04/06/2021 11:46 View: 1339

Tro cốt bị vứt xó trong chùa Kỳ Quang: Giáo hội Phật giáo xử lý ra sao?

Trước sự việc vứt tro cốt người dân lăn lóc, không xác nhận được danh tính - Trụ trì chùa Kỳ Quang 2 đã xin lỗi phật tử, người dân và hứa trong thời gian sớm nhất, nhà chùa sẽ thu xếp để xác định danh tính các hũ tro", Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

nha chua vut tro cot, chua ky quang

Người dân bức xúc trước việc nhà chùa di chuyển tro cốt, vứt lăn lóc không rõ danh tính của người thân

Trả lời PV tối 3/9, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cho biết Giáo hội đã làm việc với sư trụ trì Thích Thiện Chiếu (chùa Kỳ Quang 2, quận Gò Vấp, TP.HCM).

"Trụ trì của chùa đã xin lỗi phật tử, người dân. Trong thời gian sớm nhất, nhà chùa sẽ thu xếp, kể cả phải thử ADN, để xác định danh tính các hũ tro", Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

Bên cạnh đó, trong ngày mai, Giáo hội sẽ có văn bản gửi cho ban trị sự các tỉnh, thành phố để kiểm tra lại việc quản lý tro cốt ở chùa sao cho trang nghiêm.

Khi được hỏi về quy định, hướng dẫn việc gửi tro cốt vào chùa, đại diện Giáo hội cho rằng đây là vấn đề độ sinh tại chùa, là việc đương nhiên. Mỗi chùa có đặc thù riêng nên không thể đưa ra quy định chung.

"Tinh thần chung của Giáo hội là khuyến khích hỏa táng và để tro cốt trong tháp cốt", Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết.

Xem thêm: Có nên gửi tro cốt người chết lên chùa ?

vut tro cot, nha chua

Bảng tên một nơi, hũ tro một ngả

Chiều 2/9, mạng xã hội xuất hiện bài viết bày tỏ sự bức xúc vì tình trạng các hũ tro cốt bị vứt lăn lóc, thất lạc bảng tên tại chùa Kỳ Quang 2.

Hôm sau, hàng chục người từ các nơi đến ngôi chùa này mong tìm được đúng tro cốt người thân. Thượng toạ Thích Thiện Chiếu cho biết không liên quan đến sự việc. Việc các di ảnh bị bong ra là do các nhân viên vệ sinh trong quá trình tẩy rửa các hũ cốt.

Một số người không nhận diện được tro cốt của người thân nên gào khóc. Họ không đồng ý nguyên nhân mất bảng tên tro cốt với lý do nhà chùa đưa ra.

tru tri chua ky quang 2, Thich Thien Chieu

Trụ trì chùa Kỳ Quang 2: hượng toạ Thích Thiện Chiếu cho rằng mình không liên quan đến sự việc.

Di dời tro cốt trái ý thân nhân người mất: Coi chừng hình sự

Điều 319 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Theo đó, người nào đào phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều đó cho thấy những hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt của người đã chết đã được pháp luật quy định rất nghiêm khắc bằng chế tài hình sự.

Không chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự, người có hành vi xâm phạm mồ mả còn phải có trách nhiệm bồi thường về vật chất theo Điều 607 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong đó có chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại.

Ngoài ra, người xâm phạm mồ mả trái pháp luật còn phải bồi thường, bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người đã chết.

Xâm phạm mồ mả ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là xâm phạm nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của một cá nhân.

Tuy nhiên, để cấu thành tội này thì phải có lỗi cố ý. Do đó, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc xem xét, cần sớm có kết luận nhằm ổn định tâm lý xã hội.

Luật sư  BÙI QUỐC TUẤN, Đoàn Luật sư TP.HCM 

Tổng hợp