09/03/2022 17:30 View: 914

Người tí hon và người cá có thật không?

Người cá khác với con người, trên lớp da của họ có vảy, họ rất thích uống máu gà, do đó họ thường đem cá đánh bắt được trao đổi với cư dân Đại Áo. Có lúc họ lẻn vào nông trang ăn trộm gà. Vậy người tí hon và người cá có thật ngoài đời không?

 

Người tí hon - Sơn hải kinh quảng chú. (Phạm vi công cộng)

Từ thời cổ đại đến nay, những sinh vật thần bí xuất hiện rất nhiều, cũng có sự tồn tại của không ít những sinh vật tương tự với con người.

Một số tài liệu có ghi chép về loại sinh vật hình người, là

  • Người cá Lư Đình
  • Và người tí hon Hồng Liễu Oa, được cho là chủng tộc người cá, thủy tổ của người dân tộc Đản, và người tí hon xuất hiện ở vùng Tân Cương.

Người cá Lư Đình

Người cá Lư Đình còn có tên gọi là người cá Lư Hanh, Lư Dư.

Họ cư trú trên vùng núi Đại Khê ở Hương Cảng. Ở quần đảo Chu Hải Vạn Sơn và Đại Áo ở Hương Cảng có chủng tộc thần bí.

Trong các văn hiến từ thời Đông Tấn đến nay, đều thấy những truyền thuyết về họ. Tương truyền, người cá Lư Đình là thủy tổ của người dân tộc Đản (một dân tộc thiểu số ở phía nam Trung Quốc, ven biển Quảng Đông, Phúc Kiến, quanh năm sống trên thuyền, làm nghề đánh cá, chở thuyền).

Hình dáng bên ngoài của người cá Lư Đình khác với con người, trên lớp da của họ có vảy, họ rất thích uống máu gà, do đó họ thường đem cá đánh bắt được trao đổi với cư dân Đại Áo. Có lúc họ lẻn vào nông trang ăn trộm gà.

Thời Đông Tấn ghi chép về “người Lư Đình” khác với truyền thuyết “người cá Lư Đình” ngày nay. “Người Lư Đình” có phải “người cá Lư Đình” hay không, đến nay vẫn chưa được khảo cứu.

Thư tịch xưa ghi chép về họ như sau:

  • Sách “Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư” của Cố Viêm Vũ triều Minh có ghi chép:

“Giặc nhà Tấn là Lư Tuần thất bại chạy đến Quảng Đông, đi thuyền chạy trốn, sống trên thuyền, thời gian lâu không có đồ ăn mặc, sinh con đều trần truồng, gọi là Lư Đình. Họ thường ra biển bắt cá ăn, họ có thể lặn dưới nước 3, 4 ngày không chết, đã hóa thành loài cá rồi”.

  • Sách “Quảng Đông tân ngữ”, một loại bút ký triều Thanh có viết:

Có người Lư Đình, có nhiều ở núi Tân An Đại Ngư (tức Đại Dữ Sơn hiện nay), và núi Tân Đình, Trúc Một, Lão Vạn (tức quần đảo Vạn Sơn ngày nay). Họ giống con người, có giống đực giống cái, tóc vàng cháy và ngắn, mắt cũng vàng, da đen sạm, đuôi dài một tấc, trông thấy người thì kinh sợ nhảy xuống nước. Họ thường theo sóng đến, mọi người cho là yêu quái, và đuổi đi. Có người bắt được người Lư Đình giống cái, chơi với nó, nó không biết nói, chỉ cười thôi. Lâu dần biết mặc quần áo, ăn ngũ cốc. Đưa nó đến núi Đại Ngư, nó vẫn không nhảy xuống nước. Thế nên, những người cá này không làm hại con người”.

