vitamin D3:

Vitamin D3 ở liều bình thường hầu như không có tác dụng phụ. Tác dụng phụ hay gặp khi dùng quá 2.000IU vitamin D là tối đa trong 1 ngày.
 
Thực tế, việc có quá nhiều vitamin D có thể
  • Gây tăng mức canxi trong máu.
  • Nếu quá liều có thể buồn nôn/nôn, táo bón, biếng ăn, tăng khát nước, tăng đi tiểu, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi bất thường.
  • Có thể phát ban, ngứa /sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.

3. Kẽm (Zn)

Kẽm (Zn) là một nguyên tố có mặt trong tự nhiên. Trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố vi lượng, chúng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, vai trò của nguyên tố này đối với sức khỏe là rất quan trọng
  • + Phát triển bộ não
  • + Củng cố hệ miễn dịch. Có lẽ vì thế mà họ khuyến cáo dùng: Zn kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch (các đại thực bào, lympho bào B và T), tạo thành một hàng rào miễn dịch vững chắc, giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.
  • +Phát triển xương, phát triển thai nhi
  • +Điều hòa chức năng hệ nội tiết
  • +Zn tham gia vào sự hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như đồng, nhôm, mangan, magie, canxi,… cùng rất nhiều các enzym khác trong cơ thể
  • +Zn tham gia vào sự hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như đồng, nhôm, mangan, magie, canxi,… cùng rất nhiều các enzym khác trong cơ thể

Bổ sung Kẽm với liều lượng thích hợp:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2 mg/ ngày.
  • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5 mg/ ngày.
  • Trẻ từ 3 - 13 tuổi: 10 mg/ ngày.
  • Người lớn: 15 mg/ ngày.
  • Phụ nữ có thai: 15 - 25 mg/ ngày.

Các thực phẩm bổ sung kẽm tốt nhất

Bạn có thể tham khảo các thực phẩm dưới đây để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày nhằm ngăn ngừa thiếu kẽm cho gia đình:
  • Các loại hạt: các loại đậu, ngô, lúa mì,… là nguồn bổ sung Zn quan trọng và dễ kiếm. Cứ 100 gam hạt ngũ cốc cung cấp tới 52 mg Zn cho cơ thể.
  • Thịt: Thịt là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày và cũng là nguồn cung cấp Zn lớn nhất, đặc biệt là thịt bò, thịt lợn, thịt gà tây, thịt cừu.
  • Động vật có vỏ: Tôm, tôm hùm, sò, hàu, hến,… không chỉ là những thực phẩm ngon mà còn là nguồn bổ sung Zn rất lớn cho cơ thể.
  • Rau quả, nấm: Trái cây và các loại rau củ là nguồn bổ sung Zn dễ kiếm và rẻ tiền. Trong đó không thể không nhắc đến rau chân vịt và các loại nấm.

Tác dụng phụ khi bổ sung kẽm quá mức

Dưới đây là những tác dụng phụ của kẽm mà bạn có thể gặp phải khi hấp thụ chất này quá mức cho phép:
  • Mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn.
  • Hạn chế hệ miễn dịch hoạt động.
  • Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
  • Mất khứu giác.
  • Giảm khả năng hấp thụ đồng và tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.
Trên đây là các hiểu biết sơ bộ về 3 loại vitamine, khoáng chất mà mọi người dùng rất nhiều hiện nay. Hãy tham khảo và sử dụng sao cho phù hợp nhất.
 
Tổng hợp