30/03/2022 15:33 View: 1540

Gợi ý mâm cơm chay tươm tất, đủ đầy cúng Tết Thanh Minh 2022

Vào ngày Tết Thanh Minh 2022, việc chuẩn bị mâm cơm cúng đầy đủ, tươm tất rất quan trọng để bày tỏ lòng thành kính với gia tiên. Vậy nếu muốn cúng cơm chay thì mâm cỗ cúng thanh minh 2022 nên làm những món chay nào?

Gợi ý mâm cơm gồm có: Miến bóp thính với đậu phụ, canh củ quả chay, ngô xào nấm, củ quả luộc, cà tím bí đỏ củ dền tẩm bộ rán, nem chay, đậu phụ om nấm.

1. Tết Thanh Minh là gì?

Tiết Thanh Minh là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Việt Nam. Ngày lễ này mang ý nghĩa tưởng nhớ công lao các bậc sinh thành đã hi sinh và duy trì thế hệ con cháu mai sau.

Trong ngày Tết Thanh Minh, mọi người thường chuẩn bị lễ vật tươm tất như đèn, nhang, hoa quả để dâng lên gia tiên tại nhà và cùng nhau ra mộ để chỉnh trang và dọn dẹp sạch sẽ xung quanh ngôi mộ tổ tiên đã khuất.

Mâm cỗ chay cúng Tết Thanh Minh gồm những món gì?

Có nhiều ý kiến về mâm cỗ cúng Tết Thanh Minh 2022 nên cúng lễ chay hay lễ mặn. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thì Tết Thanh minh nên cúng lễ chay.

Mâm cỗ chay cúng Tết Thanh Minh gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ… mang ý nghĩa tín ngưỡng, tưởng nhớ người đã khuất, cầu cho người đã khuất sớm được siêu thoát.

Xôi, chè được nấu từ gạo nếp, có nơi còn gói bánh chưng. Không phải ngẫu nhiên mà đây là những món bắt buộc phải có. Cây lúa, hạt gạo được xem như biểu tượng của nền văn minh lúa nước, là thức ăn chính của người Việt.

Vì vậy, cúng xôi, cũng là muốn dâng lên những gì tinh túy của trời đất, công sức lao động sau một năm miệt mài của những người còn sống đến người đã mất.

Cách chế biến mâm cỗ cúng Thanh minh 2021 với các món chay

1. XÔI CHÈ

Nguyên liệu 

  • -  300gr gạo nếp
  • -  170gr đỗ xanh không vỏ
  • -  Bột sắn khoảng: 100g
  • -  1 chút muối
  • -  1 thìa dầu ăn
  • -  Đường, nước

Cách thực hiện

Nấu xôi

-  Gạo nếp đi vo sạch rồi cho gạo vào ngâm nước lạnh từ 8-10 tiếng. Sau khi ngâm trong nước thì vo lại gạo một lần nữa, nhặt bỏ sạn rồi để thật ráo nước. Hãy để ráo nước gạo thì làm xôi chè mới ngon.

-  Đậu xanh ngâm nước từ 3-4 tiếng, sau đó đãi sạch vỏ rồi đem hấp chín. Nếu không muốn mất thời gian ngâm đỗ thì nấu bằng nồi cơm điện. Sau khi đỗ chín, múc ra để nguội. Chia đỗ thành 2 phần: phần lớn để trộn với xôi còn phần nhỏ để rắc vào chè. Đỗ nên được giã bằng tay để đảm bảo sẽ bám dính vào xôi.

-  Cho gạo nếp trộn với ít muối và tiến hành hấp chín. Trong quá trình nấu, đợi đến lúc xôi gần chín thì cho thêm đường, dầu ăn và đảo đều. Đợi thêm 5 phút thì tắt bếp. Xôi chín thì múc ra mâm để nguội. Sau đó tiến hành trộn xôi và đỗ vào với nhau. Đảo thật đều tay để đỗ bám đều vào xôi.

Nấu chè

  • - Đun sôi một nồi nước, đến khi nước sôi thì cho đường vào dùng đũa khuấy đều cho tan. Khoảng 600ml nước và 250g bột sắn cùng 50g đường hòa tan lại với nhau rồi cho lên bếp đun sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp. Sau khi hòa bột sắn thì đổ bát nước bột này vào nồi nước đường khuấy đều cho chín. Với món xôi chè này thì các bạn nên nấu bột sắn loãng một chút.
  • - Khi nước sôi thì tắt bếp. Múc bột sắn ra bát và rắc phần đỗ còn lại vào. Và thưởng thức món xôi chè tuyệt vời.

