Phong tục

Những phong tục tâm linh người xưa hay làm trong Tết Đoan Ngọ

Theo các cụ xưa, mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ sáng thức dậy phải giết sâu bọ ngay vì thường ngày chúng ẩn sâu trong bụng, chỉ ngày Đoan Ngọ mới ngoi lên, cần phải dùng thức ăn để diệt trừ chúng như rượu nếp, bánh tro, các hoa quả có vị chua chát, uống rượu Hùng Hoàng, xương bồ, nước dừa… để trừ độc.



Tại sao người chết phải buộc chân tay?

Khi nhà có người thân vừa qua đời, các gia đình thường làm lễ mộc dục (tắm gội) cho người đã khuất và trước khi nhập quan (bỏ vào quan tài) thì có nơi sẽ dùng dây vải để cố định tay, chân, vai...của người đã khuất lại. Vậy việc làm này có mang ý nghĩa tâm linh gì không? Tại sao người chết phải buộc chân tay?... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu.

Than khóc khi người thân qua đời có nên không?

Vì rất đau lòng khi người thân qua đời nên chúng ta thường than khóc, thậm chí là khóc lóc vật vã và thảm thiết. Âu cũng là lẽ thường tình và dễ hiểu, vì mất đi một người thân là sự đau khổ tột độ mà người còn sống phải gánh chịu. Tuy nhiên, các sư thầy lại khuyên chúng ta không nên than khóc, tại sao lại vậy? Người sống than khóc thì người chết có bị gì không? Tại sao phải tránh để rơi nước mắt vào áo quan khi niệm?... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu. 

Vì sao họ Giàng (Già) người Mông sợ ăn tim động vật?

Có nhiều mẩu chuyện giải thích vì sao họ Giàng (Già) người Mông không ăn tim động vật. Có những câu chuyện còn thấm đẫm nước mắt hơn... Nhưng đây là một câu chuyện mà có lẽ hỏi người già nào trong làng người Mông bạn cũng sẽ được nghe kể.

Thổ công là gì? Cách thức thờ cúng thổ công?

Để giúp mọi người hiểu thêm về vị Thổ Công Tinh Quân tôi sẽ trích đăng lại một vài cuộc đối thoại giữa một nhà sư và một vị Thổ Công, hy vọng mọi người có thêm kiến thức để nhận biết được những việc gì nên làm, những việc không nên làm khi thờ cúng thổ công.

Phần mộ tổ tiên ảnh hưởng đến con cháu như thế nào?

Mồ mả (mộ phần) của tổ tiên là một phần vô cùng quan trọng trong tâm linh người Việt. Có thể coi nó giống như gốc rễ, cội nguồn cung cấp nguồn sống, lương thực nuôi dưỡng toàn bộ khí huyết vận mệnh của con cháu đời sau. Vậy ảnh hưởng từ phần mộ của tổ tiên lên con cháu trong tương lai như thế nào? 

Hướng dẫn bày mâm ngũ quả ngày Tết ĐÚNG theo phong thuỷ

Ngày Tết, ngoài thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ thì trên ban thờ gia tiên các gia đình luôn có một mâm ngũ quả. Dù miền Bắc hay miền Nam, mâm ngũ quả  cũng được bày trang trọng ở chính giữa ban thờ gia tiên. Vậy mâm ngũ quả gồm những quả nào và ý nghĩa của mâm ngũ quả là gì? Cách bày mâm ngũ quả chuẩn theo phong thuỷ để tăng tài lộc trong năm mới?

Thánh thần Thiên Phủ trong Tứ Phủ Vạn Linh

“Thiên sinh vạn vật, duy nhân tối linh”

Từ thuở nguyên sơ, khi con người chưa thể giải thích cho những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống đã hình thành tập tục tôn thờ các yếu tố tự nhiên.

Thần hổ xám báo thù (Phần 14)

Cái chết của thần hổ

Khi con hổ khổng lồ, cùng một con hổ nữa đi theo, quắp cháu gái ông Trương Văn Tiện (Cẩm Lệ, Thạch Thành, Thanh Hóa) tha đi, không ai dám ra khỏi cửa. Riêng ông Tiện dắt dao vào lưng, rồi vác súng đuổi theo. Đuổi đến bãi nước, chỗ hổ xám từng ăn thịt bà Trương Thị O, thì thấy thần hổ xám đang xé xác người cháu gái Trương Thị Sen.

Thần hổ xám báo thù (Phần 13)

“Ác thú” ăn thịt hai thiếu nữ

Tưởng rằng cái chết của thợ săn hổ khét tiếng Đinh Văn Riệc sẽ khép lại chuỗi ngày trả thù dài dằng dặc của thần hổ xám, với vô số người đã mất mạng, thế nhưng, thần hổ xám vẫn tiếp tục hoành hành.

Thần hổ xám báo thù (Phần 12)

Cái chết bi tráng của trụ cột họ Đinh

Như đã nói ở kỳ trước, con hổ khổng lồ đã giết 3 người đi rừng và ăn một phần thi thể họ. Ăn không hết, nó bỏ đi, khi nào đói tiếp tục quay lại ăn. Ông Riệc đã làm giàn bắn tại nơi có xác 3 người đi rừng.

Thần hổ xám báo thù (Phần 11)

 Diệt hổ khổng lồ

Sau khi bà Đinh Thị Đào (Thành Yên, Thạch Thành, Thanh Hóa) bị thần hổ ăn thịt bên suối, thì thần hổ xám tiếp tục gây họa ở xã Thành Vinh, cách xã Thành Yên vài km.

Thần hổ xám báo thù (Phần 10)

Người đàn bà họ Đinh mất mạng

Theo chân ông Đinh Xuân Ngân và ông Đinh Văn Trinh, chúng tôi tìm đến con suối cách gốc gạo khổng lồ chừng 200m. Con suối nhỏ, nước trong vắt chảy ra từ dãy đá vôi thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương.

Thần hổ xám báo thù (Phần 9)

Thợ săn mất mạng

Người bị hổ xám ăn thịt kinh dị ở ngay gốc gạo sau thiếu nữ Đinh Thị Son là ông Cổ Dứa, anh em trong họ với ông Đinh Văn Riệc, cùng tuổi với ông Riệc.

Thần hổ xám báo thù (Phần 8)

Sau khi thiếu nữ Đinh Thị Son, cô gái xinh đẹp của dòng họ Đinh ở xứ Mường, xã Thành Yên (Thạch Thành, Thanh Hóa) bị thần hổ xám giết hại, thì cả xứ Mường Thành Yên sôi sục căm thù.

Thần hổ xám báo thù (Phần 7)

Như đã nói ở kỳ trước, khi thiếu nữ Đinh Thị Son, con gái ông Đinh Văn Riệc (Thành Yên, Thạch Thành, Thanh Hóa), cùng đám bạn vào rừng lấy củi, đã giáp mặt hổ xám khổng lồ. Trong khi mấy cô bạn tắm dưới suối, thì Son ngồi đợi dưới gốc cây Bồ Hòn.