04/06/2021 11:46 View: 3245

Phụ nữ mới sinh nên kiêng kỵ những gì?

Phụ nữ sau sinh cần phục hồi sức khoẻ nên dân gian đặt những kiêng khem rất có lợi, chính để bảo vệ cho người sản phụ.... mà nay đã mai một dần theo cuộc sống hối hả và quá nhiều những thông tin khác nhau ... Các kiêng khem ấy như thế nào, bài viết xin gửi các bạn đang chuẩn bị sinh bé để phần nào thấy kiêng cũng là một cách giúp sản phụ ổn định sức khoẻ.

phu nu sau sinh kieng gi

Mẹ ta, khi sinh nở,
Thân thể, đều mở toang !
Tâm hồn, như mê mẩn,
Máu me, chan hòa đầy,
Chờ nghe, thấy con khóc;
Lòng Mẹ, mừng rỡ thay !
Đương mừng, lo lại đến !
Rầu rĩ, ruột gan này.....

Đó là hình ảnh của người mẹ khi sinh nở, sau cuộc vượt cạn chưa hết lo âu này đến lo lắng khác. Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu các kiêng khem dân gian rất khoa học dành cho mẹ sau sinh. Cụ thể phụ nữ sau sinh nên kiêg những điều sau: 

  • Kiêng ăn đồ cay nóng, gia vị quá nồng
  • Kiêng ăn đồ tái, đồ chưa chín và thực phẩm tanh
  • Kiêng tắm rửa, kỳ cọ quá kỹ trong 2 - 3 ngày đầu
  • Kiêng gội đầu chải tóc trong 3 ngày đầu sau khi sinh
  • Kiêng nói hoặc gọi với ra ngoài 
  • Kiêng nguồn sáng chói, không nhìn vào mặt trời, màn hình điện thoại hoặc máy tính nhiều
  • Kiêng nằm co chân, kiêng ngồi xổm 
  • Không nên quan hệ vợ chồng quá sớm
  • Không uống rượu bia, chất kích thích hay dùng thuốc bừa bãi
  • Hạn chế suy nghĩ nhiều gây căng thẳng mệt mỏi sẽ làm mất sữa

Phụ nữ sau khi sinh nên kiêng ăn gì?

Khi truyền thông nở rộ thì các khuyến cáo sẽ hạn chế đồ ăn độc hại, còn ngày xưa phải đặt lệ "ăn kiêng" để Sản phụ không ăn bừa bãi vì bệnh nhiều khi từ miệng mà vào.

  • Kiêng gia vị cay nóng: Sau sinh, hệ tiêu hoá của mẹ yếu ớt chưa phục hồi, lại liên quan mật thiết đến nguồn sữa... mà các loại gia vị như hành tỏi, cay nóng đều ảnh hưởng đến vị của sữa mẹ... bé sẽ chê vì sữa có mùi.
  • Kiêng ăn đồ ăn tái và các đồ tanh: Cơ thể đang yếu ớt, tiêu hoá đang cần ổn định nên nếu chế biến đồ ăn và đồ thanh không kỹ thì sau ăn tanh sẽ muốn ói đến già. )

Phụ nữ sau khi sinh có phải kiêng tắm không? 

Khi sinh con, cơ thể mẹ mất nhiều lít máu, việc phục hồi cũng mất cả tháng trời. Cơ thể yếu ớt như mở hết lúc sinh con - các lỗ chân lông và làn da rất non yếu, nếu không có lệ kiêng tắm rất dễ cảm lạnh, yếu dây chằng. Đồng thời, các mao mạch, gân cơ bị tác động kì cọ có thể nổi lằn trên bàn tay, bụng và chân. Vì vậy, phụ nữ sau khi sinh chỉ nên lau người bằng nước ấm thật nhanh, không tắm lâu, không kỳ cọ mạnh và quá kỹ. 

Phụ nữ sau khi sinh có phải kiêng gội đầu, chải tóc? 

Sở dĩ dân gian kiêng như vậy vì lúc này máu huyết còn thiếu, sản phụ chưa nên gội đầu vì tóc sau này sẽ dễ đứt gãy, chân tóc yếu gặp lạnh có thể biến thành chứng nhức đầu khi gặp trời lạnh và tóc sẽ rụng trong quá trình nuôi con. Vì vậy, nếu kiêng được thì nên kiêng gội đầu trong vòng mấy ngày đầu tiên, hoặc lúc sắp sinh thì mẹ nên tắm gội sạch sẽ trước đi sẽ tốt hơn. 

Đầu tháng nên kiêng thăm gái đẻ? 

Theo các cụ xưa thì "gặp gái đẻ rất đen" - thực tế cũng rất nhiều người đầu tháng mà gặp gái đẻ sẽ bị nhiều điều xui rủi. Mặt khác, nếu thăm bé mà phải người vía dữ có thể bị ác cảm, làm bé khó dai dẳng không dỗ được ...vì một vài lý do nên việc kiêng thăm đó lại hoàn toàn tốt cho sản phụ.... Nếu khi vừa sinh phải tiếp xúc gặp gỡ với tất cả mọi người chắc sản phụ chẳng có phút nào được ngủ nghỉ - chính ngủ nghỉ làm nguồn sữa sớm về nhanh nhất. Vì vậy, với phụ nữ mới sinh, chúng ta cũng nên hạn chế không đến thăm nom quá sớm, để thời gian cho mẹ và bé được nghỉ ngơi.  

Phụ nữ sau khi sinh nên kiêng nói với, gọi với ra ngoài?

