27/05/2022 10:39 View: 1661

Những kết cục đáng sợ khi khai quật Lăng mộ Hoàng Đế

Vào giai đoạn Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc đã xảy ra việc khai quật lăng mộ Hoàng Đế và sau đó là những quả báo kỳ lạ đối với những người liên quan.

Hình ảnh lăng mộ của Hoàng Đế Vạn Lịch và 2 Hoàng Hậu (ảnh: atlasobscura.com).

Người xưa quan niệm, mồ mả của tổ tiên là cực kỳ quan trọng đối với những người còn sống. Dân gian có câu: “Sống vì mồ mả, không sống vì cả bát cơm”. Do vậy việc động đến mồ mả được xem là chuyện lớn.

Lăng Mộ của các Hoàng Đế là nơi lưu lại những nét văn hoá truyền thống Trung Quốc

Khu di tích “Minh Thập Tam Lăng” là tập hợp các lăng mộ của các Hoàng Đế Triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Khu di tích này có diện tích rộng hơn 40km2, nằm ở chân núi Thiên Thọ thuộc huyện Xương Bình; cách thủ đô Bắc Kinh 50km về phía Tây Bắc. Đây là nơi yên nghỉ cuối cùng của 13 vị Hoàng Đế, cùng với 23 hoàng hậu và một số phi tần khác của Triều đại nhà Minh.

Hình ảnh khu di tích “Minh Thập Tam Lăng” (ảnh: britannica.com).

Theo quan niệm của người xưa, vị trí có phong thủy đẹp phải là nơi hóa giải được ma quỷ và tà khí từ phương bắc xuống. Vì vậy, các thày địa lý của Triều Minh đã chọn khu vực hình vòng cung ở chân núi Thiên Thọ để xây đựng lăng mộ. Khu vực này là một thung lũng yên tĩnh; có diện tích khoảng 40 km2, bốn bề có núi bao bọc. Đó là nơi rất lý tưởng để làm nơi yên nghỉ của các vị Hoàng Đế sau khi băng hà. Vị trí này không chỉ hợp phong thủy, mà còn có ý nghĩa về mặt quân sự. Bởi bốn hướng đều có núi như bức bình phong bảo vệ.

Hành động của những người có tư tưởng vô thần

Vào năm 1955, được Chu Ân Lai phê chuẩn, với danh nghĩa là nghiên cứu khảo cổ. Một số người trong chính quyền Trung Quốc đã tiến hành khai quật đào bới mang tính phá hoại lăng mộ các Hoàng Đế Triều đại nhà Minh. Đồng thời huỷ hoại các văn vật mang giá trị văn hoá truyền thống của Trung Hoa. Đây là những hành động bất kính với Thần Phật; bất kính với những vị Thiên tử do Thiên tượng an bài để trị quốc an dân. Những hành động đó đều là xuất phát từ tư tưởng vô thần được tuyên truyền ở Trung Quốc kể từ sau năm 1949.

Khai quật lăng mộ Hoàng Đế Vạn Lịch và những quả báo

Minh Định Lăng là lăng mộ của Minh Thần Tông, tức Vạn Lịch Đế, cùng với Hoàng hậu Hiếu Đoan Hiển và Hiếu Tĩnh đã bị khai quật vào thời điểm đó. Theo sử sách ghi chép lại, xung quanh việc đào lăng mộ Hoàng Đế Vạn Lịch đã xuất hiện rất nhiều hiện tượng quả báo và những sự việc kỳ lạ và đáng sợ. Tất cả những người liên quan đến việc khai quật, đào bới đều có kết cục không tốt đẹp. 

Khoảnh khắc những người khai quật lăng mộ mở quan tài Hoàng Đế Vạn Lịch (ảnh: inf.news).

Khởi đầu sự việc là những người có tên là Ngô Hàm cùng với Quách Muội Nhã, Thẩm Nhạn Băng, Đặng Tháp. Họ đã viết một bản báo cáo xin ý kiến về việc khai quật Minh Trường Lăng. Sau khi được Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai phê duyệt khai quật Minh Tường Lăng. Tuy nhiên, do ma xui quỷ khiến, Ngô Hàm lại đổi ý, quay sang khai quật Định Lăng. Đó là lăng mộ của Hoàng Đế Vạn Lịch Chu Dực Quân. Sau đó họ đã tiến hành phá hủy hoàn toàn các di tích văn hóa trong Định Lăng.

Trời dập lửa khi những người đốt hài cốt của Hoàng Đế Vạn Lịch

Năm 1966, trong cách mạng văn hoá, Hồng vệ binh của Trung Quốc đã khiêng di cốt của Hoàng Đế Vạn Lịch đến quảng trường để chỉ trích, đấu tố, đập vỡ di cốt và thiêu hủy. Đúng vào lúc đó, trên bầu trời đang trong xanh, đột ngột phát ra một tiếng sấm vang trời.

