04/06/2021 11:47 View: 5095

Số mệnh và cải mệnh: Thiên mệnh, Địa mệnh, Nhân mệnh

Người có mệnh của người: Giàu nghèo, sang hèn, sướng khổ, mạnh yếu, thọ yểu… đều không thoát khỏi vòng quy luật của âm dương ngũ hành. Điều này có đúng không? Vận mệnh là gì? Nhân định có thể thắng thiên?

so menh van menh, nhan dinh thang thien

Thiên mệnh là gì? 

Trời có mệnh của trời: gọi là Thiên mệnh đó là Thời cơ, xu thế thời đại là sự sắp đặt hoàn hảo của thời gian và không gian do chính sự hiểu biết từ nền văn minh của con người đặt ra, chúng ta đặt ra thời gian và bị ràng buộc trong chính thời gian và không gian đó. Thiên mệnh là thiên thời tạo nên Vận là sự thay đổi và biến đổi của cảnh gọi là thời vận.

Địa mệnh là gì?

Đất có mệnh của đất: là sự biến đổi của Cảnh, là địa điểm dẫn đến nguyên nhân, là môi trường tác dụng xung quanh con người tạo nên hệ quả tại địa phương đó, là địa bàn hoạt động có giới hạn. Nếu Thiên mệnh là thời gian biến thiên thì Địa bàn mà vận mệnh biến đổi là không gian tác động trong giới hạn của Mệnh.

Nhân mệnh là gì?

Người có mệnh của người: Giàu nghèo, sang hèn, sướng khổ, mạnh yếu, thọ yểu… đều không thoát khỏi vòng qui luật của âm dương ngũ hành. Con người sinh ra từ Khí âm dương, trưởng thành nhờ Khí và chết đi cũng trở về với không khí. Mệnh của người nằm trong vòng kiềm tỏa tác dụng của Thiên mệnh và Địa mệnh do đó người ta thường cho rằng nó là do Trời đã sắp đặt sẵn là Định số của mỗi người hay mỗi người đều có một Số mệnh, số phận riêng không ai giống ai cái mà người ta gọi là Thiên định.

Nhân định thắng thiên

Thiên định chưa hẳn là đã đúng hoàn toàn vì con người có thể Cải mệnh, thay đổi số mệnh đó là Nhân định thắng Thiên. Nhân mệnh tuy nằm trong vòng giới hạn chuyển vận của Thiên mệnh và ở trong sự kiềm tỏa không gian của Địa mệnh nhưng mỗi người (Nhân) đều có một Tướng mệnh và không ai giống ai nếu tri mệnh thì có thể cải mệnh đó là sự thay đổi Tướng (Biến tướng). Phá vỡ sự sự kiềm tỏa của Thiên mệnh bằng Tri Giác (Trí tuệ và sự Giác ngộ) để tùy Duyên mà biến đổi.

Rơi vào nghịch cảnh là ở nơi địa bàn bất lợi chịu sự kìm hãm của Địa mệnh thì phải tùy Cảnh mà chuyển đổi sang một không gian khác thoát khỏi bế tắc sự kiềm tỏa của Địa mệnh thì vận mệnh mới có sự biến chuyển. Nhân mệnh có biến cải được là phụ thuộc vào việc cải Tướng. Trong đó Tướng mệnh như một hàm số phụ thuộc vào các biến:

  • Thay đổi Duyên là chuyển cảnh
  • Cải Đức để cải mệnh: tu nhân tích đức làm việc thiện sống đúng đừng sai để làm người lương thiện để cải tâm biến tướng
  • Cải sửa tâm tính để thay đổi quan hệ trong đối nhân xử thế giúp sự nghiệp có thành tựu
  • Cải trí để có tri giác hiểu biết mới tri mệnh
  • Cải Khí dưỡng Thần cũng là cải Tâm chuyển Tướng là việc gìn giữ sức khỏe tinh thần và thể chất là việc “Bỏ quá giữ Độ và biết điểm dừng” kiểm soát cơ thể có tiết độ.

“Trong có ấm thì ngoài mới êm”; “Biết mình mới hiểu người”; Tự giúp được mình mới cứu đỡ được người.

SỐ MỆNH LÀ GÌ?