Cúng ta thường thấy các ngôi nhà cổ ngày xưa đều có bậu cửa, ngưỡng cửa ... Bầu cửa này không chỉ để ngôi nhà thêm đẹp mà còn để tiết chế bớt lời ăn tiếng nói của phụ nữ trong gia đình. Khi người phụ nữ nhấc chân qua ngưỡng cửa, hầu như động tác đó làm dịu cái bức xúc rất nhiều, đó như nét văn hoá độc đáo của gia đình thuần Việt. Liên quan đến lệ kiêng nói với của sản phụ thì vì dây thanh đới cũng như toàn bộ cơ thể yếu ớt sau sinh luôn chấp chới: một tiếng gọi lớn, một tiếng gắt gỏng, một cái gọi vọng từ trong ra ngoài ngưỡng cũng có thể làm hỏng giọng và nói nhịu sau sinh. Do vậy rất cần kiêng để tốt cho sản phụ.

Phụ nữ sau sinh cần kiêng nguồn sáng?

Với mắt, cơ thể chưa phục hồi sau mất máu khi sinh nở cũng dễ làm mắt sản phụ bị loá, quáng gà, nhìn loạn thị nếu cứ nhìn sớm vào nguồn sáng (nắng mặt trời) hoặc đọc báo, vào mạng ngày nay. Nếu không kiêng, sau này sản phụ sẽ luôn phải nheo mắt khi nhìn... Không chỉ vậy, các nếp nhăn đặc biệt dễ xuất hiện quanh mắt nhất, kiêng nguồn sáng là rất tốt cho sức khoẻ sau sinh của sản phụ.

Phụ nữ sau sinh kiêng nằm co chân- Kiêng ngồi xổm?

Khi bé còn trong bào thai thì 9 tháng ấy nhu động ruột của mẹ ít hoạt động và hoàn toàn xếp yên lại. Dạ con cũng lỏng lẻo và trở lên lỏng lẻo đặc biệt sau khi sinh bé. Lệ xưa các bà các mẹ kiêng vậy để chờ cơ thể co lại từ từ, nếu nằm co chân hoặc ngồi xổm dễ bị sa dạ con. Phụ nữ dễ sinh khí trung tiện bất kỳ nên kiêng nằm co chân, kiêng ngồi xổm là rất tốt cho phụ nữ.

Mỗi vùng miền đều có tục kiêng và nếu có điều kiện kiêng thì các mẹ cũng nên làm để bảo vệ vẻ đẹp của mình, làm sao để đúng với câu ví "gái một con trông mòn con mắt" các bạn nhé.

Một số kinh nghiệm dành cho mẹ sau sinh

CHO TRẺ BÚ ĐÚNG CÁCH ĐỂ PHÒNG NỨT CỔ GÀ.

“Nứt cổ gà” là hiện tượng thường gặp ở bà mẹ đang cho con bú, với biểu hiện có vết nứt xuất hiện ở chân núm vú, đỏ tấy, có cảm giác đau rát khiến việc cho con bú trở nên khó khăn. Nếu không xử trí kịp thời sẽ dẫn đến bội nhiễm, gây đau đớn cho bà mẹ và và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé.

Nguyên nhân gây “nứt cổ gà” chủ yếu là do bà mẹ cho bé bú không đúng cách: Bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú, mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây vết nứt chân vú. Mới đầu chỉ là một vết nứt nhỏ, nếu bà mẹ không vệ sinh đúng cách và điều trị kịp thời, vết nứt sẽ lan dài quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ và mất vệ sinh cho bé, thậm chí vết nứt có thể bị nhiễm khuẩn và mưng mủ.

Cách xử trí khi bị nứt cổ gà:

Nếu đang cho con bú, bà mẹ cảm thấy đau rát, núm vú bị tấy đỏ, kiểm tra nếu thấy núm vú đã bị nứt, trước tiên cần ngừng cho trẻ bú, rửa sạch chỗ đau bằng nước muối loãng (nước ấm càng tốt) hoặc nước muối sinh lý, lau khô bằng khăn mềm sạch. Sau đó bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xử trí thích hợp để hạn chế vết nứt ngày càng đứt rộng và phòng tránh bội nhiễm.

Để tiếp tục duy trì nguồn sữa trong khi điều trị, bạn hãy vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú của bé và tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ. Chỉ đến khi thực sự khỏi (vết nứt đã kín miệng, không tấy đỏ) bạn mới nên cho bé bú lại và chú ý cho bú đúng cách.

Phòng “nứt cổ gà” cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ:

Chăm sóc vú và cho con bú đúng cách là biện pháp phòng tránh tốt nhất. Núm vú không đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bạn chỉ cần nhớ tráng nước sạch sau mỗi lần tắm là đủ. Tránh để da bị khô, bị nẻ, chú ý không bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch tiệt khuẩn trên vùng vú, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú. Cần mặc áo ngực vừa vặn, hoặc không mặc là tốt nhất, hoặc rộng hơn với kích cỡ ngực, không nên mặc áo ngực có gọng kim loại để dòng sữa được lưu thông dễ dàng và tránh tổn thương vú do cọ xát.

Trước và sau mỗi lần cho con bú, cần sử dụng nước ấm cùng khăn mềm để lau rửa đầu vú và xung quanh bầu vú thật sạch sẽ, khô thoáng. Cho trẻ bú đều hai bên vú.

  • Nếu em bé ngậm đầu vú đúng cách thì sẽ bú được nhiều sữa và không làm đau núm vú của mẹ.
  • Miệng của bé phải mở rộng để ngậm toàn bộ phần quầng vú và đầu vú.
  • Không nên cho bé vừa ngủ vừa ngậm vú.
  • Khi trẻ vừa bú vừa ngủ thường nhay, cắn vào đầu vú, có thể gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu ti mẹ.

Tổng hợp