Chỉ vì tiếc mấy quả chuối chín nẫu đen và quả táo bở vứt lăn lóc trong tủ lạnh chả ai ăn mà ad đã có được lọ dấm hoa quả thơm nức và vị chua rất dịu, không hề gắt tý nào. Lúc đầu mới ngâm nhìn nước dấm đục ngầu, chuối rã ra tưởng hỏng đến nơi, giờ thì vàng, trong veo thơm lắm. Tamlinh.org sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm dấm hoa quả cực đơn giản tại nhà nhé
Quy tắc ngâm dấm hoa quả đơn giản nhất:
- + Hoa quả của bạn: Chuối hoặc dứa chín có mùi thơm đặc trưng bạn bóc bỏ vỏ, cho vào lọ.
- + Về nguyên lý thì cần gây giống vi khuẩn có lợi để tạo nguồn cái dấm: Có thể là một chút dấm trắng (mình đã làm như vậy), hoặc một chút rượu hòa với nước đường. Hoặc tạo con dấm từ bia.
- + Điều kiện phát triển: trong lọ đậy nắp kín, để nơi thoáng sạch trong nhà.
- + Thời gian để dấm chua và bắt đầu dùng được sau khoảng 2 tháng trở lên. Chắt lấy nước dấm trong lọ ra chai nhỏ dùng dần. Để lại màng trắng dày phía trên (cái dấm) và để lại bã hoa quả.
- + Dùng hết nước dấm lần 1, bạn tiếp tục hòa nước + đường đổ vào lọ, sau 1 tuần lại được dấm, chắt lấy nước dấm ăn. Cứ thế sau khoảng 3 lần cho thêm nước đường như vậy thì có thể bỏ bã hoa quả. Lần sau lại bổ sung thêm chuối và dứa….
Dấm khi thu hoạch có thể nấu ăn, dưỡng da, giảm cân, chữa bệnh...
Chi tiết cách ngâm dấm hoa quả tại nhà
Chuẩn bị:
- 1 lọ thuỷ tinh sạch, khô
- 1,5 lít nước lọc
- 1,5 lạng đường (các bạn có thể cho ước chừng không cần cân gì đâu)
- 3-4 thìa cà phê dấm táo (nếu không có thì lấy dấm nào cũng được vì mình làm mồi thôi, không cho cũng không sao).
- 3 quả chuối chín nẫu đen, chuối sứ hay còn gọi chuối tây
- 1 quả táo ( tuỳ chọn). Mùa này đang mùa vải, các bạn có thể dùng hoàn toàn quả vải, dấm cũng rất thơm và trắng hơn dấm của mình.
- 2 thìa nhỏ rượu trắng.
- 1 cái khăn xô trẻ em để đậy lọ dấm, không đậy kín mít nhé vì khi ngâm dấm lên men sinh khí.
Cách làm:
- Pha nước với đường, rượu, dấm mồi.
- Chuối bỏ vỏ, táo cắt làm 4-6 miếng bỏ lõi cho tuốt vào lọ ngâm. Không đậy lọ mà lấy khăn xô đậy lên, lấy dây thun buộc lại.
- Đặt lọ chỗ mát, tối và tránh di chuyển lọ dấm.
- Sau 4-6 tuần, thấy nước dấm trong, ngửi thơm và có mùi dấm là dùng được.
Khi đó nhẹ nhàng đổ dấm sang lọ khác qua 1 cái rây, ta được dấm như hình trên. Giữ lại 1 chút dấm và bã trong lọ, đổ thêm 1 lít nước lọc pha với 1 lạng đường cho vào ngâm tiếp, 2-3 tuần lại có dấm ăn.
Tuỳ theo thời tiết và lượng men trong lọ, cứ sau 2-3 tuần mở khăn xô ra ngửi thấy mùi chua của dấm là được các bạn nhé. Có thể làm lại được 2, 3 lần. Sau đó thay hoa quả khác, hớt con dấm làm mẻ mới như lúc đầu. Con dấm chính là lớp váng nổi trên bề mặt lọ ngâm, càng ngâm lâu lớp váng đó càng dầy lên.
