04/06/2021 11:42 View: 13575

Chúa Thác Bờ thờ ở đâu? Kinh nghiệm đi đền Thác Bờ?

Bước sang đầu tháng 4 âm lịch có tiệc chúa Thác Bờ tại Hoà Bình, mọi người lại nô nức đi lễ Chúa. Vậy chúa Thác Bờ là ai? Đền chúa Thác Bờ ở đâu? Kinh nghiệm đi lễ đền chúa Thác Bờ?

di le chua thac bo, hoa binh

Ai mà căn số trái duyên, đến kêu cửa Chúa Thác Bờ độ cho
Chúa độ cho tai qua nạn khỏi, cứu người qua cõi trầm luân
Nước tiên tẩy sạch bụi trần
Thanh cao rồi lại mười phần thanh cao ...

Bà Chúa Thác Bờ là ai?

Bà vốn là người Mường, sinh quán ở đất Hòa Bình dưới thời nhà Lê (có người nói là thời Trần). Chúa Thác Bờ là con gái một gia đình tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình. Chúa xưa vốn là tiên nữ, giáng sinh vào nhà họ Đinh, sau này, đất nước gặp cơn loạn lạc, bà đã tập hợp dân Mường liên kết với các dân tộc khác ở vùng đất Hòa Bình, đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi đã đánh đuổi được bọn ngoại xâm, bà được triều đình giao cho cai quản vùng đất Mường ở Hòa Bình.

Tại đây bà giúp dân ổn định cuộc sống, dạy nhân dân lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới đánh bắt cá (tương truyền Chúa Thác còn là người giúp dân trị thủy, chế ngự con sông Đà cuồn cuộn sóng hung dữ). Khi thanh nhàn, chúa lại một mình trên chiếc thuyền độc mộc, chèo từ Bến Ngọc, Sông Đà đi du ngoạn khắp các thắng cảnh.

Sự tích chi tiết về chúa Thác bờ?

Chúa Thác Bờ tên thật là Đinh Thị Vân, bà là tiên nữ trên Thiên đình phụng lệnh vua cha Ngọc Hoàng giáng trần xuống làm con gái của tộc trưởng họ Đinh, người Mường ở đất Kim Bôi – Hoà Bình để giúp dân phò vua.

Trong tài liệu nghiên cứu của Sở Văn Hóa Hòa Bình thì Sự tích Chúa Thác Bờ như sau: Vào năm 1430 - 1432, Vua Lê Lợi đem quân dẹp loạn tại đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Sơn La. Khi Vua Lê Lợi kéo quân đến Thác Bờ thì thấy giữa dòng nước xoáy phía trước một thác nước hiểm trở xô bọt trắng xóa, với muôn vàn mỏm đá lởm chởm nên không thể tiến quân lên được. Lúc này bà Đinh Thị Vân đã hô hào, vận động trai tráng và nhân dân trong bản lên rừng chặt cây, xẻ gỗ đóng thuyền chở binh sỹ qua Thác Bờ, quyên góp lương thảo cho Vua Lê Lợi nuôi quân.

Khi Lê Lợi chiến thắng trở về, bà đã tổ chức lễ hội khao quân, đồng thời huy động người dân chặt tre làm bè để đưa nghĩa quân về kinh. Trong thời gian ở đây, Lê Lợi đã dùng kiếm Thuận Thiên khắc lên đá một bài thơ khích lệ tinh thần quả cảm của quân lính và sự anh dũng của người dân nơi đây, hiện tảng đá đang được lưu giữ ở Nhà văn hóa trung tâm thành phố Hòa Bình.

Để ghi công, bà được triều đình giao cai quản vùng đất người Mường ở Hòa Bình. Tại đây, bà giúp nhân dân ổn định cuộc sống, dạy mọi người lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới bát cá; khi thanh nhàn, bà lại một mình chèo thuyền độc mộc dọc theo sông Đà du ngoạn thắng cảnh.

Sau khi bà qua đời, vua Lê Lợi lệnh dân bản xứ lập đền thờ bà bên cạnh thác Bờ.

Chúa Thác Bờ ngự đồng như thế nào?

Chúa Thác Bờ thường hay ngự về hơn Chầu Đệ Tam và có khi người ta không thỉnh Chầu Đệ Tam mà thỉnh luôn chúa về chứng tòa Sơn Trang màu trắng rồi thả cá phóng sinh trong đại lễ khai đàn mở phủ.

Chúa ngự về đồng thường mặc áo trắng, quần đen, đai xanh, bên hông có xà tích bạc, chúa về khai cuông rồi một tay cầm chèo, một tay cầm mồi, bẻ lái dạo chơi trên sông Đà.

Trong tứ phủ thì Chúa Thác thuộc thoải phủ nên chúa còn về bốc thuốc chữa bệnh, lấy nước tiên đem về cứu chữa cho nhân dân nên dân gian cũng gọi bà là bà chúa chữa giống chúa Đệ Tam.

chua thac bo

Chữ cương thường treo cao trên giá ngọc
Chứ tam tòng tứ đức khuyên ghi
Đệ tử khấn vái tâu quỳ
Thác Bờ công chúa độ trì chứng minh

Đền chúa Thác Bờ thờ ở đâu?

