04/06/2021 11:46 View: 9122

Than khóc khi người thân qua đời có nên không?

Vì rất đau lòng khi người thân qua đời nên chúng ta thường than khóc, thậm chí là khóc lóc vật vã và thảm thiết. Âu cũng là lẽ thường tình và dễ hiểu, vì mất đi một người thân là sự đau khổ tột độ mà người còn sống phải gánh chịu. Tuy nhiên, các sư thầy lại khuyên chúng ta không nên than khóc, tại sao lại vậy? Người sống than khóc thì người chết có bị gì không? Tại sao phải tránh để rơi nước mắt vào áo quan khi niệm?... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu. 

than khoc khi nguoi than qua doi

Xem thêm: Con người sau khi chết linh hồn sẽ đi về đâu?

Tại sao không nên than khóc khi nhà có người sắp mất?

Tâm thức của người sắp qua đời rất nhạy bén. Tử thư Tây Tạng có ghi rằng “Khi người sắp chết nghe và thấy người thân khóc lóc thảm thương bên cạnh họ thì sự cảm nhận đau đớn của họ gia tăng khủng khiếp.

Vì thế mà người thân phải cố gắng làm sao giữ cho phút lâm chung của người sắp mất được yên lặng – thanh thản có thế người ấy mới ra đi một cách tự nhiên, an bình.”

Hãy tế nhị cho họ biết họ sắp phải từ giã thế gian. 

Ngoài ra, cũng theo Tử thư Tây Tạng viết về sự Chết thì giai đoạn này quả là rất tế nhị, lạ lùng mà ngày nay các nhà nghiên cứu về sự chết tại một số Đại học Mỹ rất lấy làm ngạc nhiên vì tính chất vi diệu, lạ lùng và cũng đầy tính khoa học bên trong sự mô tả nếu chịu để tâm nghiên cứu, khảo sát?

Vậy, ta hãy xem qua một số tư liệu liên quan tới Sự Chết được ghi lại trong bộ Tử Thư này:

Khi Chết, cái thân xác thì nằm bất động, chỉ có phần như sương khói là Thần thức thoát ra khỏi cơ thể. Theo tài liệu trong Tử thư thì lúc bấy giờ người Chết đang ở trong cỏi Trung ấm, chưa nhận thức được là mình đã thực sự chết rồi mà cứ nghĩ là mình đang còn sống bình thường. Giai đoạn này quả thật là phức tạp, khó khăn. Vì cứ nghĩ là mình còn sống tự nhiên nên vẫn đi lại cũng ra vào nhà, cũng tiếp xúc gần gũi với vợ con, bạn, hàng xóm láng giềng. Nhưng có điều là không ai trông thấy họ dù họ làm đủ mọi cách như xô đẩy, cản đường, kêu gọi… họ vẫn không thể làm cho bất cứ ai thấy được họ, họ cũng thấy gia đình, bà con nói về họ, nhắc nhở họ. 

Lý do lúc bấy giờ họ không còn cái thân vật chất, vật lý và Hoá học như trước đây nữa.. Rồi khi họ thấy trong nhà bày biện bàn thờ khói hương nghi ngút, có ảnh của họ phóng lớn đặt lên đó nữa thì họ rất phân vân tưởng như là mơ, nhưng rồi thấy người thân vật vã khóc lóc khiến dần dần họ hiểu ra rằng mình đã chết – Mặc dầu, họ vẫn trong tình trạng mơ hồ phân vân không nhận định hoàn toàn rõ rệt tình huống của họ lúc ấy.
 
Sự phân vân mê mờ của người đã mất không biết rõ tình trạng, hoàn cảnh của mình như vậy rất tai hại vì trong vòng 49 ngày nếu tâm thức họ cứ mơ mơ màng màng không rõ rệt thì họ lại càng khó phản ứng thích hợp thuận lợi với những gì đang chờ đợi họ bên kia của tử… 

Do đó các vị Đại sư thường căn dặn các đệ tử khi ở cạnh người sắp qua đời hãy tế nhị cho họ biết rõ là họ sẽ phải từ giã cõi thế gian – đó là điều mà bất cứ ai cũng đều phải trải qua không sớm thì muộn – Biết được chắc chắn như thế thì họ sẽ mạnh dạn và dứt khoát ra đi, với ý thức là mình đã thực sự chết rồi 

Điều đó sẽ giúp họ đối phó với những tình huống bất ngờ sẽ xuất hiện khi họ ở vào giai đoạn Trung ấm – giai đoạn mà những gì xuất hiện thường sẽ rất lạ lùng, hiếm thấy khi họ còn đang sống như: ánh sáng lạ toả ra chiếu vào họ, và cả âm thanh nữa: Về ánh sáng thì có nhiều loại ánh sáng đủ mọi cấp độ sáng tối và màu sắc khác nhau. Lúc bấy giờ họ nên tránh xa loại ánh sáng nào, nên vào với ánh sáng nào… Chính lúc này là lúc quan trọng, phải biết rõ, âm thanh nào nên tới, ánh sáng nào nên lìa xa..để khỏi đi vào 6 đường lục đạo xấu xa tai hại do tâm thức mơ hồ lầm lạc.

Tại sao không để nước mắt rơi vào quan tài hay người chết

Theo quan niệm xưa thì người nhà không để nước mắt rơi vào người chết vì nếu người sống đau buồn, khóc nhiều thì người đã khuất không an lòng ra đi mà còn vương vấn trần gian, không siêu thoát được.  Đặc biệt, nếu để nước mắt rơi vào áo quan khi liệm sẽ khiến người còn sống dễ bị mất hồn vía, sau này cũng dễ bị các bệnh lý nhớ nhớ quên quên, đãng trí hay thơ thẩn, thậm chí mù loà. Có nghĩa là nếu nước mắt rơi vào quan tài thì hồn phách của người đã khuất cứ theo hơi của người đấy mà về quấy nhiễu, làm việc gì cũng không xong, ăn không ngon ngủ không yên. Có thể xem như là bị ám nhiễu.

Còn có quan điểm cho rằng, không để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm, vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn, vì vậy người khâm niệm không được khóc. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.

Kết luận:

Mọi điều kiêng kỵ trên đây đều chỉ mang tính chất tham khảo, tuỳ từng quốc gia, tôn giáo và phong tục địa phương để các gia đình có sự chuẩn bị tốt nhất cho hậu sự của người đã khuất. Các bạn có thể làm theo hoặc không, tuy nhiên cũng đừng xem điều này là mê tín. Không phải ngẫu nhiên mà tục lệ này được truyền lại đến tận bây giờ. Bên cạnh ý nghĩa về mặt tâm linh thì những kiêng kỵ này còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cái chết hay nén lại đau buồn, không than khóc vật vã quá không chỉ là nghĩ cho người quá cố. Người sống còn một chặng đường rất dài cần phải vượt qua, khi tinh thần quá u uất, sầu khổ cũng sẽ khéo theo nhiều hệ luỵ không ngờ cho sức khoẻ sau này. Chẳng ai có thể rời bỏ người thân khi thấy họ vẫn đang mất mát và tuyệt vọng. Đau buồn, bám víu là điều mà cả người sống và người đã khuất đều khó vượt qua. Vi vậy, hãy tự điều chỉnh để tinh thần luôn mạnh mẽ trước mọi biến cố của cuộc đời, có như vậy người đã khuất mới yên lòng mà đầu thai chuyển kiếp được.

Tamlinh.org