  • Sách “Lĩnh Nam tùng thuật” của Đặng Thuần, người Đông Quản, triều Thanh có viết:

“Núi Đại Khê, 36 hòn đảo, ở biển Quản Ấp, trong những hang đá bên mép nước có chủng loại người Đản man sống. Có người cho rằng đó là hậu duệ của Lư Tuần, giặc của nhà Tấn, ngày nay gọi là Lư Đình, cũng gọi là Lư Dư, nửa người nửa thú, hình thú lưỡi chim, búi tóc như cái dùi, lõa thể”.

  • Sách “Lịch sử Hong Kong trong văn vật cổ tích” của Hội sử học Hong Kong, Đặng Gia Trụ và Trần Giác Thông biên soạn có viết:

Tộc người Lư Đình tương truyền sống ở trên núi Đại Khê, vốn ít qua lại với người Hán. Năm Khánh Nguyên thứ 3 đời Nam Tống, Trà diêm Quảng Đông đề cử Từ An Quốc điều tra bắt buôn lậu muối, khiến cho diêm dân núi Đại Khê khởi nghĩa, dẫn đến quan phủ dẫn quân tấn công tiêu diệt những người dân trên đảo “nổi loạn”. Có người nói đó là người Lư Đình, những người may mắn sống sót chính là thủy tổ của người Đản ngày nay”.

Người tí hon Hồng Liễu Oa

Người tí hon Hồng Liễu Oa là một loại sinh vật thần bí người tí hon ẩn hiện ở vùng Tân Cương, Trung Quốc, cũng gọi là Hồng Liễu Hài hoặc Tân Cương Hồng Liễu Oa.

Loại sinh vật thần bí này từ triều Thanh cho đến những năm thập niên 80 thế kỷ 20 đều có ghi chép có người nhìn thấy.

Học giả kiêm Thượng thư Bộ Lễ những năm Càn Long triều Thanh là Kỷ Quân (tức Kỷ Hiểu Lam), trong phần “Nghỉ hè Loan Dương” quyển 3 sách “Duyệt vi thảo đường bút ký” của ông có ghi chép rằng, người chăn ngựa thường trông thấy chủng người tí hon cao trên một thước (0.3m) ở trong núi sâu vùng Urumqi.

Giống như xã hội loài người, đều thấy già trẻ nam nữ.

Khi hồng liễu nở hoa, người Hồng Liễu Oa sẽ lấy cành liễu làm thành vòng tròn đội lên đầu, phát ra những tiếng kêu u… u… vừa ca hát vừa nhảy múa.

Người tí hon Hồng Liễu Oa có lúc chạy vào trong trại lính lấy trộm thức ăn, hễ bị con người bắt được liền quỳ xuống khóc. Nếu bị con người trói lại, thì sẽ không ăn mà chết.

Khi con người có ý thả họ ra, lúc đầu họ không dám tự tiện đi, trong quá trình rời đi, luôn luôn quay đầu lại xác nhận.

Nếu con người lại lần nữa đuổi theo dọa họ, thì họ sẽ lại quỳ xuống khóc. Khi Hồng Liễu Oa đã đi được khoảng cách mà con người không thể nào đuổi được nữa, thì họ sẽ vượt qua những con suối và biến mất trong núi rừng.

Con người không thể nào biết được họ từ nơi nào đến.

Họ không phải là quái vật đáng sợ, cũng không phải yêu quái của cây, mà do họ thích đội cành liễu, và lại nhỏ như đứa trẻ, nên gọi là Hồng Liễu Oa, tức em bé liễu đỏ.

Quan huyện Khâu Thiên Cẩm khi tuần tra bãi chăn thả, đã từng bắt được một người Hồng Liễu Oa.

Sau này đem làm tiêu bản. Tóc và lông mày, râu của họ thực sự giống y như con người.

Vì vậy, Kỷ Quân cho rằng, người khổng lồ và người tí hon trong Sơn Hải Kinh đã từng tồn tại trên thế giới.

Nguồn: NTDVN - Theo Visiontimes