Đọc báo, cứ thời gian lại thấy một nhân vật nổi tiếng bị ung thư, thời gian sau thì qua đời. Vì, họ nổi tiếng, nên được báo chí và mạng xã hội nhắc đến, tiếc thương, chứ mỗi ngày có cỡ 500-600 người mắc ung thư mới và chết cỡ 200-300 người thì chẳng ai biết, vì họ là người bình thường.
Dịp trung thu 2020 này là thông tin về nhạc sĩ Trần Tiến, đã phát hiện ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Thông tin nhạc sĩ Trần Tiến đang mắc ung thư vòm họng được người anh là NSND Trần Hiếu chia sẻ khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng. Theo nghệ sĩ Trần Hiếu thì em trai của mình đang phải đối mặt với căn bệnh quái ác ở giai đoạn 4.
Trong lần gần nhất chia sẻ về tình trạng sức khoẻ, nghệ sĩ Trần Tiến cho hay: "8 lần nhập viện vì bệnh, 8 lần tôi tưởng tôi đi. Thế nhưng, ông trời lại bảo tôi sống. May quá, tôi lại ngồi cười, tí ta tí tởn, lại đi uống rượu".
Khi biết tin ông mắc bệnh ung thư, nhiều người hâm mộ và các đồng nghiệp, nghệ sĩ gắn liền tên tuổi qua các ca khúc của ông đã bày tỏ sự lo lắng, động viên.
Tất nhiên, K vòm họng không nguy hiểm bằng các loại K khác, nhưng, cũng khó sống lâu được, vì đã di căn. Bài viết này tác giả xin phép sưu tầm tài liệu, viết một bài, để cảnh báo mọi người về căn bệnh ung thư - thứ sát thủ không tha ai cả, bất kể giàu nghèo, giỏi dốt.
Vài phút đọc bài viết, có thể cứu mạng bạn. Một nút chia sẻ cũng có khi cứu được mạng người - vì phát hiện K sớm là mấu chốt duy nhất cứu bạn:
Vì sao nên tự phát hiện ung thư sớm tại nhà?
Việt Nam hiện đang ở mức có tỷ lệ ung thư khá thấp so với thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ chết thì lại rất cao và đặc biệt là tốc độ tăng tỷ lệ ngày một nhanh. Lý do là công tác sàng lọc cực kém, toàn phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối. Đó cũng là lý do tỷ lệ chết rất cao, điều trị tốn kém, không hiệu quả.
Tình hình ô nhiễm, ăn uống nhiễm hoá chất ngày một nặng nề, sẽ là căn nguyên hàng đầu đẩy tốc độ tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh.
Với thu nhập trung bình của người Việt hiện nay, thì khó có điều kiện sàng lọc K năm 1-2 lần. Sàng lọc có nhiều gói, từ 3-100 triệu, thậm chí hơn. Mức trung bình tầm 10-30 triệu. Đây là con số cho những người có điều kiện.
Tuy nhiên, sống chết nhiều khi còn là số. Có thể sàng lọc gói 2-3 triệu phát hiện sớm được bệnh. Lại có gói 100 triệu cũng không tìm ra. Đó là lý do bác sĩ cũng chết vì ung thư rất nhiều.
Phát hiện sớm ung thư là điều tối quan trọng. Chúng ta vẫn sống khoẻ như người thường nếu phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. GS Phạm Thuỵ Liên nguyên giám đốc bệnh viện K, chủ tịch Hội ung thư Việt Nam bị K mà sống thêm vài chục năm, cụ 90 tuổi vẫn siêu minh mẫn. TSKH, GS Lê Thế Trung nguyên giám đốc bệnh viện 103, chủ tịch Hội ung thư HN cũng bị K, nhưng cụ phát hiện sớm, điều trị kịp thời nên dù 85 tuổi vẫn đẹp lão, hồng hào, nói chuyện sang sảng, khoẻ hơn người thường.
