13/01/2023 16:14 View: 5234

Tục cúng ÔNG TÁO của người Việt: Vì sao lại là ngày 23?

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà lại cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp âm lịch. Nhưng hiện nay rất nhiều gia đình cúng Ông Táo sớm. Vậy có nhất thiết phải cúng ông Táo vào đúng ngày 23 âm lịch? Cúng ông Táo trước ngày 23/12 có được không? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu nhé.

Tranh Táo Quân dân gian Việt, 2 Ông và 1 Bà, trong đó bà ở giữa. Tượng trưng cho Quẻ Ly

Sự tích Táo Quân

Thưa quý vị và các bạn, là một người dân Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết về tục Tiễn Táo về trời, gắn liền với ngày 23 âm lịch, và gắn liền với sự tích Táo Quân, dù già hay trẻ, lớn hay bé, đều hiểu nôm na như vậy và với tín tâm sâu xa, đều coi đây là một dịp quan trọng, tổng kết một năm cũ.
 
Cha ông ta tin rằng, ngày 23 tháng Chạp, tức tháng 12 Âm Lịch, Táo quân sẽ cưỡi cá chép về Thiên Đình để báo cáo lại mọi việc của một năm trong nhà tới Ngọc Hoàng, và sẽ trở lại trần gian vào đêm Giao Thừa để tiếp tục nhiệm vụ của mình tại ngôi gia.
Để tiện cho việc trình bày, ad xin trích lại ngắn gọn sự tích Táo Quân như sau :
 
“Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không có con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một lần, Trọng Cao đã đánh vợ, khiến cho người vợ bỏ nhả ra đi. Sau đó Thị Nhi gặp được Phạm Lang và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Một thời gian sau, Trọng Cao khi hết tức giận, nhìn ra được lỗi lầm của mình và hối hận nên đã đi tìm vợ. Vì hết tiền, nên Trọng Cao phải đi ăn xin, nào ngờ vào đúng nhà của Thị Nhi. Lúc này Thị Nhi nhận ra chồng, cũng bởi thương xót nên mời chồng vào nhà, đem chuyện của mình và Phạm Lang kể lại với sự ân hận trong lòng. Lúc này, Phạm Lang trở về nhà, để tránh xảy ra hiểu lầm, Thị Nhi đã bảo Trọng Cao trốn vào đống rơm ngoài vườn.Đúng lúc này, Phạm Lang cũng ra vườn đốt rơm để lấy tro bón ruộng, Trọng cao vì sợ hãi không dám chui ra nên đã bị chết thiêu, Thị Nhi thấy chồng mình đã chết nên vô cùng đau đớn mà nhảy vào đám lửa, Phạm Lang vì thương vợ mà cũng nhảy vào lửa chết theo.
 
Ngọc Hoàng biết được tình cảnh và tấm lòng của 3 người, rất cảm động trước cái chết của họ, nên đã cho phép họ ở bên nhau, hoá thành “ Ba đầu rau” hay chiếc “ Kiềng ba chân”- là cái bếp của người Việt bấy giờ.
 
Từ đó 3 người được phong chức Táo Quân, trong coi và giữ lửa cho mọi gia đình. Ngày nay, Táo Quân được coi là vị Thần chăm sóc, bảo vệ cho cuộc sống gia đình, và nhà bếp chính là nơi an ngự của Táo Quân.”

Táo Quân là ai?

Thưa quý vị và các bạn, qua sự tích trên chúng ta thấy rằng, Táo Quân là hình ảnh của 2 ông và 1 bà, nghĩa là 1 Âm, 2 Dương. Chính là quẻ Ly Trong Kinh Dịch, 2 hào Dương là hào trên và hào dưới, hào âm ở giữa, điều này hoàn toàn “ trùng khớp” khi người vợ là chủ thể ở giữa để liên kết mối quan hệ và diễn ra sự việc.
 
Tranh dân gian vẽ Táo Quân bà ngôi giữa 2 ông.
 
Quẻ Ly, 2 hào Dương, 1 hào Âm ở giữa
 
Quẻ Ly trong Kinh Dịch thuộc Hoả, cũng chính là cái bếp.

Vì sao Táo Quân lại cưỡi cá Chép về trời?

Vậy thì tại sao Táo Quân lại cưỡi Cá chép, mà không phải cưỡi Công, Phượng, hay.. Đại bàng về trời ?
 
Cá thuộc hành Thuỷ, tranh dân gian Đông Hồ chúng ta thường thấy bức tranh Cá chép To ở giữa và đàn cá nhỏ. Độ số 1 quẻ Khảm thuộc Thuỷ
 
Quẻ Khảm
 
Do đó, cá chép chính là tượng của quẻ Khảm.
 
Cá Chép- quẻ Khảm
 
Khi kết hợp 2 quẻ ( Ly) ở trên và ( Khảm ) ở dưới, ( tương đồng với hình ảnh Táo quân cưỡi Cá chép), ta được quẻ Hoả Thuỷ Vị Tế. Trong hệ thống 64 quẻ dịch miêu tả toàn bộ trạng thái vận động của vũ trụ, thì quẻ Hoả Thuỷ Vị Tế chính là quẻ cuối cùng kết thúc 1 chu kì 64 quẻ dịch. Điều này lại hoàn toàn trùng khớp với việc Ông Táo về trời vào dịp cuối năm, kết thúc chu kì 1 năm.
 

Vì sao lại cúng ông Táo vào ngày 23?

Vậy thì vấn đề cuối cùng, tại sao ông cha ta lại lấy ngày 23, mà không phải 24, 25 hay 30? Các bạn cho rằng ông cha ta ngẫu hứng ư? Không, ông cha ta rất minh triết, chỉ có chúng ta mơ hồ mà thôi.
 
Chúng ta thường nghe câu nói : Mồng Năm, Mười bốn, Hăm ba, đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn. Trong lý học đông phương, ngày 5,14,23 Việt lịch là ngày Nguyệt kỵ, tức là ngày xấu, trong cổ thư chữ Hán cũng mơ hồ nêu ra, nhưng không giải thích, còn trong dân gian thì lưu truyền là những ngày Vua vi hành, nên tránh ra đường.
 
Còn theo Lý học, những ngày này từ phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung cung theo chu ky Cửu cung. “ Vạn vật quy ư thổ”, hay nói theo thuyết Âm dương ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ ngũ hành vào tháng cuối cùng của năm. Ngày 23 kết thúc chu kỳ ngũ hành, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ 64 quẻ dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối ngũ hành- thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp- Táo Quân về trời.
 
Bây giờ thì quý vị đã hiểu Ông Táo, Cá Chép và ngày 23 rồi nhé.
 
Minh Hoàng