Tiếp theo là mưa như trút nước xuống ngọn lửa đang thiêu hài cốt của Hoàng Đế Vạn Lịch. Mọi người chứng kiến điều kỳ lạ đó đều rất ngạc nhiên. Tuy nhiên ít ai biết được rằng đó chính sự cảnh báo của Thiên thượng đối với những người có hành động coi thường đạo lý của đất trời.

Những cái chết bi thảm

Tất cả những người tham gia khai quật Định Lăng sau này đều rơi vào tình cảnh tang thương. Nổi bật nhất là Ngô Hàm, người chủ trương khai quật đã tự tử khi ở trong tù; Trịnh Chấn Đạc, người phụ trách công việc chỉ huy khai quật, đã chết trong một vụ tai nạn máy bay trên đường đi thăm Afghanistan và Cộng hòa Ả Rập. Lưu Đức An, người chụp ảnh khi bật nắp quan tài của Hoàng Đế Vạn Lịch, cũng chết bằng cách treo cổ tự vẫn. Bạch Vạn Ngọc, nhà khảo cổ học đã tham gia việc khai quật, đột nhiên bị bệnh tâm thần, xuất huyết não mà qua đời. 

Tất cả những người đã ký tên trong “Báo cáo xin ý kiến về việc khai quật Minh Trường lăng”, đều có kết cục rất bi thảm. Ngày 18 tháng 5 năm 1966, Đặng Thác treo cổ tự sát; một số người bị bỏ tù, một số khác bị đưa ra đấu tố. Riêng Quách Muội Nhược có hai người con trai đều kết thúc cuộc đời bằng tự sát.

Những cái chết kỳ lạ

Ngày 30 tháng 9 năm 1959, có một số người được nhận nhiệm vụ mang quan tài của Hoàng Đế Vạn Lịch và Hoàng Hậu ném xuống khe núi. Sau đó có một cặp vợ chồng già đã nhặt hai chiếc quan tài bằng gỗ lim qúy giá này. Sau đó nhờ người sửa sang lại cẩn thận làm quan tài chuẩn bị hậu sự sau này cho mình. Sau khi chiếc quan tài thứ nhất sửa xong, bỗng nhiên bà lão duỗi thẳng chân ra và tắt thở; đến quan tài thứ hai vừa mới hoàn thành, thì ông lão cũng đột ngột chết theo. Chỉ chưa đầy nửa tháng cả hai ông bà đều qua đời.

Những cái chết thương tâm khiến người ta không thể giải thích

Một cặp vợ chồng nông dân thôn Dụ Lăng đã lấy những tấm gỗ lim lớn và mang về nhà. Sau đó thuê người làm thành hai cái tủ ly rồi để ở gian nhà chính. Vào một ngày nọ, hai vợ chồng đi làm về thì không thấy 4 đứa con đâu. Họ hốt hoảng đi tìm nhưng không thấy, sau đó quay trở về nhà thì bất ngờ phát hiện có 4 đôi giày của các con để cạnh hai cái tủ ly. Cả hai nhanh chóng mở tủ ra, thì thấy 4 đứa trẻ nằm đè lên nhau mà chết. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy các con của họ bị chết ngạt do thiếu oxy. Trong đó có 3 con trai và 1 con gái, đứa lớn nhất 12 tuổi, đứa nhỏ nhất 5 tuổi

Sau khi mất đi 4 đứa con, vợ chồng nọ lại sinh thêm một đứa con trai. Nhưng điều nghiệt ngã vẫn cứ bám theo gia đình họ. Đứa con trai duy nhất của họ sau đó lại chết một cách bí ẩn trong chiếc tủ ly kia vào một đêm khuya tĩnh lặng.

Đất trời đều có đạo lý

Sau sự việc khai quật Lăng mộ Hoàng Đế Vạn Lịch. Đặc biệt là chứng kiến những quả báo kỳ lạ đối với những người có liên quan đến sự việc này. Điều đó đã khiến cho người ta giật mình kinh sợ. Cũng chính vì vậy mà các di tích văn hóa của các lăng mộ còn lại đều được bảo tồn hoàn chỉnh.

Việc khai quật lăng mộ Hoàng Đế cũng là việc động đến trời đất vậy (ảnh minh hoạ: weathergeeks.org).

Các vị Hoàng Đế là do Thiên tượng an bài để trị quốc an dân, gọi là Thiên Tử. Vậy việc khai quật Lăng mộ Hoàng Đế cũng là việc động đến trời đất vậy.

Nguồn: NU - Theo Secretchina