Sau khi chết con người sẽ đi về đâu? Chết có phải là hết? Linh hồn có thật không? Có địa ngục thật không? Theo nhà Phật, con người sau khi chết sẽ phải đi hỏi tội và chịu tội. Điều này có đúng không?
Đầu tiên người chết phải qua Phúc Thần, Thành Hoàng, âm binh hoặc Quỉ Hắc Bạch Vô Thường dẫn nhập Quỷ Môn Quan cùng tới Giao Bộ Sảnh khai hồ sơ lý lịch. Dù tới để du lịch hay nhận lãnh hình phạt cũng phải tuần tự trải qua từ điện số 1 tới điện số 9. Kẻ có tội đã hoàn tất việc thụ lãnh hình phạt thì được giao qua bản điện chuyển kiếp luân hồi, nơi quan trọng nhất của bản điện là Sở Chuyển Kiếp. Sở này được chia làm 8 ty:
- 1. Ty Tra Nghiệm
- 2. Ty Kê Thiện
- 3. Ty Khảo Quá
- 4. Ty Ân Oán
- 5. Ty Thọ Mệnh
- 6. Ty Chi Phối
- 7. Ty Chưởng Kiếp
- 8. Ty Thụ Sinh.
1. Ty Kiểm Tra:
Ty này lãnh nhiệm vụ sưu tra những tội hồn sau khi các điện đã xét xử và trừng phạt xong, thủ tục này có hoàn tất tội hồn mới được lãnh giấy chứng nhận hết can án. Trước khi đầu thai phải đến Ty Kiểm Tra khai báo để ty này kiểm soát lại xem thủ tục ở các ngục trước đây đã thực hoàn chỉnh chưa và đúng hay sai. Nếu như sai hoặc không hoàn chỉnh sẽ bị kêu trở lại ngay lập tức. Phải làm như vậy để phòng ngừa sự làm việc tắc trách của âm hồn.
2. Ty Kê Thiện:
Ty Này sưu tra những người làm việc thiện xem họ đã thành thiện được nhiều hay ít rồi mới quyết định cho họ hưởng phúc trạch dày hay mỏng. Lúc sống nếu như chịu tu nhân tích đức sẽ được đầu thai làm con trai nơi phước địa, lớn lên làm quan nhẹ bước thanh vân, công danh
hiển đạt, là phú thương ở nhà lớn, của cải nhiều vô kể, là kẻ tay trắng sau có gia cư, là kẻ được hưởng phúc trạch của tổ tiên trọn đời vinh hoa phú quí, nếu đầu thai làm con gái cũng được là vợ quí nhân đạt quan hưởng phúc ấm, lại sinh con quí tử, lúc làm cha mẹ sẽ được hưởng phước khi con khôn lớn. Trường hợp của những người kể trên đều là do lúc sống có công lớn tu nhân tích đức, đó là luật phúc báo do ty này thi hành, một sợi tơ, một cọng lông không thể sai trệch. Đây chính là trách vụ của Ty Kê Thiện.
Xem thêm: Phúc đức tại mẫu - Mẹ để đức cho con trai
3. Ty Khảo Quá:
Ty này chuyên khảo hạch kẻ sắp đầu thai có hay không có tội lỗi. Nếu kẻ đầu thai muốn chuyển kiếp làm người ắt bị khảo sát sưu tra tội ác lỗi lầm nặng hay nhẹ, nhiều hay ít. Nếu là kẻ lúc sống thiện tâm ít ỏi. Lầm lỗi sơ sơ sinh ra đời được cơm no áo ấm, được bóng râm của cha mẹ che chở, chồng vợ hòa thuận, con cái hiếu thảo. Kẻ công tội tương đương ra đời là người bình thường, sống lâu áo cơm đủ ăn đủ mặc, cha mẹ vợ chồng con cái sum họp, sống suốt cuộc đời vất vả không được hưởng phúc thông dong. Kẻ không có công mà có tội ra đời phải chịu lận đận, đói rét, nghèo hèn, cô quả, cha con anh em chồng vợ khuyết hãm. Kẻ tội quá nặng ra đời chịu bàn cùng khốn khổ, bị tàn tật, đầu và tay chân bất toàn, bị bệnh ngớ ngẩn, điếc, mù, câm, làm ăn mày. Như con trai lúc sống buông bỏ ngũ luân bát đức, con gái không giữ tam tòng tứ đức, tạo nghiệp ác quá nặng ắt bị phạt đầu thai làm kiếp súc sinh, hoặc côn trùng sâu bọ. Đó là luật ác báo do Ty Khảo Quá đảm trách.
4. Ty Ân Oán:
Ty này coi việc đầu thai làm con trai hay con gái ra đời để đền ơn báo oán. Như kiếp trước chịu ân huệ của người tình còn ràng buộc, được lệnh ra đờiđền đáp họ. Kiếp trước mắc cái nợ chửi mắng, khinh khi, tranh giành, tới chết oán khí chưa tiêu tan cũng được ra đời báo đền, do đó nói "Đức báo đức, cừu báo cừu, oan báo oan”. Lại có loại oan hồn phụ nữ si tình quá nặng, lúc sống cắn răng chịu nỗi oán cừu mà chưa có dịp báo thù, sau khi chết không thích làm người mà thích làm quỉ dữ bắt hồn kẻ địch phải chết vì tai nạn dọc đường cùng ở chốn hang sâu hố thẳm để báo thù một cách thảm thiết. Bản ty này xét cái quả thấy có nỗi oan ức đó nên cho phép báo oán để an ủi cái tâm của kẻ chết. Đó là chức vụ của Ty Ân Oán.