Người đời thường nói: “Sinh hữu hạn, Tử bất kỳ. Tử sinh hữu mệnh, phú quí tại thiên” . Con người sinh ra có kỳ hạn mà cái chết đến bất kỳ do vô khối nguyên nhân, sự sống hay chết của con người là do Mệnh hay sinh ra ai cũng có Sinh mệnh, người ta cũng cho rằng giàu hay nghèo là do trời định.

Con người ta ai cũng có Sinh mệnh, Số Mệnh, Số Phận, Định Số hay Đương số để hiểu được Số mệnh là gì?

Lúc sinh thời, Khổng Minh là người tinh thông Lý Số hiểu Thiên mệnh thường hoài bão cái chí: “Ở đời khác thường, làm sự nghiệp phi thường, cùng thì tự tốt lấy ta, đạt thì đem hạnh phúc cho thiên hạ” nhưng giọt lệ anh hùng cũng đổ rơi vì Số mệnh. Mặc dù cả đời ông “ cúc cung tận tụy” cho nhà Thục chống với Thiên mệnh như cúng Sao giải hạn mong kéo dài thêm Tuổi thọ để hoàn thành sự nghiệp hoài bão nhưng cũng không sao tránh được Thiên mệnh.

Tâm trạng của ông trước lúc chết thật thảm thương: Cố gượng dậy khỏi giường bệnh sai tả hữu vực lên chiếc xe nhỏ đưa đi xem các chỗ đóng quân. Gió thu thổi mạnh lạnh buốt tới xương mới thở dài than rằng:

Từ nay ta không còn được ra trận đánh giặc nữa
Trời xanh thăm thẳm, giận này biết bao giờ nguôi.
Muôn việc chẳng qua do số vận
Người sao cưỡng được lòng trời.”

Trong bài từ của Mông Chính viết: “ Văn chương cái thế như Khổng Tử mà còn khốn ách ở nước Sái. Vũ lực siêu quần như Lã Vọng mà đành ngồi câu cá nơi sông Vị. Thầy Nhan Hồi chết yểu đâu phải vì thầy là người hung bạo. Bọn đầu trộm đuôi cướp lại sống lâu mà chúng nào có lương thiện gì. Vua Nghiêu vua Thuấn là những đấng minh quân mà lại sinh ra lũ con vô lại. Ông Cố Tẩu tâm tính ngang ngược lại sinh ra lũ con hiếu thuận. Cam La 12 tuổi làm thừa tướng. Mãi Thần 50 tuổi mới có được công khanh. Án Anh thấp bé lại được vua Tề phong cho làm Tể tướng. Hàn Tín thư sinh trói gà không chặt được phong làm thống soái ba quân đại tướng Hán triều. Lúc chưa gặp thời cơm không đủ ngày hai bữa, khi vận hanh thông đoạt Tam ấn Tề vương. Triệu Xung nắm giữ hùng binh nhiều nước, một sớm một chiều nằm chết trong bụi rậm. Lý Quảng tay không đánh chết hổ suốt đời không tước lộc. Phùng Đường tài an bang tế thế đến già vẫn không có chỗ dung thân. Thượng cổ thánh hiền, chẳng ai chốn thoát vòng số mệnh Âm dương.”

Tất cả những người này đều do Số mệnh mà có số phận như thế. Vậy Số Mệnh là gì?

Trong sách Tử Vi Đẩu Số cụ Thái Vân Thình viết lời dẫn như sau: Đào Tiềm một hiền sĩ đời Tấn nói rằng: “Đạt nhãn tiền bất khả ngôn mệnh” nghĩa là với người đã giác ngộ không nên nói chuyện số mệnh. Người giác ngộ thì họ đã tri Mệnh.

Lã Tài đời Đường cũng viết rằng: “Người phú quý đất Nam Dương, hai mươi tám vị tướng, không lẽ người nào cũng được cung lục hợp. Quân bị chôn thây ở đất Trường Bình đến bốn chục vạn người không hẳn người nào cũng bị hạn tam Hình”. Bởi vì 28 tướng ở trong thuận cảnh và cùng có Địa mệnh tốt lại được Thiên mệnh đem đến thiên thời may mắn tạo nên vận mệnh tốt giúp 28 tướng có được phú quí. Ngược lại 40 vạn binh lính bị chết trong trận Trường Bình do cùng có Thiên mệnh xấu là thời gian trận chiến xảy ra, họ rơi vào tử địa là địa bàn bất lợi trong đất Trường Bình, họ có nghịch cảnh giống nhau và bị kiềm tỏa vận mệnh của họ không thoát ra được mà cùng bị tử vong.

