04/06/2021 11:45 View: 18835

Viễn cảnh thời mạt pháp: Ma quỷ đội lốt thầy tu, sư tăng vô đạo

Đôi khi chúng ta thường nghe thấy một số người nói về thời kỳ mạt pháp, ma quỷ đội lốt thầy tu, sư tăng vô đạo, thế sự vạn biến, thật giả khó lường, cái giả, cái tà, cái ác sẽ mượn danh cái chân, cái chính, cái thiện để lừa dối người ta, mê hoặc dẫn dụ người ta. Vậy thời kỳ mạt pháp là gì? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu qua những bài giảng của Đức Phật về chủ đề này để hiểu thêm về dự ngôn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cách đây hơn 2500 năm trước: sau khi Ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp thì Phật Pháp mà ngài truyền sẽ bị phá hư, diệt vong. 

phat giao,  thoi ky mat phap

Bí ẩn dự ngôn về thời Mạt pháp của Đức Phật

Hơn 2.500 năm trước, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, trong những năm truyền Pháp của mình đã để lại cho con người tương lai nhiều dự ngôn rằng vào thời kì mạt pháp sẽ xuất hiện rất nhiều dị thường xảy ra và cũng chính là lúc con người không còn tâm Pháp để câu thúc đạo đức.

Đức Phật từng xác định rõ với A-Nan rằng: “Nay Chánh Pháp duy trụ 500 năm”. Trong đoạn mười bảy “Phân Diêm Phù đề phẩm” của quyển thứ 55 “Nguyệt Tạng Phân” của “Đại Tập Kinh”, sau khi giảng về thời kỳ “cháy rực xán lạn trên đời… bởi vì Pháp của ta vẫn còn giải thoát kiên cố”, Phật Thích Ca có giảng tiếp về 2.000 năm sau đó:

“… Sau 500 năm, Chánh Pháp của ta, Thiềm Định, Tam Muội được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, đọc tụng, nghe nhiều được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta xây nhiều tháp tự được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta, tranh giành, tranh luận, ca tụng, “Pháp rõ ràng” đã ẩn kín không còn, tổn giảm kiên cố. Này những bậc thông hiểu thanh tịnh! Cứ thế về sau, ở trong Pháp ta, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo cà sa, huỷ phá giới cấm, hành xử không như Pháp, là Tì Kheo giả” – (dẫn từ zhengjian.org).

su thoi ky mat phap

Như vậy, Phật Thích Ca đã dự báo sau khi trải qua năm cái 500 năm, cũng chính là sau 2.500 năm, cũng chính là thời điểm hiện tại, khi mà các tăng nhân trong Pháp của Ngài, tuy cạo trừ râu tóc, thân mặc cà sa, nhưng họ “phá hủy giới cấm, hành không như Pháp”, đều đã là những ‘Tì Kheo giả’”.

Trong tác phẩm kinh điển của Phật gia “Phật thuyết pháp diệt tẫn kinh” (còn gọi là “Pháp diệt tận kinh”) được cho là đã được dịch ra vào thời Lưu Tống (420 – 479) cũng có ghi lại những dự đoán của Đức Phật Thích Ca về quá trình tiêu vong của Phật Pháp. 

Lúc ấy, Phật Thích Ca Mâu Ni ở tại nước Kuśinagara của Ấn Độ cổ, có rất nhiều tín đồ và dân chúng đến tụ tập ở xung quanh ngài. Dù cho tín đồ và chúng sinh chắp tay bái, nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn im lặng không nói gì, ánh hào quang cũng không xuất hiện. Khi ấy, Phật Thích Ca Mâu Ni đã ở dưới cội bồ đề khai ngộ và truyền giảng pháp được 49 năm. Các đệ tử của ngài đã sớm quen với việc nghe ngài giảng pháp. Hơn nữa, họ cũng quen với phật quang hiển hiện ra khi ngài đang giảng pháp.

Một trong mười đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc ấy là Tôn giả A Nan cảm thấy không hiểu, liền hướng đến Phật hỏi nguyên do. Lúc đầu, Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn lặng im, không trả lời. Sau ba lần thỉnh cầu, Phật Thích Ca Mâu Ni đã khai thị, và một phần nội dung những lời của ngài đã được ghi trong phần “Phật thuyết pháp diệt tẫn kinh”.

“Phật thuyết pháp diệt tẫn kinh” ghi chép lại, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói với Tôn giả A Nan và các tín đồ rằng, sau khi ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp mạt kiếp thì Phật Pháp mà ngài truyền sẽ bị phá hư, diệt vong. Là một người giác ngộ đại trí đại huệ, Phật Thích Ca Mâu Ni thập phần hiểu rõ vận mệnh pháp mà ngài truyền giảng.