Con dấm cái
Công thức ngâm dấm táo mèo
Có sử dụng dấm gạo:
- Táo mèo cắt đầu đuôi, ngâm nước muối loãng 1 lúc.
- Đun sôi 1 nồi nước, đổ ra chậu cho táo mèo vào đảo đều, vớt ra luôn rồi để ráo.
- Thái táo thành lát vừa rồi xếp vào bình đã được hong khô, 1 lớp táo, 1 lớp đường.
- Sau đó đổ dấm gạo ngập táo. Lấy vật nặng đè lên như muối dưa cà.
- Sau đó lấy 1 cái khăn đậy lên, đóng nắp hơi hở, 10 ngày sau thì đóng chặt nắp.
- Sau 1 tháng là dùng được.
Không sử dụng dấm gạo:
Cách này rất đơn giản:
- Táo mua về các bạn rửa sạch và cho qua nước sôi như trên.
- Thái lát mỏng rồi, cho vào bình, đổ nước đun sôi để nguội ngập thịt táo.
- Sau đó dùng 1 chiếc khăn mỏng đậy lên.
- Sau 1 tháng là dùng được.
Nhìn chung chúng mình có thể tạo ra rất nhiều lít dấm ăn từ chuối và dứa, vải.... dùng thoải mái trong gia đình. Sản phẩm dấm an toàn, vị chua và thơm đặc trưng. Chúc các bạn thêm niềm vui mới với sản phẩm dấm hoa quả tự mình làm ra.
Công dụng của dấm với sức khoẻ
- 1. Làm sảng khoái tinh thần: cho 2 thìa giấm vào ly nước cùng vs 1 thìa mật ong hoặc đường. Buổi sáng thì dùng nước ấm, buổi trưa có thể dùng nước lạnh hoặc cho thêm đá. Vậy là bạn đã có một ly nước giải khát có ích cho cơ thể. Uống rất thơm. Uống trước khi ăn sạch giun sán nhuận tràng. Uống sau ăn tiêu hóa rất tốt không sợ đau da dày
- 2. Giúp giảm béo: Giảm béo là một đề tài muôn thuở của phụ nữ, trong giấm hàm chứa 20 loại axit amin và 16 loại axit hữu cơ, có thể thúc đẩy chất đường bài tiết, giảm thấp cholesterol. Axit amin hàm chứa trong giấm ăn thường ngày của chúng ta không những có thể làm tiêu hao chất béo trong cơ thể mà còn có thể thúc đẩy chất đường, protein trao đổi thuận lợi, đạt được hiệu quả giảm béo. Vì vậy, phụ nữ muốn giảm cân hãy thử uống 10-15ml giấm gạo vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
- 3. Chống lão hóa: a. Đông Y cho rằng, giấm có tác dụng đẩy đi những cái tích tụ và sản sinh ra cái mới, có tác dụng hỗ trợ nhất định đối với cải thiện tuần hoàn máu cho da, thúc đẩy da trao đổi chất cũ mới. Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh, giấm có tác dụng hỗ trợ chống ôxy hóa, chống lão hóa, đẩy lùi nếp nhăn. b. Buổi tối sau khi rửa mặt, lấy 1 thìa giấm, 3 thìa nước hòa trộn vào nhau, lấy miếng bông gạc nhúng vào nhẹ nhàng chấm lên chỗ có nếp nhăn và dùng ngón tay trỏ nhẹ nhàng mát-xa từ 3-5 phút sau đó lấy nước ấm rửa sạch mặt. Kiên trì làm như thế trong thời gian dài có thể giúp tiêu trừ các nếp nhăn nhỏ ở trên mặt. c. Tay là khuôn mặt thứ 2 của phụ nữ, bảo vệ và giữ gìn để có được đôi tay đẹp cũng là một việc không được xem nhẹ. Sau khi rửa tay, dùng giấm trắng và nước pha theo tỉ lệ 3:1, sau đó bôi lên trên tay, để như thế khoảng 5 phút và dùng nước lạnh rửa sạch. Kiên trì thì sẽ có trắng mịn, mềm mại.
