04/06/2021 11:34 View: 19901

Sao Hoá Kỵ: Luận giải chi tiết và hay nhất

Hóa Kỵ là sao chủ thị phi, điều tiếng, ganh ghét kèn cựa, ăn nói. Đi với cát tinh nó mang nghĩa người ta ganh tài với mình, đi với Hung Sát tinh thì mình là người ghê gớm bị điều tiếng xấu.

luan giai sao hoa ky

Đôi điều về sao Hóa kỵ mọi người có thể quan tâm và lưu ý…

  • Loại: Ác tinh,ám tinh
  • Đặc Tính: Thâm trầm, xảo quyệt, ganh ghét, trở ngại, đố kỵ, thị phi
  • Tên gọi tắt thường gặp: Kỵ
  • Phụ tinh. Một trong 4 sao của bộ Tứ Hóa là Hóa Khoa, Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Kỵ.

Vị Trí Ở Các Cung

  • • Đắc địa: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
  • • Hãm địa: Tý, Sửu, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Hợi.

Tính Tình Sao Hóa Kỵ ở cung Mệnh:

Nếu hoá kỵ đóng ở cung mệnh thì tính thâm trầm, thâm hiểm, ích kỷ, đa nghi, hay đố kỵ, ganh tị, ghen ghét người khác, và cũng hay gây sự với người ta. Nếu gặp các sao tốt thì trở thành người khôn ngoan, sâu sắc, có tay nghề sắc sảo, đặc biệt, tính tình cẩn trọng, được nhiều người kính nể.

Những Bộ Sao Tốt:

Hóa Kỵ đắc địa ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi gặp Nhật, Nguyệt sáng đồng cung:

Đây là một cách rất tốt. Hóa Kỵ trong trường hợp này được ví như mây ngũ sắc bên cạnh Nhật, Nguyệt sáng sủa. Có cách này sẽ hưởng phú quí lâu dài. Riêng ở Sửu, Mùi đồng cung với Nhật, Nguyệt nếu được thêm Tuần, Triệt án ngữ thì rất rực rỡ. Nhưng hay bị đau mắt hoặc đau thần kinh. Hóa Kỵ ở Tý, Hợi có Hóa Khoa hội chiếu: Người khôn ngoan cẩn thận từ lời nói đến việc làm, được nhiều người kính trọng.

Hóa Kỵ ở Tý có Khoa Lương hội chiếu:

Nếu có thêm cát tinh sáng sủa hội họp thì người có đức độ, danh vọng được người quý mến, hậu thuẫn. Đây có thể là một nhà hiền triết, nhân sĩ, dân biểu, nghị sĩ hữu danh. Hóa Kỵ đồng cung với Liêm Trinh, Tham Lang tại Tỵ, Hợi: Hóa Kỵ khắc chế được sự bất lành, hóa giải nhiều hung họa do Liêm Trinh, Tham Lang tại Tỵ, Hợi gây nên. Tuy đây không phải là cách tốt, nhưng cũng khá giả, ít lo ngại về bệnh tật, tai nạn.

Những Bộ Sao Xấu

Hóa Kỵ gặp Nhật hay Nguyệt cùng hãm địa:

Trong trường hợp này ánh sáng Nhật, Nguyệt vốn không có lại bị thêm mây che nên rất xấu. Người hay bệnh hoạn, cô đơn, cực khổ, bị tai họa lớn, phải tha phương lập nghiệp và yểu tử.

Hóa Kỵ, Cự Môn hay Hóa Kỵ, Đào Hoa (Hồng Loan) hay Hóa Kỵ, Tham Lang đồng cung: Rất dễ bị thủy tai (chết hụt, chết đuối) hay bị bắt bớ giam cầm. Riêng phái nữ gặp bộ sao này rất bất lợi, bị tai nạn trinh tiết như mất trinh, thất tiết, bất chính hoặc hôn nhân trắc trở, có thể không chồng hay phải lo buồn về gia đạo.