Phật Thích Ca Mâu Ni gọi xã hội nhân loại lúc này gọi là “Ngũ nghịch trọc thế”, “ma đạo hưng thịnh”. Lúc này, “Ma tác sa môn phôi loạn ngô đạo”, tức là ma quỷ chuyển thế xuất gia đến chùa miếu tu hành, phá hoại pháp của Ngài. Lúc ấy, sẽ bại hoại đến mức độ nào? Chính là, áo cà sa có ngũ sắc sặc sỡ, uống rượu, ăn thịt, sát sinh, tham vị, không có từ tâm hơn nữa còn có ghen tức đố kỵ lẫn nhau.

ma quy doi lot thay tu, mat phap

Ma quỷ đội lốt thầy tu

Chỉ cầu nhờ cửa Phật mà không tu giới luật

Trong “Pháp diệt tận kinh” viết: “Tự cung vu hậu bất tu đạo đức, tự miếu không hoang, vô phục tu lý, chuyển tựu hủy hoại. Đãn tham tài vật, tích tụ bất tán, bất tác phúc đức; phán mại nô tì, canh điền xung thực, phần hủy sơn lâm, thương hại chúng sinh, vô hữu từ tâm; nô vi tì khưu, tì vi tì khưu ni, vô hữu đạo đức, dâm điệt trọc loạn, nam nữ bất biệt. Lệnh đạo bạc đạm, giai do tư bối; hoặc tị huyện quan, y ỷ ngô đạo, cầu tác sa môn, bất tu giới luật, nguyệt bán nguyệt tận, tuy danh tụng giới, yếm quyện giải đãi, bất dục thính văn, sao lược tiền hậu, thiết hữu đậu giả, bất thức tự câu, vi cường ngôn thị, bất tư minh giả, cống cao cầu danh, hư hiển nha bộ, dĩ vi vinh ký, vọng nhân cung dưỡng.”

Ý rằng: Những ma sư sau khi đã hủy hoại Phật Pháp, tạo nghiệp xong rồi cũng không dụng tâm tu đạo đức. Chùa chiền lúc này trở thành nơi ở của kẻ buôn, đầu cơ. Thậm chí chùa chiền hoang phế cũng không có người tu sửa, cuối cùng nhanh chóng bị hủy hoại gần như không còn gì.
Chúng sinh chỉ tham tiền tài vật chất, tích lũy để giàu, cũng không tu phúc đức chân chính. Có kẻ còn bắt đầu buôn bán nô tỳ, bắt nô tỳ cày ruộng trồng trọt, sưu cao thuế nặng. Ngoài ra còn đốt phá rừng, làm tổn hại sinh mạng chúng sinh, không còn một chút thiện tính từ bi nào nữa.

Đến thời đại này, những người có phẩm hạnh xấu xa trở thành nô lệ cho đồng tiền hoặc nô lệ cho danh lợi lại xuống tóc đi tu trở thành sư hoặc ni cô. Họ không những vô đạo đức mà còn dâm dục phóng túng, hành vi hỗn loạn bẩn thỉu, tăng nhân nam nữ chung sống cùng nhau, không còn lo ngại gì về lễ độ luật pháp. Chính đạo suy yếu đều vì đám sư sãi ma quỷ này.

thay chua danh nguoi, dam o

Truy tố gã thầy chùa bị tố đánh đập, ép bé trai xem phim đồi trụy

Cũng có những kẻ vì trốn tránh quan trường truy xét mới nương nhờ cửa Phật, cầu nơi dung thân, họ trở thành thầy tu nhưng không thể giữ được giới luật. Tuy bề ngoài vẫn tụng niệm giới luật nhưng trong lòng chán ngán, buông thả, cơ bản là không muốn nghe Phật Pháp, hoặc lược bớt nội dung, không dám nói hết.

su thay mat tich sau khi bi to ga tinh phong vien

Sư thầy chùa Nga Hoàng gạ tình phóng viên

Thêm nữa họ không thể học thuộc kinh điển, cho dù thỉnh thoảng có người đọc được nhưng lại không thể hiểu chữ nghĩa và câu cú, bản thân không thông hiểu kinh sách mà không đi tham khảo ý kiến người minh trí, tự cao tự đại, ham danh tiếng mà làm ra những trò hư ngụy, cố ra vẻ tao nhã, tự cho mình vinh quang, trông mong người khác đến cung cấp nuôi dưỡng mình.

Ma quỷ đội lốt thầy tu mà phá hoại Phật Pháp

Khi Đức Phật còn tại thế, Ma Vương từng có lời nguyền rằng: “Này ông Cồ Đàm! Hôm nay ta thua ông, vì ông còn trụ ở thế giới này, nên ta không làm gì được ông. Ông nên biết rằng, sau khi ông diệt độ, sau này các đệ tử của ông, dù là lớn hay nhỏ, tuy là hình thức tu theo ông, chớ việc làm của họ phải làm theo sự điều khiển của ta cả, ông phải chống mắt mà xem ta sai khiến họ!”.