Những người sống sót ở trận chiến đó do thiên mệnh của họ và có nhân mệnh khác nằm ngoài sự kiềm tỏa của thiên mệnh và địa mệnh nên họ không chết.

Sách có câu: “Nhân định thắng thiên”, “Đức năng thắng số” nghĩa là người định có thể thắng được trời và phúc đức có thể thắng được số Mệnh.

Gia Cát Lượng tài giỏi vẫn không xoay được mệnh trời, đã biết thiên hạ sẽ chia ba nhưng vẫn Lục Xuất Kỳ Sơn để rồi cam chịu thất bại. Bởi dù ông có trí lực hơn người nhưng ông không làm thay đổi được Địa mệnh, Nhân mệnh. Ông là ngừơi ham công danh tâm nguyện muốn thống nhất thiên hạ khôi phục nhà Hán, ông xuất quân chinh phạt gây họa chiến tranh chúng sinh chết chóc, cảnh vật bị tàn phá, hủy diệt thì bản thân dù có tài ba nhưng âm Đức đã bị hao tổn rồi và cuối cùng thì tâm cạn khí kiệt mà dẫn đến mệnh tuyệt.

Cách dùng người của ông cũng có vấn đề như dùng Ngụy Diên, Mã Tốc, Khương Duy... không xây dựng được nhiều nhân tài trẻ thay thế. Khương Duy là học trò có tài nhưng không xuất sắc lại đoản mệnh, ông là người tri mệnh giỏi xem tướng sao lại chọn người này?

Đích thân ông phải cầm quân đánh trận làm hao tổn Tâm khí, phải chăng đó là ham danh vọng. Tâm lượng ông không bao dung độ lượng nhất là với tướng tài Ngụy Diên (tướng phản Hán) của Ngụy Diên chỉ là cái cớ để ông mượn đối xử với vị tướng này. La Quán Trung đề cao ông trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa nhưng trong chính sử không nói nhiều về Khổng Minh. Người có thiên, địa, nhân mệnh như vậy tránh sao khỏi thất bại.

Đức độ tài năng như Khổng Phu Tử mà đương thời không người dùng đến, phải bị khốn ở đất Trần Sái, cầu kiếm công danh hết nước này qua nước khác. Khổng Tử đúng là một người tài năng và Đức độ nhưng ông không phải là một người tu hành và hiểu về Đạo của tự nhiên nên ông không có được sự thanh thản, an nhàn trong cảnh vô vi như Lão tử.

Khổng tử gặp phải Thiên mệnh bất lợi, nhiều vị Thiên Tử không dùng tài của ông, nhân mệnh của ông dù có tốt đến đâu biết chuyển cảnh (đi cầu công danh qua nhiều nước) có trí tuệ hơn người, nhưng khi đến đất Sái thì gặp phải nghịch cảnh là địa mệnh đã kém nên cả Thầy trò Khổng tử suýt bị chết đói. Nhân mệnh của ông lại sinh bất phùng thời.

Lý giải theo đạo Phật thì mỗi người có một định mệnh và trong định mệnh đã ngầm có cái Nhân Quả Luân Hồi. Tuy nhiên “Nhân” không thể tự mình sinh ra “Quả” được mà cần phải có “Duyên” trợ lực. Có thể nói rằng cùng một “Nhân” mà khác “Duyên” tất không sinh ra “Quả” giống nhau, ngược lại cùng một “Duyên” mà khác “Nhân” thời cũng chẳng sinh cùng một loại “Quả”.

