04/06/2021 11:34 View: 5456

Cụ bà 80 tuổi tại Thanh Hoá ngâm thơ "tâm sự với con" gây xúc động mạnh

Đúng với câu nói: Tuổi cao mà trí càng cao. Cụ bà 83 tuổi tại Thanh Hoá đạp xe lên xã xin trả lại sổ hộ nghèo, xin thoát nghèo, đồng thời đọc thơ răn dạy con cháu vô cùng ý nghĩa. Bài thơ với tựa đề "Tâm sự với con" như một lời thủ thỉ đầy âu yếm mà cụ gửi tặng 11 người con của mình. 

Ngay khi được đăng tải lên mạng, video về cụ đã thu hút hàng chục nghìn lượt thích, chia sẻ và bình luận. Nhiều người bày tỏ sự phấn khích và "được truyền cảm hứng" trước việc làm của cụ bà.

cu gia 80 tuoi thanh hoa ngam tho day con

Lý do cụ xin thoát nghèo, vì “cụ vẫn còn đang giúp đỡ được những người khó khăn hơn mình”. Thực sự nhà cụ có khó khăn không? Chắc chắn là có. Nhưng tin chắc cụ không nghèo, ít nhất là về lòng tự trọng.

Video cụ ngâm thơ: 

 

Tư duy logic, hiện đại, khuôn mặt phúc hậu, cách nói chuyện vô cùng dứt khoát, rõ ràng và dí dỏm. Đúng thật là của hiếm nâng niu gìn giữ cụ như vầng trăng trước cửa, chúc cụ khỏe sống lâu. 

Cụ bà giàu tự trọng ấy xin được gửi lại sổ hộ nghèo chẳng phải vì chê bai gì mà bởi một điều như cụ trình bày “còn nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn”. Cụ bà ấy đã dạy cho rất nhiều người một bài học về lòng tự trọng, rằng dù khó khăn đến đâu, khi nhìn xuống sẽ thấy nhiều người còn khó khăn hơn mình. Và sống là hãy biết chia sẻ. Nhưng điều tưởng chừng đơn giản ấy lại không phải ai cũng làm được…

Tâm sự với con

Ngâm thơ suy ngẫm con ơi 
Làm người phải tránh miệng đời thị phi
Mẹ già cũng chả cần chi
Mong con ứng xử những khi mẹ còn 

Gọi là bổn phận làm con 
Như tấm gương sáng cháu con soi vào
Mẹ dù sức khoẻ thế nào
Tuổi già ắt hẳn dựa vào con thôi 

Mong con đáp chút nghĩa đời
Mẹ muốn nghe được những lời thân thương
Một đời dãi nắng dầm sương 
Đắng cay mẹ nhận ngọt đường phần con 

Năm qua tháng lại mỏi mòn
Ngược xuôi tần tảo nuôi con lớn dần 
Đêm khuya nước mắt thấm khăn
Cuộc đời mẹ chịu mọi phần hẩm hiu

Bây giờ bóng đã về chiều 
Mong con hiểu lấy đôi điều vàng son 
Một khi đã khuất núi non
Chả cần phải khóc nỉ non làm gì 

Lệnh Nam Tào đã gọi về
Chào đời thanh thản ra đi nhẹ nhàng
Tấm thân vùi dưới suối vàng
Tâm hồn phảng phất thiên đàng sông ngân 

Có đền đáp chút nghĩa ân 
Chỉ là ba nén hương trần mà thôi
Có ân hận cũng muộn rồi 
Chỉ là để khiến cho đời mỉa mai 

Vần thơ gửi con cả gái cùng trai 
Xem thơ suy ngẫm đỡ hoài thơ đi 

Xem thêm: Sau khi chết con người sẽ đi về đâu?

Phóng sự về cụ xin thoát nghèo: 

 

Được mọi người hoan nghênh, tôi cũng rất vui mừng

Chia sẻ về đoạn video xuất hiện trên mạng, cụ Mơ cho biết, cách đây 1 năm, cụ đã xin ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã, tuy nhiên, không thấy xã trả lời. Do đó, vừa qua, cụ lại tiếp tục đi xe đạp lên xã để xin thoát nghèo. “Không ngờ, trong khi tôi đang bày tỏ mong muốn của mình, các chị trên xã đã cầm điện thoại quay lại và đăng tải lên mang. Sau đó, được nhiều người trong xã và các nơi khác hoan nghênh, tôi cũng thấy vui mừng” – cụ Mơ hồ hởi.

cu ba 83t xin thoat ngheo

Hàng ngày cụ trồng rau và đem ra chợ bán

Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù cụ Mơ đã bước sang tuổi “xưa nay hiếm”. Tuy nhiên, cụ vẫn rất nhanh nhẹn và trò chuyện lưu loát. Đặc biệt, đối với công việc trồng rau, nuôi gà hàng ngày, cụ vẫn làm thoăn thoắt.

Có thể bạn quan tâm: Phúc đức tại mẫu - Mẹ để đức cho con trai

“Tôi không nghèo, tôi đang còn giúp đỡ được những người nghèo hơn tôi cơ mà”.

“Năm năm 1987, chồng tôi mất, một mình tôi nuôi 11 người con (10 người con đẻ và 1 người con nuôi). Đến nay, hai người con đã mất, còn lại, đều đã ổn định cuộc sống. Riêng tôi, chưa ở chung và cậy nhờ đến đứa con nào, vì tôi đang tự lo cho mình được, bằng công việc bán rau ngoài chợ mỗi ngày” – cụ Mơ nói

Trao đổi về sự việc trên, ông Lương Xuân Thiêm – Chủ tịch UBND xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) xác nhận, đúng là vừa qua cụ Đỗ Thị Mơ có lên xã xin thoát nghèo và sau đó được một người quay lại clip, rồi đăng tại lên mạng thu hút sự quan tâm, chia sẻ của nhiều người.

can nha cua cua ba xin thoat ngheo thanh hoa

Căn nhà của cụ Mơ

“Cụ Mơ là người địa phương, bà cụ có 11 người con, tuy nhiên, hiện cụ không sống với người con nào mà chỉ ở một mình trong căn nhà nhỏ tại thôn Lương Thiện. Hiện tại, công việc hàng ngày của cụ là hái rau mang ra chợ bán” – ông Thiêm nói.

Theo ông Thiêm, sau khi cụ Mơ lên xã xin thoát nghèo, địa phương đã tiến hành rà soát lại các điều kiện. “Nếu trong trường hợp, thu nhập của cụ đáp ứng được tiêu chuẩn để thoát nghèo, xã sẽ đưa cụ ra khỏi danh sách hộ nghèo. Còn không, cụ vẫn là hộ nghèo, vì đây là quy định” – ông Thiêm nói.      

Xem ngay: Truyện tâm linh: Nhà Thánh

Tamlinh.org

Ảnh: Báo Lao động