04/06/2021 11:47 View: 2991

Bàn về CÁCH DÙNG NGƯỜI của cổ nhân xưa

Nếu xem tướng mạo là Thuật Nhìn người của Nhân tướng học để hiểu Tâm địa khả năng của người thì Thuật Dùng người nhờ nó mà ứng dụng hiệu quả trong đối nhân xử thế, công việc. Hãy cùng Tamlinh.org bàn về cách dùng người của cổ nhân xưa

cach dung nguoi tai

Không tin người thì không dùng. đã dùng thì phải tin

Ngạn ngữ cổ có câu: “Không tin người thì không dùng. đã dùng thì phải tin” đó cũng là châm ngôn Dùng người của Tào Tháo một vị Vương thời Tam Quốc. Để đạt được thành công Tào Tháo dùng người và trị người theo những nguyên tắc sau:

  • 1. Trọng dụng người tài nhưng phải có phẩm chất đạo đức
  • 2. Chỉ dùng người tài, không câu nệ xuất thân
  • 3. Tài nhưng phải tuân phục, nghe lời
  • 4. Không bao giờ để người tài giỏi lọt vào tay kẻ khác
  • 5. Mua chuộc nhân tài bằng mọi cách cốt để về bên mình
  • 6. Kẻ làm việc lớn, trước tiên là phải dám làm chứ không phải ngồi khóc lóc.
  • 7. Trong lúc nguy hiểm cần tỉnh táo và phản ứng nhanh nhạy, nếu không khó toàn tính mạng.
  • 8. Nắm giữ vị trí trung tâm, chiếm thế thượng phong, càng ở chức cao càng cần khôn khéo, biết điểm dừng, không vượt quá, đó mới là lãnh đạo giỏi.
  • 9. Tự mình phải làm gương, nhưng đừng tự hại tính mạng của mình.
  • 10. Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng.
  • 11. Tha được thì nên tha, cần giết thì phải giết.
  • 12. Thiện đãi hiền tài, tất có người phò trợ.
  • 13. Hiểu thiên văn địa lí, thế lực hùng mạnh, nhưng tự xem mình là thông minh, khinh thường địch thủ thì kiêu binh tất bại.
  • 14. Lúc chết người ta nói lời thiện, công danh chỉ là mây khói trước mắt, người đời sau tự khắc bình xét, đừng quan tâm quá đến miệng lưỡi thế gian, anh hùng cũng được, gian tặc cũng được, mà gian hùng càng hay.

Trong “Sử Trát Ký” – Triệu Dực nhận xét các nhà lãnh đạo thời Tam Quốc:

“Tào Tháo dùng người lấy quyền thuật mà chế ngự (trọng cái cốt yếu) – Lưu Bị kết giao lấy tính tình làm trọng (cốt ở cái chân thành) – Tôn Quyền dùng người lấy ý khí làm đầu (trọng ở chí khí). Còn Gia Cát Lượng dùng người đã vận dụng sở trường của cả ba nhà”.

– Dùng người như dùng gỗ, đừng vì một vài chỗ mục mà bỏ cả cây lớn. - (Khổng Tử).

– Đường Thái Tông nói: “Dụng nhân như dụng mộc”. Đường Thái Tông từng nói: “Chọn quan theo việc, không được qua loa, dùng một hảo nhân (Người tốt), những hảo nhân khác sẽ đến. Dùng một hoại nhân (Người xấu), những hoại nhân khác sẽ theo về”.

Do đó, dùng người cần cẩn trọng. Bởi ở một đoàn thể mà tiểu nhân kết bầy lập bè đảng, nhóm lợi ích, bậc quân tử sẽ không có chỗ đứng, ở một nơi hội tụ những bậc quân tử, kẻ tiểu nhân cũng không vui vẻ gì, không đồng chí hướng sớm muộn cũng bị loại ra.

– Hồ Chí Minh: “Dùng người giống như người thợ mộc dùng gỗ, cho dù thanh gỗ có dài, ngắn, cong, vênh cũng tùy chỗ đều dùng được cả”. Nghệ thuật dùng người nằm ở chỗ biết dùng sở trường của người ta đúng việc, đúng chỗ. Con người không ai không có tài năng riêng, tài năng không cái nào là không có chỗ sử dụng. Sử dụng sở trường của người ta, đúng việc đúng chỗ, chính là nghệ thuật dùng người. Hồ Chí Minh dùng người phải có đầy đủ Tài + Đức và ông nhìn nhận: “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người có tài là người có thể giải quyết được nhiều việc hiệu quả trong nhiều tình huống khó khăn. Người có đức là người có nhân phẩm đạo đức tốt được mọi người kính trọng, đến kẻ thù cũng phải nể phục.

Dùng người phải tin nhưng phải luôn giám sát công việc của họ để quản lý sửa trị.

Người có tài thường hay mắc lỗi cậy tài sinh ra chủ quan kiêu ngạo, nhiều người thấy lỗi nhỏ ít ảnh hưởng đến đại cục thì vẫn cố tình làm sai, lỗi nhỏ không sửa lâu dần sẽ thành thói quen là một hành vi xấu ảnh hưởng đến bản thân. Phép sửa trị là một việc cực khó, quan trọng là nói sao để họ tự nhận biết được sai lầm mà không bị tự ái hay oán trách thù hận nên cần sự khéo léo để giúp họ tự giác nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa sai.

Do đó khi chọn người tài cần hiểu được tâm tính, giúp họ sửa lỗi dù là nhỏ nhất để họ tiến bộ, hoàn thiện nhân cách. Người có nhân cách lớn không những có tài cao mà cần có đức lớn.

Trong thế giới ngày nay hoạt động chính trị, quân sự hay làm kinh tế, công tác quản lý kinh doanh, nhân sự... Bí quyết thành công của một tổ chức hay quốc gia chính là bí quyết bồi dưỡng nhân tài và sử dụng nhân tài, và giữ được nhân tài là chiến lược Dùng người thành công. Người xưa đúc kết kinh nghiệm:

“ Nhân tài là rường cột là tài sản quí báu của quốc gia”

Người làm lãnh đạo như một tấm gương mẫu mực để người khác noi theo. Tâm phải rộng Chí phải lớn, Đức phải cao Trí phải sáng, biết tùy cơ ứng biến, có quyền biến và quyền mưu đầy đủ.