Phật giáo dùng thuyết Nhân Quả Luân Hồi để giải thích cho sự khác nhau đó của con người. Như việc cùng là con người trùng tên trùng tuổi, nơi sinh ... mà cuộc đời lại khác nhau về số phận, người thì phú quí kẻ lại nghèo hèn, người thì sống lâu kẻ thì chết yểu…

Như việc hai mươi tám vị tướng ở đất Nam Dương, đều được phú quý tất họ khác “Nhân” nhưng cùng chung một “Duyên” tốt. Bốn mươi vạn quân bị chôn ở đất Trường Bình tuy cũng khác “Nhân”, nhưng hẳn cùng một “Duyên” xấu. Tất cả bọn họ đều không thoát khỏi vòng Nhân Quả Luân Hồi hay cái vòng liên đới giữa Thiên mệnh – Địa mệnh – Nhân mệnh.

Tướng thuật là môn có giải thíchđầy đủ về số mệnh con người?

Có rất nhiều nghiên cứu về Tử vi, phong Thủy, Tướng thuật hay các môn bói toán khác nhằm đưa ra lý giải về số mệnh con người và những điều kiện liên quan đến số mệnh nhưng chỉ thấy trong Tướng thuật là có những giải thích đầy đủ hơn cả.

Tướng thuật đứng đầu trong "Tứ đại thiên vương" là 4 Học thuyết cổ của trung Hoa nếu nói về các môn bói toán cổ xưa của người Trung Hoa, chủ đề nghiên cứu về con người và số mệnh của Tướng thuật có sự đặc thù và riêng biệt và tổng quan chiêm nghiệm cho từng Nhân tướng. Nếu Tử vi căn cứ từ những thông tin như (ngày, tháng, năm sinh, giờ sinh và giới tính) thì Tứ trụ là môn dự đoán học dựa trên Bát tự (trụ năm, trụ tháng, trụ ngày, trụ giờ) kết hợp với đại vận, lưu niên để luận đoán mức độ cát hung, họa phúc của đời người.

Có thể nói tất cả các khoa chiêm tinh, bói toán của các nền văn minh trên thế giới đều xoay quanh “năm, tháng, ngày, giờ”. Trong các khoa bói toán xuất xứ từ Trung hoa, năm, tháng, ngày, giờ của một thời điểm bất kỳ là theo âm lịch, gọi là “Tứ Trụ”; mỗi trụ được chỉ định bởi một cặp CAN-CHI.

Nhưng những thông tin như vậy tác giả cho là không đầy đủ cho một người và cả cuộc đời của người đó. Có sự trùng lặp và hạn chế của số lượng lá số, múi giờ, thiên văn, bố cục của ngũ hành, cung phi, đấy là chưa nói đến việc thời gian hay không gian hai chiều 2D là do chính con người đặt ra và bị ràng buộc trong đó

Nếu có không gian 3D, 4D, 5D và sự vô cực về Thời không, nếu coi sự tác động của Âm đức đến số mệnh như là một chiều không gian khác thì cũng thật khó lý giải cho rõ ràng thấu đáo.

Tử vi hay Tứ Trụ là các môn có nhiều hạn chế về thông tin. Điều này hiển nhiên đã không rộng lớn về không gian và thời gian như Thuyết Nhân Quả Luân Hồi của Đạo Phật khi nói đến Luân hồi muôn kiếp và (con người mà không phải con người) khi Đầu thai và chuyển Kiếp nên mới gọi chung là Chúng sinh.

Tướng học từ khởi thủy căn nguyên là Thuật xem tướng nhìn người để Dùng người (tức là sắp xếp vị trí hay giao công việc cho người đó phù hợp với họ) trong đối nhân xử thế như một môn khoa học về tâm lý, nắm bắt tâm lý đối phương trong quan hệ, ứng xử, giao tiếp, dùng người và trị người (Trị ở đây phải hiểu là sửa trị tức sửa tâm sửa tính giúp người khác tiến bộ là việc định hướng học tập tu luyện thực hành chứ không hẳn Trị là trừng trị hay hủy diệt).

Đến sau này các Thầy tướng bôn tẩu giang hồ mới biến nó trở thành môn học thuật như bói toán đoán mệnh, quí tiện, hiền ngu, tử sinh, phúc họa … cuộc đời người để hành nghề mưu sinh.

"Bể khổ mênh mông sóng ngập trời
Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi
Thuyền ai xuôi gió ai ngược gió
Ngẫm lại cùng trong bể khổ thôi..."