Các dấu hiệu tự nhận biết ung thư sớm nhất tại nhà
Cũng vì tâm tư của 90 triệu người Việt không có điều kiện sàng lọc ung thư đều đặn, nên tác giả đã gặp nhiều chuyên gia, bác sĩ chuyên ngành, thu thập nhiều thông tin và đúc kết một số kinh nghiệm để chúng ta có thể tự sàng lọc cho mình, mà không cần tốn đồng nào cả.
Chúng ta cần lắng nghe cơ thể, kể cả những tín hiệu nhỏ nhất. Còn đây là những triệu chứng chung nhất cảnh báo nguy cơ ung thư:
- - Vết loét lâu liền.
- - Khàn giọng, ho dai dẳng, tức ngực điều trị không đỡ.
- - Chậm tiêu, khó nuốt.
- - Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu.
- - Xuất hiện u cục bất thường trên cơ thể, nhất là vú.
- - Hạch to lên bất thường.
- - Chảy máu, dịch bất thường.
- - Ù tai, lác mắt một bên.
- - Gầy sút, thiếu máu ko rõ nguyên nhân.
- - Mệt mỏi mãi không thôi.
- - Đau nhức bất thường trong xương.
Đó là những triệu chứng chung nhất của K. Nếu theo dõi cơ thể, thấy những dấu hiệu này, đi khám và sàng lọc ngay, thì đã thành công 90% trong việc phát hiện sớm và điều trị sớm căn bệnh này.
Còn, với mỗi loại K, thì lại có thể theo dõi cơ thể kỹ hơn. Xin phép chép thông tin tự sàng lọc vài loại K phổ biến nhất ở Việt Nam để mọi người lưu ý kỹ hơn.
1. Phát hiện sớm ung thư phổi
- Nam giới bị nhiều nhất.
- Triệu chứng ho khan, ho kéo dài, khó lý giải nguyên nhân hoặc ho có đờm trắng, nhiều đờm, khó thở khi gắng sức hoặc vận động liên tục, bị đau ngực.
- Khi đau đầu kèm theo là khả năng di căn lên não.
- Đau xương do di căn vào xương sườn, xương sống.
- Mệt mỏi, sút cân rất nhanh.
Những người hay hút thuốc, rượu, sống và làm việc ở môi trường ô nhiễm, độc hại cần lưu ý kỹ vì hay bị K phổi.
2. Phát hiện sớm ung thư vú.
Nữ bị nhiều nhất. Dễ phát hiện nhất. Tự phát hiện được.
- Sờ thấy u cục ở vú.
- Bệnh phát ra khi đau tức ngực, ngứa ở vú, đau lưng - vai - gáy.
- Thay đổi hình dạng, kích thước vú.
- Núm vú có thay đổi như: xẹp, thụt vào, sần sùi, ra dịch hoặc máu, hay bị viêm.
- Có hạch hoặc đau nhức ở nách.
- Ngực bị đổi màu, sưng, viêm...
3. Phát hiện sớm ung thư dạ dày
- Khó chịu hoặc đau ở ngực;
- Ho không giảm hoặc nặng dần theo thời gian;
- Khó thở;
- Thở khò khè;
- Có máu trong đờm;
- Khàn tiếng;
- Khó nuốt;
- Ăn không ngon;
- Sụt cân không có lý do;
- Cảm thấy rất mệt mỏi;
- Viêm hoặc tắc nghẽn trong phổi;
- Hạch sưng hoặc phì đại ở trong ngực hoặc vùng giữa 2 phổi.
4. Phát hiện sớm ung thư gan
- Đau ở bụng trên bên phải, vị trí của gan;
- Có một khối u hay cảm giác nặng bụng trên;
- Báng bụng;
- Đầy bụng hay chán ăn
- Sụt cân;
- Yếu hay cảm thấy rất mệt mỏi;
- Buồn nôn hay nôn;
- Vàng da và mắt, phân bạc màu, tiểu vàng sậm;
- Sốt.
5. Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài
- Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn
- Giảm cân bất thường
- Phân mỏng, hẹp so với bình thường
- Xuất hiện máu trong phân
- Mệt mỏi và suy nhượch máu do loét.
- Người trên 60 tuổi và có polyp có nguy cơ cao nhất.
6. Phát hiện sớm ung thư thực quản
- Nuốt nghẹn
- Hay nôn trớ
- Tăng tiết nước bọt
- Khàn tiếng
- Ho kéo dài
- Da sạm khô và hiện rõ nhiều nếp nhăn trên mặt và bàn tay.
7. Phát hiện sớm ung thư vòm họng
- Có khối u ở mũi hoặc cổ
- Máu trong nước bọt
- Đau họng
- Khó thở hoặc khó nói
- Chảy máu mũi, nghẹt mũi
- Nghe kém, hay nhiễm trùng tai
- Đau nhức đầu, cứng cổ, khó nuốt.
8. Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
- Ra máu âm đạo bất thường
- Kinh nguyệt nhiều bất thường
- Khí hư nhiều, đau vùng chậu
- Đau lưng, đau lan xuống chân.
- Có nhiều dấu hiệu chung như: buồn nôn ói, sụt cân nhanh, mệt mỏi không dứt.
9. Phát hiện sớm ung thư buồng trứng
Khó phát hiện vì nó giống các bệnh thông thường. Có 3 dấu hiệu đáng nghi nhất:
- Đau lưng không rõ nguyên nhân
- Đau bụng dưới và đau vùng chậu
- Đau khi quan hệ tình dục.
Các triệu chứng khác dễ nhầm lẫn với bệnh khác: Táo bón, chướng bụng, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, sút cân.
10. Phát hiện sớm ung thư máu
- Đau bụng thường xuyên
- Thiếu máu, da dễ bầm tím, phát ban, nổi mụn
- Tiểu đêm nhiều, đổ mồ hôi đêm
- Đau ngực, sưng bàn chân, sưng hạch
- Đau xương khớp, nhiễm trùng thường xuyên
- Khó thở, nhiễm trùng tái phát, giảm tiểu cầu...
11. Phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt
- Tiểu khó, tiểu lắt nhắt
- Nước tiểu có máu nhưng thường lượng máu rất ít, mắt thường khó phát hiện được mà phải nhờ đến xét nghiệm.
- Tuyến tiền liệt to hơn bình thường và có thể sờ thấy một nhân cứng.
- Khi bệnh tiến triển nặng có thể gặp các triệu chứng như: Phù hai bàn chân, tiểu không tự chủ hay bí tiểu, đau nhức xương hay có thể bị gãy xương khi gặp một chấn thương nhẹ.
12. Phát hiện sớm ung thư bàng quang
- Tiểu ra máu đột ngột, không đau, tái phát.
- Đái buốt, đái rắt, tiểu khó.
- Đau vùng tiểu khung, đau thắt lưng khi đi tiểu…
13. Phát hiện sớm ung thư tuyến tuỵ
- Bỗng dưng bị tiểu đường
- Hay đau bụng đau lưng
- Xuất hiện các cục máu đông
- Tiêu chảy và phân nổi
- Thay đổi khẩu phần ăn, vàng da, sút cân.
....
Kết luận:
Còn rất nhiều loại ung thư, tuy nhiên đây là những loại phổ biến nhất, chiếm 95% số người mắc K. Chỉ cần lưu ý những triệu chứng chung điển hình thì khả năng phát hiện K sớm tới 60-70%, còn lưu ý cho từng loại K thì sẽ phát hiện sớm tới 80%. Vậy nên, chúng ta hãy đọc và thuộc những thông tin này rồi cứ 6 tháng lại lôi ra xem lại và lắng nghe cơ thể mình.
Bạn không nên bỏ qua, chủ quan bởi những dấu hiệu này, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng trên hãy đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Bản quyền thuộc về nhà báo Phạm Dương Ngọc