Hóa Kỵ gặp Xương Khúc, Khôi, Việt:

Học hành trắc trở, thi trượt hay vất vả, dù có đỗ cũng không thành danh. Trong quan trường hay bị dèm pha, ly gián.

  • Hóa Kỵ, Thiên Riêu, Đà La ở liền cung: Họa vô đơn chí.
  • Hóa Kỵ, Phục Binh, Thái Tuế: Có sự thù hằn, cạnh tranh, kiện tụng lo lắng vì sợ bị mưu hại, trả thù.
  • Hóa Kỵ, Sát tinh đắc địa: Danh tài hoạch phát nhưng hoạch phát suốt đời lưu lạc. Nếu Sát tinh hãm địa thì nguy cơ càng tăng, nghèo khổ, tai họa khủng khiếp, giảm thọ. Đó là họa hại của hung tinh hội tụ, sức phá gia tăng theo hệ số.

Hóa Kỵ Khi Vào Các Hạn

  • • Hạn gặp sao Hóa Kỵ thì việc làm bị trắc trở, bị người oán thù, mưu hại mình.
  • • Gặp các sao Phục Binh, Linh Tinh, Hỏa Tinh, Đại Hao, Địa Không, Kình Dương, Thất Sát, Địa Kiếp chiếu là vào hạn nguy hiểm, chết người.
  • • Hóa Kỵ, Thái Tuế, Phá Quân là hạn hay gặp chuyện thị phi, tranh cãi, tranh chấp lôi thôi.
  • • Hóa Kỵ, Thiên Hình, Địa Kiếp, nên đề phòng nạn dao kéo, đâm chém, cưa cắt, mổ xẻ.
  • • Hóa Kỵ, Cự Môn là hạn đề phòng sông nước và lắm chuyện lôi thôi bực mình.
  • • Hóa Kỵ, Hồng Loan thì tơ duyên rắc rối.
  • • Hóa Kỵ, Thái Âm, Thái Dương thì bị đau mắt, có tang cha mẹ.

Hóa Kỵ là sao chủ thị phi, điều tiếng, ganh ghét kèn cựa, ăn nói. Đi với cát tinh nó mang nghĩa người ta ganh tài với mình, đi với Hung Sát tinh thì mình là người ghê gớm bị điều tiếng xấu. Nhật Nguyệt Sửu Mùi mà có kèm theo Kỵ thì phải hiểu là người có suy nghĩ lúc nào cũng làm muốn làm thầy thiên hạ, suy nghĩ mô phạm rất tốt, lúc nào cũng nghĩ đường lối của mình là đúng đắn, điều đó sinh ra sự ganh ghét cho mọi người xung quanh.

Vì Hóa Kỵ đóng Mệnh là người suy nghĩ rất sâu sắc, chín chắn, cho nên ít khi nào tin quyết định của mình là sai. Nhật Nguyệt Hóa Kỵ đó là 1 kỳ cách cho sự thông tuệ, nhưng cũng vì sự thông tuệ này mà bị ganh ghét đố kỵ. Kỳ cách của nó là vậy. Hóa Kị trong ngũ hành là Thủy, tượng về sự tuyệt diệt của vạn vật trong thời kỳ phải ẩn tàng. Hóa kị ví như mùa đông, bề ngoài cây cối trơ trụi nhưng bên trong là sức sống mãnh liệt để tạo biến đổi, thay thế đợi mùa xuân tới bung ra. Hóa kị là lúc phải chịu sự thanh toán triệt để, thoát thai hoán cốt.

Vì phải biến hóa nên thông minh linh xảo. Mùa đông ngũ hành thuộc thủy. Thủy chủ về trí tuệ. Mùa đông chủ về ẩn tàng. Trí tuệ mà ẩn tàng thì ý nghĩ khó đoán ra, bởi vậy người Hóa kị thường hay mưu mô, đôi lúc gian trá, đầu óc quyền biến vô thường. Thủy chủ động nên thường xuyên xoay chuyển, xoay chuyển quá độ thành ra bội phản.

