Lên đồng là một nghi lễ bản địa của người dân Việt Nam. Trong nghi lễ Hầu Đồng đặc sắc nhất là các điệu múa, vũ đạo khi thánh ngự đồng. Mỗi mỗi thánh ngự đều có một đặc trưng riêng biệt về trang phục và vũ đạo. Nhưng xuyên suốt các giá hầu đều có một điểm chung là múa lửa.
Trong hầu đồng mứa lửa được thể hiện bằng hai hình thái:
1. Khai quang:
Khi ngự đồng các giá hầu đều có hình thức khai quang. Cổ truyền là cầm 3 nén hoặc 5 nén hương đốt, sử dụng khăn tấu hương và gương để khai quang. Hiện nay hình thức khai quang chủ yếu được dùng là dùng một bó hương to châm dầu đốt thành ngọn lửa lớn để múa khai quang. Hình thức múa là vung rộng quanh người, kết hợp với dậm chân và di chuyển hình vòng cung.
2. Múa mồi:
Múa mồi được thực hiện chủ yếu với các nữ thần, đặc biệt với các nữ thần ở miền sơn cước (Nhạc phủ). Mồi được làm bằng giấy bản, quấn lại và phủ sáp nến lên. Kích cỡ bằng ngón tay út và dài khoảng 20 – 25 cm. Khi múa có thể dùng hai tay cầm mồi, hoặc một tay cầm mồi một tay cầm quạt. Số lượng mồi cũng không cố định, phụ thuộc vào thói quên của các ông – bà đồng. Hình thức mồi cài vào tay thường huơ xung quanh người, khua trước mặt hay dập dìu lên xuống theo bước nhảy nhịp nhàng khoan thai … .
Vậy tại sao lại có tục múa lửa và ý nghĩa của việc múa nửa như nào?
Tamlinh.org xin đưa ra một số các quan điểm như sau:
- - Lửa biểu trưng cho ánh sáng, cho trí tuệ. Trong quá trình tiến hóa loài người lửa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển từ vượn thành người.
- - Lửa biểu trưng cho tẩy uế và tái sinh: Ngọn lửa có thể thiêu đốt những thứ bẩn thỉu để trở nên trong sạch, thiêu đốt những thứ tầm thường trở nên linh thiêng. Nên tất cả các đức Phật luôn sử dụng hình thức hỏa thiêu (trà tỳ) để thiêu đốt thân phàm tục, vô thường để cho ra những hạt xá lợi trong sạch và trường tồn. Từ hai ý nghĩa trên lửa thường dùng để khai quang. Hay như trong đạo thiên Chúa thì Chúa cũng tái sinh bằng cách đi qua ngọn lửa của xưởng rèn.
- - Lửa biểu trưng cho sự hủy diệt: lửa thiêu đốt mọi dục vọng tầm thường. Nên dân gian thường sử dụng ngọn lửa để diệt trừ tà ma.
Với hình thức múa mồi, ngọn lửa thường được các nữ thần sơn cước dùng, với quan niệm trên rừng âm u, tăm tối, ma thiêng nước độc nên các Chầu, các Cô đốt đuốc soi đường. Con đường ở đây là con lương làm ăn lương thiện, con đường của sự đoàn kết và thương yêu
“ Đêm đêm đốt đuốc soi đường.
Soi cho người kinh, người mán, người mường bảo nhau”
Tránh cho những con hương, đệ tử đi vào đường xấu, đường ác. Trong sự âm u thăm thẳm của rừng sâu, với bao thú dữ thì ngọn lửa các thánh bà cầm mang ý nghĩa của sự bảo vệ, sự che chở.
Thời nguyên thủy con người cũng sử dụng lửa để xua đuổi những thú dữ, tà ma. Ngọn lửa ở đây cũng đem đếm sự ấm cúng, lung linh và huyền ảo trong không gian thờ cúng, Nó tôn lên vẻ đẹp của ác chầu dưới ánh lửa bập bùng huyền ảo
“Song đăng ai thấp thoáng bên lầu
Song đăng Chầu Bé múa hầu mẫu vương”.
Ngọn lửa các chầu cũng đem đến sự no đủ, bởi quan niệm ngọn lửa là nơi nấu thức ăn, nơi đoàn tụ sum họp của gia đình, nếu nhà nào bếp còn đỏ nửa thì nhà đó no đủ và hạnh phúc
“Soi cho quốc phú dân cường, soi cho Nam Việt âm dương thái hòa”.
Như vậy, nếu nước tượng trưng cho thanh tẩy dục vọng, hướng tới dạng thức cao thượng, nhất là lòng nhân từ, thì lửa tượng trưng cho sự tẩy uế, sự thấu hiểu, là ánh sáng và chân lý. Giúp con người thoát khỏi cuộc sống mông muội dã man tiến dần đến trạng thái thông tuệ. Phật giáo đã xây dựng nhiều hình ảnh liên quan đến ngọn lửa, chẳng hạn:
“Đuốc Tuệ soi đường sang bờ giác
Thuyền Từ đưa khách vượt sông mê”.
Tamlinh.org