Các nhà khoa học lo ngại rằng, các thảm họa thiên tai cũng như chiến tranh có thể phá hủy mọi kho lưu trữ tri thức nhân loại trên Trái Đất.
Các nhà khoa học vẫn đang tìm cách bảo tồn thành tựu của nhân loại hiện tại nhằm đối phó với nguy cơ con người có thể bị diệt vong bất kỳ lúc nào. Một Kho chứa Tận thế (Doomsdat Vault) đã được xây dựng trên đảo Spitsberger của Na Uy, để lưu trữ bản sao của các loại hạt giống trong những túi nhôm đóng kín. Kho chứa này sẽ bảo vệ các giống cây cho nguồn cung thực phẩm thế giới khỏi bị thất thoát qua các thảm họa như chiến tranh hoặc thiên tai.
Nhưng hệ thống này không hoàn hảo – kho chứa này từng bị ngập do biến đổi thời tiết – nhưng ý tưởng đằng sau nó đang được một công ty áp dụng để bảo vệ tri thức của nhân loại, thay vì chỉ các loại hạt giống. Công ty có tên Lonestar này đang lên kế hoạch lưu trữ dữ liệu của con người trong các ống dung nham núi lửa trên Mặt Trăng.
Christopher Stott, CEO của Lonestar cho biết: "Thật không thể tưởng tượng nổi chúng ta đang lưu giữ những tài sản quý giá nhất, tri thức và dữ liệu của chúng ta, ngay trên Trái Đất, nơi chúng ta vẫn đang thả bom và đốt phá mọi thứ. Chúng ta cần đưa các tài sản của mình ra khỏi hành tinh này, tới nơi chúng ta có thể giữ cho chúng an toàn."
Không chỉ nghĩ ra một ý tưởng điên rồ, trong tháng 4 vừa qua, công ty này cho biết họ đã ký hợp đồng cho 2 sứ mệnh đầu tiên nhằm đưa trung tâm dữ liệu đặt trên Mặt Trăng.
Trên thực tế đã có một kho chứa Tận thế tương tự như vậy dành cho dữ liệu nguồn mở, được đặt tại Svalbard.
Lonestar đã đặt được chỗ trên sứ mệnh IM-1 của hãng Intuitive Machines, một công ty tư nhân sắp đưa tàu đổ bộ lên Mặt Trăng nhằm thực hiện một cuộc thử nghiệm phần mềm đối với một lượng nhỏ dữ liệu được lưu trữ trên tàu đổ bộ. Sau đó họ có kế hoạch "đưa tải dịch vụ dữ liệu đầy đủ đầu tiên lên IM-2 của Intuitive Machines đến cực Mặt Trăng", nơi họ thực hiện các bài kiểm tra tải lên và tải xuống.
Ý tưởng của Lonestar là các máy chủ tương lai có thể giao tiếp với Trái Đất, cũng như lưu trữ thông tin mà không chúng ta không muốn bị mất trong nhiều năm tới
"Nếu chúng ta không làm vậy, chuyện gì sẽ đến với dữ liệu của chúng ta trên Trái Đất?" Stott cho biết. "Ngân hàng hạt giống đã bị ngập lụt do tác động của biến đổi khí hậu. Nó cũng nhạy cảm với các dạng phá hủy khác như chiến tranh hoặc tấn công mạng. Chúng ta cần nơi nào đó có thể lưu giữ dữ liệu một cách an toàn."
Đây không phải lần đầu các nhà khoa học đề xuất ý tưởng lưu trữ tri thức quan trọng của Trái Đất lên Mặt trăng. Nhưng lưu trữ dữ liệu trên Mặt trăng chưa bao giờ là một việc đơn giản.
Chênh lệch nhiệt độ Mặt Trăng rất lớn. Ban ngày nó có thể lên tới 106 độ C, nhưng ban đêm có thể giảm về -183 độ C và bề mặt của Mặt Trăng cũng không có lớp bảo vệ trước các bức xạ Mặt trời như khí quyển Trái Đất. Do vậy, Lonestar đề xuất xây dựng các máy chủ lưu trữ dữ liệu trong các khe dung nham núi lửa của Mặt Trăng, nơi có nhiệt độ ổn định hơn cũng như ngăn được bức xạ phá hủy máy chủ.
Ngoài Lonestar, cơ quan Không gian Ý cũng đã ủy quyền cho hãng Thales Alenia Space xây dựng các trung tâm dữ liệu trên Mặt Trăng như một phần của chương trình Mặt Trăng Artemis của NASA. Chương trình này sẽ dẫn đến việc định cư vĩnh viễn trên Mặt Trăng, vì vậy các trung tâm dữ liệu là một yêu cầu bắt buộc, không phải một ý tưởng vu vơ.
Nguồn: Genk - Tham khảo iflscience