Thái Dương – Hóa Kị

Thái Dương Hóa Kị làm những nghề dính líu đến thị phi quan tụng hoặc gây dư luận ồn ào thì chính mình mới đỡ trở thành nạn nhân của thị phi quan tụng và đàm tiếu phê bình. Tỉ dụ: Thầy kiện, quan tòa, cảnh sát mật vụ, thông tin báo chí, quảng cáo viên. Làm những nghề thông thường dễ bị chiêu oán đả kích. Thái Dương Hóa Kị dở, hay cũng còn tùy thuộc những Sát tinh đi kèm. Thái Dương Hóa Kị không gặp Sát tinh lại được Tả Hữu thì gian lao phấn đấu mà nên đại nghiệp như làm chính trị hoặc phấn phát mạnh rồi nhiều kẻ ganh ghét. Còn như gặp nhiều Sát tinh kèm vào thì phiền lắm.

Chẳng những thị phi chiêu oán mà còn bị họa nạn. Cách Cự Nhật có Hóa Kị không phải là dở nếu được Lộc Tồn đứng cùng, vào ngành ngoại giao pháp luật, làm quảng cáo, bán hàng càng cạnh tranh càng thành công. Trường hợp Thái Dương Ngọ cung dù có Lộc Tồn mà thấy Hóa Kị thì cao danh vọng lắm đầy gian nan nhiều, bị vận xấu xuống đến đất đen. Thái Dương đứng với Hóa Kị nếu có Không Kiếp Tuần Triệt đi rao giảng tôn giáo sẽ gây thanh vọng.

Thái Dương Hóa Kị mà bị Kình Dương Thiên Hình hay bị kiện tụng hoặc bị chạm chán với luật pháp. Thái Dương Hóa Kị vào cung lục thân đều không hay, nhất là đối với người sinh vào ban đêm, nếu có cả Sát tinh nữa thì sinh ly tử biệt. Mệnh nữ mà cóThái Dương Hóa Kị ở Phu phải mấy bận dỡ dang, bị cướp chồng hay đi cướp chồng người, thêm Đào Hoa điều trên nặng nữa. Cung Phụ mẫu xuất hiện Thái Dương Hóa Kị không thuận với cha mẹ, hoặc hay bị kẻ trên nghi ngờ và chèn ép.

Thái Dương Hóa Kị vào Tật ách bệnh về thận, về đường tiểu hoặc bệnh mắt. Thái Dương Hóa Kị đóng mệnh cũng thấy Riêu Hình nếu Thái Dương hãm có thể bị mù. Thái Dương Hóa Kị hãm cung vào Tật ách của số nữ hoặc đóng cung Tử tức có trở ngại trong vấn đề sinh sản.

Liêm Trinh – Hóa Kị

Liêm Trinh là máu huyết, là tinh thần hưởng thụ. Liêm Trinh là sao của những biến đổi đột ngột. Liêm Trinh Hóa Kị dễ đưa đến một tai nạn có đổ máu thường thấy như giải phẫu, tai nạn xe cộ, tên bay đạn lạc, nhất là đứng cùng sao Thất Sát ở Sửu Mùi. Liêm Trinh Hóa Kị gặp Đào Hoa nhiều phiền lụy trên luyến ái. Nữ mạng Liêm Trinh Hóa Kị có cả Xương hay Khúc ắt phải rỏ lệ thương tâm Liêm Trinh Hóa Kị đứng cung Tài bạch là triệu chứng tiêu hao tiền bạc do một quan hệ tình duyên.