Chúa Thác hoá ở Thác Bờ và được Vua phong Chế thắng hoà diệu đại vương làm chúa đất Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Anh Linh lừng lẫy khắp chốn sơn trang. Ngài là chúa Bản Cảnh đất Hoà Bình nói riêng và là chúa động Mường nói chung, trong tam thập lục động.

Bà được thờ ở rất nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đền Chúa Thác Bờ tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và đền Chúa Thác Bờ tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc.

Trước đây, tại xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc có một ngôi miếu và một ngôi đền đều thời chúa Thác Bờ. Miếu và đền đều có thủ nhang riêng. Khi đập thủy điện Hòa Bình được xây dựng, thủ nhang miếu đưa miếu lên xã Thung Nai, huyện Cao Phong và trở thành đền Chúa Thác Bờ Thung Nai; thủ nhang đền đưa đền lên xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc và trở thành đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa. Đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa được coi là đền chính vì đây là nơi thân xác Chúa trôi về, và là đền cổ. Trong đền vẫn còn lưu giữ được quả chuông đồng đúc từ năm Thành Thái thứ 6. Và hai pho tượng đồng của Chúa Thác Bờ.

Đền Vầy Nưa, thuộc sự quản lý của nhà nước bởi đền đã được công nhận là Di tích Lịch sử. Còn đền Cao Phong hiện vẫn do tư nhân quản lý. Hai đền cách nhau khoảng 15 phút đi đò và cũng chỉ cách Động Thác Bờ khoảng 15 phút đi đò ( nơi này cũng thờ vọng Chúa vì tương truyền đây là nơi Chúa cất giữ lương thảo giúp Vua Lê Lợi nuôi quân) tạo nên một khu du lịch tâm linh Thác Bờ đầy thi vị.

Có một số tài liệu cho rằng đền Thung Nai thờ Chúa Thác Bờ người Dao, đền cổ thờ Chúa Thác người Mường. Thực ra chỉ có một bà Chúa Thác Bờ. Cả hai bà người Mường và người Dao đều là hiện thân của Chúa Thác Bờ người Mường.

Ngày tiệc chúa Thác Bờ?

Ngày tiệc chúa Chúa Thác Bờ là ngày 1/4 âm lịch (có người nói là 12/4 âm lịch).

Kinh nghiệm đi đền Thác Bờ

"Mình viết bài này để chia sẻ kinh nghiệm mà hôm nay mình đã trải qua, không bao giờ có thể quên được chuyến đi Chúa Thác Bờ. 
Chả là hôm nay mình cùng vợ quyết tâm đi xe máy từ Hà Nội về Hoà Bình bái yết cửa chúa. Vì không biết đường đi nên định vị nhờ chị goole chỉ đường chỗ đến. Vào google gõ đền Chúa Thác Bờ, gõ lên 117km, xa quá nhưng lòng vẫn quyết tâm đi. 

Đoạn đường đi gần tới nơi chúa cách khoảng 30km thì đường xấu, đất đá lại dốc, cộng thêm mưa sạt lở, 1 bên là vực đường rất khó đi, cầm lái mà thấy lo. Đi gần 4h mới tới nơi. Đến nơi thì mới ngã ngửa ra là mọi người đi từ nơi xa đến Hoà Bình sẽ hỏi về khu Du Lịch Thung Nai để đường đi được thuận lơi cộng thêm thuyền bè cũng như giá cước đi sẽ phải chăng hơn rất nhiều. Nghe người bản địa nói vậy lòng mình thấy buồn vì đã đi sai đường. May sao vẫn có nhà thuyền hỗ trợ chở đi lễ đến cửa Chúa. Giá thành tuy không được tốt nhưng còn hơn bỏ cuộc. 
Lễ sắm hết rồi chả có nhẽ quay về, thôi thì hoan hỷ lên vậy. Lậy chúa vạn lậy, về cửa chúa cuối Bái yết, kêu cầu, tấu xin cái gì cũng được thuận việc. Trong lòng cảm thấy thoải mái hơn nhiều. 

Nay mình viết bài này chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn nào muốn về cửa Chúa thác Bờ mà chưa rõ đường thì nhớ là hỏi về điểm du lịch Thung Nai, Hoà Bình nhé, đường đi vừa to rộng hơn, dễ đi hơn nhiều. Đừng hỏi chị GG, chẳng may đi qua Đài Bắc mới về được cửa Chúa là cứ xác định muôn vàn khó khăn, gian nan. Đây có lẽ là chuyến đi không bao giờ quên của vợ chồng mình."

di le chua thac bo hoa binh

Cách di chuyển tới Thác Bờ

Địa chỉ: Nằm ở xóm Bưng, xã Ngòi Hòa, huyện Tân Lạc, Hòa Bình.