5. Ty Thọ Mệnh:
Ty này nắm giữ tuổi thọ của những người có tài năng danh vọng. Những người sống ở thế gian được hưởng phú quý và trường thọ, người được hưởng phú quí nhưng đoản thọ, kẻ đã nghèo còn tổn thọ, người nghèo mà sống lâu, ra đời để chịu chết đuối, chết đau buồn, sinh ra được ít ngày ít tháng ít năm thì chết yểu, nhiều trường hợp khác không giống nhau. Kẻ phạm pháp mà chết, những kẻ bị kẻ khác mưu hại, tất cả đều có số mệnh. Đó là trách nhiệm của Ty Thọ Mệnh. Nhưng còn nói về kẻ chết oan, sinh ra làm người không biết giữ phận, gặp họa quẫn trí tự giết mình, làm việc không cẩn thận đưa đến cái chết là do mình không do số mệnh.
Có thể bạn quan tâm: Chú ĐẠI BI có trì niệm tại nhà được không?
6. Ty Chi Phối:
Ty này chi phối việc cha con chồng vợ của thế nhân. Nếu người đời sinh ra con trai có hiếu hay bất hiếu, lấy vợ là hiền phụ hay ác phụ đều có căn do, họ gặp nhau đều do duyên tình định. Như tên Giáp lúc sống thường cho tên Ất vay tiền, tới chết chưa trả nổi, tuy Ất không có tội nhưng khi chuyển kiếp làm người, luật âm phủ sẽ bắt tên Ất làm con trai hiếu thảo của tên Giáp để đền ơn, nên gọi là con cái trả nợ cha mẹ. Lại ví dụ tên Giáp lúc sống dùng mưu kế chiếm đoạt gia tài của tên Ất khiến tên Ất uất hận mà chết, tên Ất tố cáo tên Giáp với Minh Vương. Luật âm phủ phê chuẩn tên Ất tái đầu thai làm con trai kiêu căng dâm dật phá hoại gia cang của tên Giáp thì gọi là con cái đòi nợ bố mẹ. Chồng vợ cũng vậy, kẻ lấy được vợ thảo, sanh con đẻ cái thành Mẹ hiền, kẻ lấy vợ ác độc dâm loàn, gặp sự tốt lành hay éo le đều do nhân duyên thiện ác xui nên, kiếp trước tạo nhân, kiếp sau ắt nhận quả báo hết sức công bằng, không sai trệch mảy may sợi tóc. Đó là trách vụ của Ty Chi Phối.
Xem ngay: Ngày TẾT đi lễ đền chùa có nên CẦU XIN, xem bói?
7. Ty Chưởng Kiếp:
Ty này lo việc vô sổ những người chuyển kiếp cùng khổ bao đời, kẻ nghiệp nặng phải đọa làm súc vật mấy kiếp, có thể trở lại làm người hay vĩnh viễn đọa làm côn trùng sâu bọ đều có ấn định rõ rệt, cho nên nói ” số mệnh khó tránh”. Đến như kẻ có số được hưởng phú quí nhưng đột nhiên lại tạo ra ác nghiệp, kẻ có số chịu cùng khổ nhưng gắn tu nhân tích đức, thiện ác cân nhắc bù qua sớt lại, hạn cùng khổ được thu ngắn lại. Cho nên nói ” Cần năng bổ khuất, hý năng phí thời” ( chăm chỉ thì được bù đắp, vui chơi thì phí thời gian). Ngoài ra còn có ba đài Bắc Đẩu Thần Quân phụng Ngọc Chỉ của Thượng Đế giám sát rồi thông báo cho Minh Vương để Minh Vương ra lệnh cho ty này để ty này giảm bớt hoặc gia tăng. Đó là chức vụ của Ty Chưởng Kiếp.
Vì bạn ở đây: Có nên gửi tro cốt người chết lên chùa ?
8. Ty Thụ Sinh:
Ty này coi việc đầu thai cho chúng sanh nên chuyên cung cấp những bằng chứng hiển nhiên. Người chết sau khi bị các điện phán xét và trừng trị xong, đến lúc chuyển kiếp luân hồi đầu thai thì hồ sơ lý lịch lưu giữ ở ty trên được giao qua ty Thụ Sinh lo liệu tiếp, sau khi hoàn tất xong nếu được đầu thai thìđược cấp giấy chứng nhận và quan coi công việc đầu thai mới được phép chuyển kiếp luân hồi. Nếu là kẻ sĩ sẽ lãnh nghiên bút, là thương gia lãnh bàn toán, lànhà nông giữ cây bừa, là thợ thuyền lãnh dụng cụ, là muôn thú chim chóc loài nào lãnh lông của loài đó rồi đầu thai. Kẻ nào làm nghề nấy, đúng lúc hợp duyên cơ. Song vì nghiệp quả không giống nhau nên cần phải có giấy chứng nhận mới có thể đầu thai. Đó là chức vụ của Ty Thụ Sinh. Tám Ty trên là nơi chúng sanh lãnh bằng chứng chuyển kiếp đầu thai, đã nhập luân hồi tức kể như là số kiếp cho nên nói là ” chuyển kiếp”.
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm: Nên THIÊU hay CHÔN người đã mất?
Như vậy, hành trình của người đã mất cũng rất gian truân, sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều đối với những ai lương thiện. Hãy sống sao cho tốt để khi nằm xuống không phải chịu hình phạt của luật nhân quả, vì mỗi kiếp ta được làm người là may mắn hơn gấp trăm ngàn lần chúng sinh khác.
Tamlinh.org
(Đăng lại vui lòng dẫn nguồn Tamlinh.org đầy đủ)