Dòng sông xanh kỳ dị ở Anh khiến các nhà khoa học 'điên đầu' giải mã. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này vẫn là một bí ẩn
Vị trí dòng sông Ouse. (Ảnh Dailymail.)
Một dòng sông có tên Ouse ở Cambridgeshire, Anh đã khiến cho rất người dân địa phương ở đây cảm thấy bất ngờ khi thấy dòng nước của một phần dòng sông bỗng chuyển sang màu xanh dương!
Màu sắc nổi bật của dòng nước được cho là do một loại chất lỏng xà phòng gây nên nhưng nguồn gốc của loại chất này vẫn là một bí ẩn.
Màu của dòng sông bị đổi thành màu xanh dương. (Ảnh SWNS.com.)
Một người dân đại phương có tên Natalia Maca, 37 tuổi thường đi bộ qua dòng sông Ouse ởHuntingdon mỗi ngày đã phát hiện sự thay đổi màu sắc của dòng nước: "Tôi đi qua đây mỗi ngày, và thấy nó thay đổi màu sắc, lúc thì xanh lá cây, lúc thì xanh dương. Không chỉ một ngày, nó đã xảy ra cả tháng rồi!"
Đôi lúc dòng sông lại có màu xanh lá cây. (Ảnh SWNS.)
"Tôi gọi điện cho Cơ quan Môi trường (Environment Agency) và họ nói rằng sẽ cho tôi biết nguyên nhân sau khi điều tra nhưng sau đó đã không có kết quả. Đó là một loại chất lỏng xà phòng nhưng tôi không biết nó thật sự là chất gì. Có lẽ ai đó đã đổ một lượng lớn chất lỏng này xuống sông và gây ô nhiễm khu vực này".
Một con chó đã bị ốm khi rơi vào dòng nước của con sông này và người dân cho rằng các cơ quan có thẩm quyền nên điều tra các khu công nghiệp xung quanh Huntingdon để tìm ra nguồn ô nhiễm.
Người phát ngôn của Anglian Water cho biết: "Chúng tôi đang phối hợp với Cơ quan Môi trường để nhận biết nguồn gốc gây ra sự thay đổi màu sắc dòng sông".
"Chúng tôi luôn khuyến khích mọi người thông báo cho chúng tôi và các sự việc bất thường để có thể điều tra sớm nhất có thể, chúng tôi hoạt động 24/24. Tuy nhiên do lưu vực sông bao phủ một diện tích rất lớn trải dài trên nhiều nơi, do đó vị trí nguồn gây ra ô nhiễm vẫn chưa thể xác định chính xác".
Trong khi kết quả điều tra vẫn chưa có kết quả thì nhiều chuyên gia tin rằng sự thay đổi màu nước của dòng sông là do thuốc nhuộm, tiến sĩ Dr James Ebdon - một chuyên gia về Vi trùng học Môi trường tại Đại học Brighton trả lời trên trang Dailymail:
"Tôi nghĩ lời giải thích cho hiện tượng này có thể là do thuốc nhuộm tổng hợp phổ biến trong nền công nghiệp dệt".
Nguồn: KH