Thực hư đằng sau sự hồi sinh đến ba lần của đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng? Tại sao lại gây rúng động dư luận tới vậy?
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được tìm thấy tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1974.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc có phát hiện quan trọng này nhờ công lớn của một nông dân.
Cụ thể, vào xuân năm 1974, ông Dương Chí Phát sống ở làng Tây Dương, gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây cùng mọi người đi đào giếng do xảy ra hạn hán nghiêm trọng
Trong quá trình đào giếng, ông Dương Chí Phát bất ngờ tìm được một bức tượng hình người có tóc đen, da môi đỏ như người thật. Tuy nhiên, màu sắc nhanh này nhanh chóng biến mất khi chuyển sang màu nâu đất sét.
Khi về nhà, ông Dương Chí Phát nói chuyện trên với vợ – giáo viên tiểu học. Theo đó, ông được vợ khuyên rằng đó có thể là di tích văn hóa nên hãy trình báo với Cục Di tích văn hóa địa phương.
Vì vậy, ông làm theo lời vợ và sau đó các chuyên gia tới hiện trường, khai quật được đội quân đất nung với con số lên đến hàng ngàn bức tượng
Tiếp đến, nhóm khảo cổ phát hiện lăng mộ rộng khoảng 41.600 m2 – nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng.
Theo đó, ông Dương Chí Phát được địa phương tặng thưởng giấy khen cùng 30 Nhân dân tệ.
Mùi hôi thối nồng nặc tại lăng mộ năm 1997
Một sự kiện lớn khác liên quan đến đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng đó là việc nhóm nghiên cứu phát hiện có mùi hôi thối nồng nặc tại khu vực khai quật vào năm 1997.
Sau quá trình tìm kiếm, họ phát hiện vài thi thể nằm trong khu vực của đội quân đất nung.
Kỳ lạ là một số thi hài mặc trang phục không giống người bình thường.
Thậm chí, một tử thi ở trong tư thế nắm chặt đầu của một bức tượng đất nung.
Trước vụ việc này, các chuyên gia tiến hành một loạt kiểm tra đối với các thi thể trên. Kết quả cho thấy những người này chết cách đó khoảng 1 tuần. Trên cơ thể của họ không có bất cứ vết thương nào.
Họ xác định những thi thể nằm lẫn trong khu vực tượng binh sĩ đất nung là những kẻ trộm mộ. Tuy nhiên, nguyên nhân tử vong đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Một sự việc kỳ lạ xảy ra vào năm 2006.
Một lưu học sinh người Đức có tên Pablo học tập tại Hàng Châu đã cải trang thành một binh sĩ đất nung tại triển lãm ở Tây An.
Người này làm như vậy vì muốn quan sát đội quân đất nung ở khoảng cách gần nhất.
Tuy nhiên, hành động của Pablo nhanh chóng bị phát giác khi một số khách tham quan phát hiện một tượng binh sĩ đất nung có đôi mắt chuyển động.
Vì vậy, họ báo cho nhân viên bảo an và Pablo bị đưa ra khỏi khu vực triển lãm.
Nguồn: VGT