Tỉ dụ vợ ly dị phải chia của. Tỉ dụ: Vì lấy vợ mà bị rút một phần của cải gia tài. Như vậy, ngay ở cả Tài bạch, Liêm Trinh vẫn dính líu đến vấn đề huyết duyên. Bởi thế, thấy Liêm Trinh Hóa Kị thì hãy cứ đặt căn bản trên huyết duyên mà luận đoán. Liêm Kị đóng vào cung lục thân thì luôn luôn bất hòa, với bố mẹ, với anh em, với bạn bè, với vợ con. Liêm Trinh không Hóa Kị mà có Xương Khúc vào vận hạn có thể đoán là một tin vui như đẻ con, phục hồi sức khỏe, việc lấy vợ lấy chồng của những người thân. Liêm Trinh Hóa Kị đóng Tật ách khi bệnh hoạn dễ đưa đến giải phẩu.

Thái Âm – Hóa Kị

Thái Âm không ngại Hóa Kị như Thái Dương. Vì lẽ Thái Âm chủ ẩn tàng cùng chất với Hóa Kị. Thái Âm gặp Hóa Kị không bị tình cảnh oán ghét như Thái Dương. Có thể mang một tâm trạng đau buồn nào đó, không do áp lực từ bên ngoài. Khi chỉ là chuyện nội tâm thì cũng dễ khắc phục. Thái Âm đắc địa ở Dậu có Hóa Kị lại biến thành đám mây ngũ sắc. NhưngThái Âm ở Mão hãm không tốt. Nhất là bị Kình Đà hiệp Kị nguy hiểm. Thái Âm Hóa Kị ở hãm cung đóng Tài bạch đầu tư thường thua thiệt do thiếu sáng suốt, tính toán không kỹ.

Riêng Thái Âm Hợi mà có Hóa Kị thì ban đầu dù khó khăn nhưng cuối cùng lại hết sức thuận lợi bởi những đột biến không ngờ. Thái Âm chủ ẩn tàng có khuynh hướng tinh thần hơn Thái Dương chỉ chú ý đến bộc lộ thực tế. Thái Âm Hóa Kị nếu thêm Sát tinh thành ra một khuyết hãm trên tinh thần. Cho nên Thái Âm Hóa Kị không nên đóng cung Phúc Đức nhất là đối với nữ mạng.

Thái Âm Hóa Kị tại Phúc đức, người con gái ý chí yếu đuối dễ bị đường mật dụ dỗ lường gạt mà một lần sa chân thành thiên cổ hận. Thái Âm Hóa Kị ở cung Phúc lại thấy cả Xương Khúc Đào Hoa có thể đoán là số hồng nhan bạc mệnh. Thái Âm tại Tị vào đất hãm gặp Cự Đồng cung Sửu, tình tự càng bối rối có thể vì xung động nhất thời mà ảnh hưởng đến cả một đời. Thái Âm Hóa Kị nếu có họa thì thường do mình khởi lên, khác với Thái Dương Hóa Kị là bị ngoại cảnh người đời ganh ghét. Thái Âm Hóa Kị ở thế hãm đóng lục thân cung mà lại là người sinh ban ngày thì hoàn toàn vô duyên với lục thân.

Các nhà Tử vi Trung Quốc bảo: Thái Âm Hóa Kị đóng cung Thân (Mệnh thân) là mẹ hay cha mất sớm từ lúc còn nằm nôi, nếu có cả Linh Hỏa càng mau. Thái Âm Hóa Kị đóng cung Nô bộc bị hại ngầm bởi bạn bè, người trên, người đồng liêu, thủ hạ. Thái Âm Hóa Kị đóng tật ách hay mệnh ở hãm địa phải đề phòng đôi mắt.

Cự Môn – Hóa Kị

Cự Môn chủ khẩu thiệt gặp Hóa Kị càng tăng thêm cái phiền cái họa về khẩu thiệt còn đưa đến kiện tụng cò bót. Cự Môn Hóa Kị mệnh cung thành cặp hung thần làm cho bị thương, bị giải phẫu. Cự Kị đóng mệnh thêm Sát tinh ngay từ lúc nhỏ đã thấy, đã gặp những điều đắng cay như mồ côi, bố mẹ phân ly… Cự Kị Hồng Đào, vợ chồng chia lìa. Cự Kị đóng Tài bạch làm ông giáo, làm người bán hàng mà có thêm Hóa Lộc thì nhờ nói mà ra tiền. Mệnh cung Cự Kỵ không thêm Sát tinh, có Quyền Lộc không nên xuất đầu lộ diện đừng thích hư danh sẽ yên ổn mà ngấm ngầm tiến tới thành công.