Khoảng cách từ Hà Nội tới Thác Bờ Hòa Bình khoảng 120km, nên xe máy và ô tô khách là 2 phương tiện di chuyển phổ biến nhất. Tùy theo sở thích mà bạn lựa chọn phương tiện nhé.

  • Đi phượtThác Bờ bằng xe máy: Đối với xe máy, bạn nên chuẩn bị sức khỏe và bảo dưỡng xe cẩn thận trước khi lên đường nhé.  Lộ trình cụ thể như sau: Trung tâm thành phố Hà Nội -> đi tới đường Tôn Đức Thắng -> Trần Duy Hưng -> đi qua đường cao tốc 08 Mễ Trì -> đi thẳng tới Yên Sơn -> đến thị xã Xuân Mai -> tới đường Quốc Lộ 6 -> đi thẳng theo đường Cù Chính Lan -> Hòa Bình. Tại đây bạn đi theo chân dốc Cun -> rẽ phải tới Thung Nai và gửi xe để đi tới Động Thác Bờ.
  • Kinh nghiệm du lịch Thác Bờ bằng ô tô khách: Phương tiện này di chuyển đơn giản và thuận tiện hơn. Bạn có thể đi ra bến xe Mỹ Đình và bắt xe đi Hòa Bình như: Hãng xe Hà Sơn, xe khách Hải Vân Express, xe khách Duy Tùng, xe khách Hiển Vinh,… với giá vé trung bình từ 50k – 120k/vé/người.

Thông thường khi du lịch Thác Bờ, người ta thường ở lại Thung Nai. Tại đây có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn cho bạn lựa chọn, từ giá rẻ bình dân cho tới các khách sạn nhiều tiền, sang trọng.

Kinh nghiệm du lịch Thác Bờ nên đi đâu?

Tại đây, động Thác Bờ là địa điểm tham quan, du lịch chính ở Thác Bờ. Đường đi vào trong động khá rộng, đặc biệt càng đi sâu vào bên trong, không gian càng lớn. Khu du lịch động Thác Bờ được chia làm 2 khu vực chính:

dong thac bo

Khám phá khu lòng động:

Không gian động cũng là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn ở động Thác Bờ được nhiều người quan tâm, bởi vẻ đẹp nơi đây giống như một kiệt tác. Những khối đá thạch nhũ được thiên nhiên mài giũa thành nhiều hình dạng độc đáo khác nhau, muôn hình muôn vẻ, mọc ở nhiều vị trí khác nhau, có những khối đá nhô từ dưới lên trên và cũng có khối đá lại được mọc trừ trên sà xuống. Kết hợp với những ánh đèn mập mờ, lấp lánh, tô thêm sự huyền bí cho không gian động càng trở nên ấn tượng. Đảm bảo với vẻ đẹp không gian động sẽ mang tới cho bạn nhiều cảm xúc thú vị lắm nhé.

khu tho phat o thac bo

Khu thờ Phật:

Trong động sở hữu nhiều bức tượng khác nhau như: Bức tượng Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát và các vị thần cai quản khu vực này. Du khách tới đây thường dâng hương để cầu mong may mắn, sức khỏe và bình an cho gia đình. Bên cạnh đó, trong động còn có cả ban thờ Bác Hồ - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Đền Thác Bờ:

Đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng, chính vì thế mà hàng năm thu hút đông đảo khách thập phương đến ghé thăm. Đặc biệt là vào dịp lễ hội đền bờ được tổ chức từ ngày mùng 7 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch - Đây là thời điểm khách thập phương nô nức về trẩy hội, tới để cầu mong may mắn cho cả năm.

thac bo

Đi đền Thác Bờ có đặc sản gì?

  • Món cỗ lá: Là một mẹt thức ăn với các món được chế biến từ thịt lợn và nội tạng lợn.
  • Món gà nướng: Gà ở Thung Nai thường được nuôi thả đồi, nên thịt thường thơm và chắc hơn rất nhiều so với gà nuôi tại nhà. Tuy nhiên thịt chắc nhưng không bị dai, khi chế biến thành món gà nướng, người ta tẩm ướp với các gia vị đặc trưng, tạo nên mùi thơm hấp dẫn đến khó cưỡng.
  • Món chả rau đáu: Món ăn phổ biến của người dân nơi đây và thường thấy trong các bữa ăn hàng ngày. Món chả được làm từ nhân thịt lợn, tẩm ướp hành khô, hạt dổi và các gia vị khác, sau đó đem gói với lá rau đáu và nướng chín.
  • Cá nướng sông Đà: Là đặc sản nổi tiếng ở Hòa Bình khi du lịch Thác Bờ bạn không nên bở lỡ. Thịt cá tươi ngon, được bắt dưới sông Đà và đem nướng chín.
  • Cơm lam: Món ăn đơn giản, được chế biến từ gạo nếp nương thơm ngon, hảo hạng, ngâm với nước qua một đêm và trộn với dừa nạo sợi và cho vào ống tre nướng chín. Khi ăn, cơm dẻo, có vị thơm và ngọt nhẹ của vị dừa, vô cùng hấp dẫn.

Tổng hợp