- 4. Cải thiện giấc ngủ a. Đông y cho rằng giấm có thể hoạt huyết tản tụ, dùng giấm ngâm chân có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, giải trừ mệt mỏi, giúp chúng ta ngủ ngon. Vì vậy, những người hay bị mất ngủ thì hãy thử lấy 2.5l nước nóng khoảng 40oC và 150ml giấm gạo hòa chung và ngâm chân. b. Khi đi tắm chúng ta cũng có thể cho một lượng giấm thích hợp vào bồn tắm sẽ giúp tẩy trừ mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ
- 5. Phòng bệnh phụ khoa: Giấm trắng có tác dụng diệt khuẩn, có hiệu quả trị liệu viêm âm đạo và ngứa ngoài âm đạo rất tốt. Mỗi lần dùng khoảng 1l nước ấm thêm vào khoảng 10-15ml giấm trắng, sau đó dùng nước này vệ sinh bên ngoài âm đạo và tẩy rửa bồn tắm. So sánh với các phụ nữ dung nước vệ sinh hàng ngày khác thì dùng giấm trắng rửa bên ngoài xong, bên ngoài âm đạo trở nên trơn bóng, thoải mái, không cảm giác khô
- 6. Trị mụn nhọt hoặc nám, tàn nhang nhiều thì cũng thường bị táo bón ở các mức độ khác nhau. Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh, trong giấm để lâu ngày hàm chứa phong phú axit amin, một số loại chất xúc tác và nhiều loại axit béo không bão hòa, có thể thúc đẩy đường ruột nhu động, duy trì cân bằng môi trường sinh thái của vi khuẩn trong đường ruột, giữ cho đại tiện được thông suốt.
- 7. Trị táo bón : Nếu bị táo bón quá nặng chúng ta có thể uống một thìa giấm khi bụng đang đói vào mỗi sáng thức dậy, sau đó uống một cốc nước sôi để nguội, uống liên tục trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả thông tiện rất tốt.
- 8. Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 ly nước. Dùng nước này xúc miệng và uống
- 9. Chữa lang ben: dùng giấm ăn (4%) bôi vùng da có nấm 2 -3 lần/ngày
- 10. Chữa nấm kẽ chân: ngâm chân bằng nước muối pha giấm, hoặc dung giấm bôi vào kẽ chân
- 11. Cầm máu cam: Nếu bạn bị chảy máu cam không cầm được, có một cách đơn giản là hãy dùng bông gòn thấm giấm trắng và đút vào mũi một lúc trước khi lấy ra kiểm tra. Nếu máu vẫn chưa cầm hẳn, bạn hãy tiếp tục với một miếng bông khác
- 12. Giảm viêm họng: Có 3 cách để điều trị viêm họng bằng giấm là: súc miệng, uống và thoa lên cổ họng. Nếu bạn thực hiện luôn 3 cách nói trên thì chứng viêm họng sẽ được chữa lành nhanh chóng.
- 13. Trị gàu: Nếu da đầu bạn khô và bong vảy, giấm có thể là một cách điều trị tình trạng này hiệu quả và đơn giản: mỗi tuần 1 lần, bạn đổ 1 cốc giấm lên đầu và để yên trong 15 phút sau đó xả sạch với nước lạnh.
- 14. Giảm huyết áp Giấm được coi là một loại thực phẩm tốt để làm giảm huyết áp cho cơ thể con người. Bạn có thể thêm đường tinh thể vào một thìa dấm và uống giấm sau bữa ăn tối mỗi ngày. Như vậy, cả huyết áp và cholesterol có thể được giảm một cách hiệu quả. Người sử dụng salad có trộn dầu giấm 5-6 lần/ tuần có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn những người không sử dụng.