2. CANH NẤM HẠT SEN

Nguyên liệu

  • - 50 g hạt sen
  • - 50g nấm đông cô tươi
  • - 50g nấm linh chi
  • - 1 củ cà rốt
  • - 100g đậu hũ non
  • - Ngò rí, tiêu xay, hạt nêm chay

Cách thực hiện

  • - Cắt cà rốt thành khúc vừa ăn. Sơ chế qua các loại nấm cho sạch, để ráo. Ngò rí cắt nhỏ. Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn.
  • - Sau đó đun sôi 1 lít nước, cho hạt sen và cà rốt vào nấu khoảng 10 phút, tiếp tục cho các loại nấm vào, nêm vào nồi thêm 3 muỗng hạt nêm. Cuối cùng cho đậu hũ vào tắt bếp, rắc thêm tiêu và ngò rí lên trên.

3. GỎI CUỐN NGŨ SẮC

Nguyên liệu

  • - 12 cái bánh tráng có đường kính khoảng 22 cm
  • -  2 quả bơ
  • - Rau mùi non, rau húng bạc hà
  • -  300 gr bắp cải tím
  • -  2 củ cà rốt
  • -  2 quả dưa leo
  • - 100 gr giá đỗ
  • - 150 gr đậu phụ
  • - 70 gr bơ đậu phộng mịn
  • - 2 muỗng canh rượu gạo
  • - 1 muỗng canh bột miso, 3 muỗng cà phê mật ong, 3 muỗng cà phê gừng xay nhỏ, 1 tép tỏi nhỏ nghiền nát.

Cách thực hiện

  • -  Thái sợi bắp cải tím, cà rốt, dưa leo, bơ.
  • -  Xay nhuyễn giá đỗ, đậu phụ, bơ đậu phộng mịn, rượu gạo, bột miso, mật ong, gừng, tỏi bằng máy xay sinh tố để làm nước sốt.
  • -  Làm mềm bánh tráng bằng cách nhúng vào nước lạnh rồi để ráo. Trải bánh tráng lên mặt phẳng rồi cuốn theo thứ tự: 2 lát bơ, 2 ngọn rau mùi, 2 ngọn rau bạc hà, một ít bắp cải tím, cà rốt, dưa leo, giá đỗ. Cuốn hai đầu bánh tráng và cuộn chặt tay. Cắt đôi gỏi cuốn rồi trang trí lên đĩa, chấm cùng nước xốt đã làm.

4. MIẾN CHAY TRỘN KIỂU HÀN QUỐC

Nguyên liệu 

  • - 150 g miến Hàn Quốc
  • - 50g nấm hương
  • - 150g rau chân vịt cắt nhỏ
  • - 1 củ cà rốt thái sợi
  • - 2 tép tỏi,  hành lá thái nhỏ
  • - 4 thìa cà phê dầu mè, 1 thìa cà phê đường, 3 thìa xì dầu, 2 thìa cà phê tương đen

Cách thực hiện

  • - Luộc miến rồi nhúng qua nước lạnh, cắt sợi miến sao cho vừa ăn sau đó cho 2 thìa dầu mè vào.
  • - Lấy một cái bát cho xì dầu, tương đen, đường vào trộn đều để làm sốt.
  • - Bắc chảo rồi cho 2 thìa dầu mè còn lại vào phi thơm tỏi và hành, rồi cho nấm và cà rốt vào xào cho vừa chín tới. Tiếp theo cho miến và rau chân vịt vào xào đều rồi cho nước sốt vào trộn đều khoảng 2 phút là được.

5. ĐẬU PHỤ KHO SẢ ỚT

Nguyên liệu

  • - 4 miếng đậu hủ
  • - Sả bằm với tỏi ớt
  • - Tóp mỡ
  • - Gia vị, nước tương

Cách thực hiện

  • - Đậu hũ cắt cục nhỏ chiên sơ
  • - Cho mỡ heo vào chảo, cho sả bầm vào phi cho thơm xong cho đậu hủ vào đảo đều
  • - Cho thêm gia vị đường, bột ngọt, nước tương, hạt nêm vào, đảo đều, cho thêm tý nước vào đảo đến khi cạn tắt bếp.