Cự Môn tuy là cái miệng nhưng hễ thấy Hóa Kị thì đừng nên làm kịch sỹ hay ca sỹ để hứng chịu la ó của khán thính giả. Cự Kị đắc địa được Hình Quyền làm thầy kiện đắc lực, hoặc điều khiển cơ quan mật vụ cũng hay. Tất cả chỉ vì Cự Môn là ám diệu mà Hóa Kị lại chủ ẩn mật tiềm tàng. Cự Kị đóng Phụ mẫu gặp Hình hay Đà không thể gần gũi hòa hợp với cha mẹ. Cung Phu thê rất ngại thấy Cự Môn Hóa Kị thế nào cũng tan vỡ. Có cả Đào Hoa nữa thì thành tình tay ba. Cung Bào huynh Cự Kị khó lòng hợp tác với ai mà yên lành. Cự Kị vào cung Tật ách bị bệnh thần kinh hay xương tủy. Cự Môn cũng là ống thực quản từ miệng trôi vào dạ dày cũng đưa đến bệnh về yết hầu.

Thiên Đồng – Hóa Kị

Nói đến Thiên Đồng với Hóa Kị lại phải nhắc đến hai chủ trương khác nhau trên tuổi Canh. Một phe chủ trương Đồng là phúc tinh thì không Hóa Kị, một phe chủ trương Đồng Kị là tình trạng có phúc mà không được hưởng. Một phe đứng giữa bảo: Tuổi Ất Tứ Hóa đã an theo Cơ Lương Vi Âm nghĩa là Hóa Kị đã một lần đứng với Thái Âm rồi, sao qua tuổi Canh lại an theo Nhật Vũ Đồng Âm để Thái Âm đứng với Hóa Kị thêm một lần nữa ? Lập luận trên có phần nào ngã theo lập luận Hóa Kị phải đứng với Thiên Đồng ở tuổi Canh, nhưng đặt căn bản trên sự hợp lý của an sao.

Không hẳn vì đã vững vì tứ Hóa không một Hóa nào được an với Thất Sát, trong khi an bốn lần với Vũ Khúc, một lần với Thiên Phủ, hai lần với Tử vi…, Xương Khúc đi với Tứ Hóa hai lần, mà Tả Hữu một bận sánh vai với Hóa Khoa trong khi Thái Âm có mặt bốn lần bên Tứ Hóa, nếu kể thêm cả tuổi Canh là năm. Vậy rõ ràng Tứ Hóa không an theo lối chia đều.

Thật ra ta không tìm thấy được lý do tại sao cổ nhân căn cứ vào đâu mà an Tứ Hóa cho thập can như vậy? Khi Thiên Đồng phải đi với Hóa Kị thì không bao giờ Thiên Đồng còn đi với Hóa Khoa nữa. Ở đây tôi vẫn biên chép những luận cứ về Đồng Kị kèm với Đồng Khoa để độc giả tự phán xét lấy.

Ngoài ra nếu đưa Thiên Đồng đến bên Hóa Kị thì Thái Âm sẽ có hai bận đứng chung với Hóa Khoa thì sao? Đồng Kị đóng mệnh luôn luôn tâm ý thống khổ. Đồng Kị vào Phúc đức cung cũng vậy, tâm ý phiền muộn. Nhưng Thiên Đồng Hóa Kị cung Phúc đức mà có Không Kiếp lại biến ra cách khác hẳn, có những sáng kiến độc đáo, mưu chước khôn lường. Nếu lại có cả Âm Sát Thiên riêu sẽ thành một tay đại gian hùng.

Tamlinh.org