- 15. Ngăn chặn tế bào ung thư: Một vài nghiên cứu có thất giấm táo có thể tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chận quá trình tăng trưởng của nó. Một số nghiên cứu khác còn chứng minh chế độ ăn uống có sử dụng giấm táo có thể làm giảm nguy cơ ung thư thực quản. Sử dụng giấm táo tốt nhất là hai muỗng cà phê mỗi ngày (có thể pha với nước lọc hoặc nước trái cây).
- 16. Giảm đau và trị viêm khớp: Giấm táo cũng có tác dụng giảm đau và trị viêm khớp rất tốt. Bạn chỉ cần pha 1 muỗng cà phê giấm táo vào 1 ly nước lớn rồi uống.
- 17. Khử mùi hôi chân: Ngâm chân trong một chậu nước ấm có pha 4 muỗng canh cà phê giấm trắng khoảng 2 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút. Tiếp tục làm như vậy trong 10 ngày thì mùi hôi chân sẽ sớm tan biến
- 18. Trị nấm móng tay và chân: Cắt phần móng bị nấm mốc rồi ngâm tay hoặc chân vào hỗn hợp giấm trắng pha loãng với nước ấm trong khoảng 10 phút. Thường xuyên thực hiện động tác nói trên sẽ mang lại kết quả trị nấm móng như mong muốn. Chống lại bệnh ung thư Trong những lợi ích sức khỏe của giấm còn có đặc tính chống hình thành khối u, đó là một loại đặc tính rất hiệu quả để chống lại ung thư.
- 19. Tăng độ rắn chắc cho xương: Sự có mặt của canxi trong giấm và khả năng hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, có thể giúp xương trở nên chắc khoẻ hơn.
- 20. Kiểm soát mức đường huyết Những lợi ích sức khỏe của giấm còn bao gồm khả năng điều tiết lượng đường trong cơ thể.
- 21. Giảm sự tích tụ của sỏi thận Giấm có khả năng giải thể lượng axít uric và canxi dư thừa một cách tích cực, sẽ giúp làm giảm sự tích tụ của sỏi thận ở trong thận một cách hiệu quả. Bạn có thể rắc vài giọt giấm vào món salad trộn để ăn hoặc pha loãng giấm với nước ấm để uống.
- 22. Đánh bật chứng khó tiêu: Trộn 2 muỗng canh giấm và ½ muỗng canh trà xanh rồi cho vào bình nước, đun sôi, để nguội rồi uống. Bạn có thể sử dụng trà bạc hà vì nó hỗ trợ tiêu hóa rất tốt và cũng rất có lợi dạ dày yếu.
- 23. Làm trắng răng: Nhúng bàn chải vào giấm nguyên chất và chải răng mỗi tuần 1 lần để loại bỏ vôi răng và giữ cho răng trắng sáng.
- 24. Giảm viêm nướu và hôi miệng: Súc miệng với giấm hàng ngày sẽ giúp làm giảm chảy máu nướu răng và khử mùi hôi của hơi thở. Tuy nhiên, bạn phải súc miệng lại nước sạch cho thật kỹ để tránh axít acetic trong giấm có thể làm hỏng men răng.
- 25. Trị ốm nghén cho bà bầu Phụ nữ mang thai cũng có thể pha 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê giấm táo với 1 ly nước rồi uống để trị ốm nghén.
- 26. Chữa bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu mới đây cho thấy giấm táo có thể làm giảm mức đường huyết. Ví dụ, một nghiên cứu trên 11 người bị bệnh tiểu đường sử dụng 2 muỗng canh giấm táo trước khi đi ngủ được kiểm tra vào sáng hôm sau sẽ giảm lượng đường từ 4%- 6%.