Ma Vương nói thêm: “Còn sau khi ông diệt độ, người nào dám viết lại những lời dạy về Như Lai thanh tịnh thiền của ông, đều là kẻ chống đối với ta, ta quyết chí triệt phá họ cho bằng được. Ta sẽ sai khiến người có chức có quyền trong đạo của ông phụ giúp ta triệt phá người này. Ta cũng báo cho ông Cồ Đàm biết, số người tu theo đạo của ông, một ngàn người chưa chắc có một người biết pháp môn thanh tịnh thiền này, nhưng việc cúng lạy và cầu xin thì là vô số kể. Ông đừng mong đem giáo pháp thiền thanh tịnh này để đưa người sống trong vật chất do ta cai quản, hầu thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật chất được!”.

Ma Vương lại nói thêm: “Này ông Cồ Đàm, sau này có rất nhiều người đem pháp môn tu trong vật chất, mạo danh thanh tịnh thiền để dụ nhiều người đến nghe để họ kiếm tiền, những người này cũng là do ta xúi bảo cả”.

su thay thoi mat phap, phat giao

Hiện giờ không phải là đang là như vậy sao?

Rất nhiều giới luật đều bị sửa đổi, rất nhiều hòa thượng chia thành các cấp như khoa, xứ, cục, .v..v. lãnh tiền lương, nhận tiền thưởng, duy trì hình thức bề ngoài của Phật giáo như làm công tác, còn có ngày nghỉ, thậm chí ngày lễ thăm bà con thân thích, có tiền gửi về nhà, thậm chí cưới vợ dưới quê, mua nhà cửa. Tỉnh táo mà suy nghĩ, đó còn là Phật giáo của Phật Thích Ca không? Còn có thể tu hay không? Những hoà thượng ấy còn là thật sự xuất gia hay không? Đó chẳng phải đúng là những “Tỳ-kheo giả” hay sao?

Có thể nói, sự phá hoại từ bên trong là sự phá hoại nguy hiểm nhất. Những người khoác áo Phật gia nhưng không chân tu đã làm diện mạo Phật Pháp bị hoen ố, khó lý giải và trở thành dị đoan trong mắt người đời. Đó là tội ác, cũng là sự phá hủy con đường mà Phật Đà lưu lại cho thế nhân.

Chùa chiền hiện nay đã biến thành nơi của kẻ buôn bán đầu cơ, chúng sinh tham tiền tài vật chất không tu đức chân chính. Tăng ni trong chùa đã có những kẻ vô đạo mà còn dâm dục phóng túng. Lại cũng có người trở thành thầy tu mà không chân tu, nhưng tự cao tự đại, hám danh tiếng mà làm ra những trò giả dối. Giữa các Pháp môn khác nhau cũng có đấu đá, nói xấu, đặt điều, thậm chí vu khống, giữa những môn phái cùng thuộc Phật giáo cũng chẳng tha. Đó là điều mà người tu luyện làm được sao?

Thế sự vạn biến, thật giả khó lường, cái giả, cái tà, cái ác sẽ mượn danh cái chân, cái chính, cái thiện để lừa dối người ta, mê hoặc dẫn dụ người ta. Như thế phải dùng trí tuệ của Phật Pháp để phân biệt thật giả, chính tà, thiện ác. Bám chắc vào Pháp, chứ không chạy theo số đông, không nghe theo danh tiếng người thầy nào đó, hay danh tiếng môn phái nào đó, như vậy mới không bị mê lạc vào con đường tà mà Ma Vương đã sắp đặt sẵn. 

Thế nhưng, trong “Phật thuyết Pháp diệt tận” cũng có ghi chép lại lời của Đức Phật: “Khi Pháp ta diệt, ví như đèn dầu sắp tắt, ánh sáng lóe lên, sau đó liền diệt; khi Pháp ta diệt, cũng như đèn tắt, khó mà trách được. Đến như sau đó mấy nghìn vạn năm, khi Di Lặc hạ thế làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí toàn tiêu”.

Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói đến một cứu cánh cho toàn nhân loại ngày nay, đó là khi “Chuyển Luân Thánh Vương” (trên thiên thượng gọi là “Pháp Luân Thánh Vương”, cũng xưng là “Di Lặc”), một vị Như Lai với thần thông tối quảng đại, năng lực lớn nhất trong vũ trụ, rồi sẽ hạ thế truyền Pháp độ hết thảy chúng sinh các giới.

Xuất phát từ lòng từ bi với con người, Phật Thích Ca Mâu Ni đã đưa thiên cơ trọng yếu này vào các dự ngôn minh xác, lấy đó khải thị người đời sau phải sáng suốt để tự cứu, thoát khỏi kiếp nạn, và hướng về kỷ nguyên mới của lịch sử. Mong rằng những ai hữu duyên có thể tìm và đắc được cơ duyên vạn cổ để có thể giải thoát chính mình này, khi cơ hội đến hãy nắm bắt đừng bỏ qua.

Nguồn: Tinhhoa.net