04/06/2021 11:33 View: 4232

Ý nghĩa của tiếng chuông, trống khi hành lễ

Trong các nghi lễ tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam, hai pháp khí phổ biến và quan trọng nhất là chuông và trống. Theo tin ngưỡng dân gian nguyên thủy âm thanh hùng mạnh nhất, uy lực nhất và đáng sợ nhất là tiếng sấm và tiếng sét. Âm thanh đó làm con người run sợ mà sinh tâm kính ngưỡng.

y nghia su dung chuong trong khi hanh le

Chuông, trống: Những âm thanh đầy uy lực

Âm thanh đó tuy đáng sợ nhưng lại là những âm thanh gọi nước (gọi mưa), mà đối với cư dân nông nghiệp coi nước là quan trọng nhất trong cuộc sống thì trong những ngày hạn hán con người tái tạo lại những âm thanh đó qua các đồ vật để gọi mưa. Các đồ vật như trống đồng, chiêng, trống là những nhạc cụ để cư dân tái tạo lại những âm thanh đó.

Chuông, trống đồng hay chiêng trong bát âm mang âm Kim, tượng cho điện âm tức tiếng sét. Tiếng sét đó có chức năng gọi mưa, tiếng sét đó trong nông nghiệp còn có chức năng đem lại những dinh dưỡng cho cây lúa. Tiếng sét đáng sợ đó còn có chức năng xua đuổi tà ma, thú dữ. Sau này khi Phật giáo truyền vào Việt Nam trong các ngôi chùa Việt không thể thiếu được tiếng chuông, âm thanh của tiếng chuông tượng trưng cho sự thức tỉnh, cho sự buông bỏ những dục vọng tầm thường của thế gian để đi vào cảnh giới tĩnh lặng của thiền định.

Khi tiếng chuông ngân vang chúng ta nghe thấy bong bong âm giống với từ buông buông.

Buông bỏ cái u mê để đi vào chánh giác. Tiếng chuông đó còn nhờ thần lực đại từ đại bi của chư Phật mà vang khắp tam thiên đại thiên thế giới, thức tỉnh nhưng tâm hồn đang mê về với chính.

Tiếng chuông nguyện vang rền các cõi 
Núi Thiết Vi tăm tối nghe hay 
Âm thanh đời lắng sạch thay 
Chúng sanh giác ngộ, tỏ bày an nhiên.

Trống trong bát âm mang hai âm là âm Mộc và âm Cách.

Thân trống làm bằng gỗ, miệng trống bịt bằng da tượng chưng cho lôi âm, tức là tiếng sấm. Tiếng sấm vang rền mục đính gọi mưa, gọi niềm vui tới và gọi con người đi về chỗ bình an. Tiếng trống trong tín ngưỡng dân gian khi có hội hè thì đánh trống để thể hiện niềm vui, khi ra trận thì thúc dục tinh thần chiến đấu của quân sĩ.

Tùng tùng âm với dừng hoặc đừng

Còn với trong nghi lễ Phật giáo tiếng chuông tùng tùng âm với dừng hoặc đừng nghĩa là là dừng lại các việc ác, dừng lại những suy nghĩ tà kiến, đừng có tạo nghiệp để mà trôi lăn trong sinh tử.

Trong đời sống khi đi trên đường, khi ở ngoài đồng nghe tiếng sấm người ta sẽ dừng lại mọi công việc, vội vã chạy về nơi an toàn, nơi yên bình để trú ngụ thì tiếng chống trong Phật giáo nhắc nhở chúng ta hãy ngừng tạo tác nghiệp ác mà nhanh chóng trở về với chính giác.

Trong Phật giáo, có thỉnh chuông trống bát nhã. Cái hay ở đây là thỉnh chuông trống nghĩa là cầu thỉnh âm thanh trí tuệ đến để độ chứ không phải là đánh trống bát nhã. Cái bát nhã - trí tuệ ai cũng có, bởi vô minh mà không thấy, nay nương tựa vào tiếng chuông tiếng chống mà tìm thấy nó. Biết cách sử dụng nó để tinh tiến tu hành đến giác ngộ.

Chuông trống trong nghi lễ có hai mục đích cơ bản như sau:

  • Thứ nhất: Tiếng chuông, trống đưa con người đến sự tĩnh lặng của tâm hồn, sự thức tỉnh của bản thân. Đưa thân tâm trở nên trong sạch từ đó mà có năng lực giao cảm với thế giới tâm linh vô hình.
  • Thứ hai. Tiếng chuông trống dùng làm hiệu lệnh để điều khiển mọi người theo nhịp điệu. Trong khi hành lễ chuông trống tạo âm thanh giai điệu để các nghi lễ nhịp nhàng, sinh động hơn. Như trong trống có trống kiều, chống thỉnh, trống đánh hành sai ... .

Quan trọng nhất trong việc sử dụng pháp khí là hiểu biết về nó, biết cách sử dụng nó như thế nào cho phù hợp, đạt được hiệu quả âm nhạc trong hành lễ. Hiện nay có nhiều người cứ vào lễ là thỉnh chuông, gõ lấy to lấy mạnh, chuông trống đánh lên không phải là gọi thánh về, không phải là báo hiệu với thánh là có người đến lễ. Rất mong mọi người hãy tìm hiểu và sử dụng một cách phù hợp nhất.

Tamlinh.org