- 27. Nhiều lợi ích cho da: Giấm có hiệu quả có thể nuôi dưỡng làn da và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất bình thường của đường và protein trong cơ thể. Một thành phần chính của giấm là acid acetic. Axit axetic có hiệu quả có thể tiêu diệt vi khuẩn để bảo vệ da và tóc. Giấm có thể nuôi dưỡng làn da hiệu quả và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của đường và protein trong cơ thể. Một thành phần chính của giấm là axít acetic vốn có thể tiêu diệt vi khuẩn để bảo vệ da và tóc. Bạn có thể thêm giấm vào nước sạch để rửa da nhằm tăng cường độ đàn hồi của da. Có thể làm da bớt khô và ngứa bằng cách cho 2 muỗng canh giấm vào nước tắm; hay để trị gàu ở da đầu, có thể trộn hỗn hợp gồm giấm táo, nước và dầu ôliu (mỗi thứ 2 muỗng canh), dùng hỗn hợp này mát xa da đầu, để yên từ 15-20 phút rồi mới gội lại bằng dầu gội. Giấm cũng rất có ích trong việc điều trị viêm da và chữa lành da bị phỏng.
- 28. Giảm béo phì: Giấm có khả năng ngăn chặn sự thèm ăn và do đó giúp giảm béo phì.
- 29. Kiểm soát mức đường huyết: Những lợi ích sức khỏe của giấm còn bao gồm khả năng điều tiết lượng đường trong cơ thể. Nhờ khả năng giúp ngăn chặn sự thèm ăn, giấm tỏ ra rất hữu ích đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.
- 30. Giúp hấp thụ canxi: Giấm chứa nhiều canxi. Bên cạnh đó, sự có mặt của giấm còn giúp cơ thể hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác, làm tăng độ rắn chắc cho xương.
- 31. Làm giảm sự mệt mỏi: Lượng giấm vừa phải có thể làm giảm hàm lượng axít lactic trong cơ thể, làm mềm cơ bắp, nhờ đó sẽ giảm bớt sự mệt mỏi của cơ bắp.
- 32. Chữa ho thông thường: Giấm trộn với một chút mật ong là thảo dược trị ho rất công hiệu. Đây là bài thuốc có từ thời cổ đại.
- 33. Trị viêm xoang và viêm phế quản: Hòa 1/4 tách giấm (có thể nhiều hơn) vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa giấm.
- 34. Ngăn ngừa vi khuẩn mycobacteria kháng thuốc: Axít acetic trong giấm giúp ngăn ngừa vi khuẩn mycobacteria kháng thuốc như trong bệnh lao.
- 35. Tác nhân giúp máu đông: Giấm có khả năng hoạt động như một tác nhân của sự làm đông máu.
- 36. Chất giải độc: Những người Hồi giáo cổ đã sử dụng giấm như một chất giải độc hiệu quả khi bị ngộ độc.
- 37. Chữa buồn nôn: Chỉ cần một ít giấm sẽ có thể chấm dứt bất kỳ chứng buồn nôn nào mà bạn mắc phải.
- 38. Tăng cường chức năng gan, thận: Giấm có thể tăng cường chức năng của gan và thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể. Giấm còn có thể làm giảm gánh nặng cho thận. Các nghiên cứu y học đã phát hiện rằng giấm rất tốt cho đường tiết niệu và có tác dụng lợi tiểu.
Những người nào không nên ăn dấm?
- - Khi đang uống một loại thuốc nào đó thì không nên dùng dấm. Các thuốc loại sulfathiazole dễ bị kết tinh trong môi trường acid, từ đó gây tác hại cho thận. Khi dùng các loại thuốc có tính kiềm, thuốc giãn cơ dạ dày, nếu ăn dấm sẽ làm cho tác dụng của thuốc triệt tiêu lẫn nhau.
- - Những người bị thương ở xương không nên ăn dấm vì sau khi ăn dấm sẽ làm cho chỗ đau mỏi nhức, càng đau thêm, làm chỗ gy khó liền.
- - Những người bị sỏi mật, ăn quá nhiều dấm có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính acid vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột, khiến túi mật co lại gây đau.
- - Những người bị viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn nhiều dấm sẽ làm bệnh càng nặng hơn, do vậy nên thận trọng khi ăn.
Tamlinh.org