04/06/2021 11:44 View: 24521

Khi nào cần bốc lại bát hương?

Với các bát hương đã quá cũ thì có cần thay mới? Thời điểm phù hợp để bốc lại bát hương? Quy trình bốc lại bát hương gia tiên, bát hương thần linh, bát hương thần tài thổ địa? Thay bát hương mới thì bát hương cũ chúng ta nên xử lý như thế nào để mát mẻ nhất mà không phạm? 

boc lai bat huong, bat nhang

Khi nào cần bốc lại bát hương? 

Bát hương không chỉ đơn thuần là nơi để thờ cúng tổ tiên, thần linh thể hiện sự tôn kính của con cháu tới tổ tiên, thần linh mà còn là niềm kiêu hãnh và mang đậm giá trị tinh thần đối với người Việt Nam. 

Nguyên tắc lô nhang người Việt, cứ 12 năm phải bái đảo lại vì tro lúc này đã chặt.

Chọn bát hương:

Loại Bát hương sử dụng thường bằng gốm, sứ, không nhất thiết bạn phải quá cầu kì trong khâu chọn lựa bát hương mới mà hoàn toàn có thể phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình bạn đến đâu. Nếu gia đình bạn khá giả một chút thì bạn có thể chọn bát hương cao cấp còn nếu không, bình dân hơn cũng có dòng bát hương giá tầm trung chỉ tầm 100 nghìn / chiếc nên bạn không cần quá lăn tăn trong vấn đề chọn lựa. Đối với bàn thờ gia tiên thì tuỳ vào điều kiện gia đình cũng như không gian thờ cúng của gia đình mỗi người mà có thể dùng từ 1 đến 3 bộ bát hương chứ không nhất thiết phải là 1 con số cụ thể.

Vệ sinh bát hương:

Vệ sinh bát hương là điều quan trọng phải tiến hành vì khi bạn mua về bát hương cũng như các loại bát hương, bát nhang khác đều có mang các loại bụi bẩn hoặc tạp phẩm từ quá trình sản xuất. Bạn không nên mua một bát hương mới tinh về đã hấp tấp đem vào sử dụng ngay.
Tốt nhất là bạn nên vệ sinh bát hương mới bằng cách rửa qua bằng nước sạch, kì cọ kĩ ở cả bên trong và bên ngoài của bát hương. Sau đó để cho thật ráo nước và tráng lại bằng rượu 40 độ. Việc rửa lại bát hương mới bằng rượu giống như một phương pháp tẩy uế và khử tà được áp dụng nhiều trong việc rửa vật dụng thờ cúng hiện nay rất hiệu quả.

Quy trình bốc bát hương Thần tài – thổ địa, thần linh – gia tiên, ông công ông táo đúng cách 

Trước khi tiến hành bốc bát hương

1. Chuẩn bị cơm chay

Trước khi tiến hành bốc bát hương, gia chủ nên làm 1 mâm cúng chay bao gồm mâm ngũ quả bao gồm như:

  • Chè Xôi 12 Chén
  • Rau đậu và canh chay cùng 3 bát cơm.

Mâm cúng chay nay được gia chủ đại diện với mong cầu xin phép tổ tiên, thần linh chứng giám để được bốc mới bát hương.

2. Rút chân nhang, đưa bát hương cũ xuống

Sau khi cúng xong thì gia chủ tiến hành rút chân nhang và đưa bát hương cũ xuống. Cốt bát hương cũ lấy ra và phân loại sạch sẽ. Với bát hương cũ mà không dùng được nữa thì theo quan niệm của người xưa là nên bỏ bát hương xuống sông, dưới gốc cây hoặc bỏ trên chùa, trường hợp bát hương vẫn còn dùng được tiến hành bao sái và tẩy uế lại và dùng bình thường. Với cốt bát hương cũ thì nên đổ xuống sông, dưới hồ là được. Bát hương nào vẫn dùng được thì nên tẩy uế, bao sái lại là được.

3. Lau sạch bàn thờ nghiêm trang, sạch sẽ.

Quy trình bốc bát hương như sau

Bước 1: Xác định ngày giờ bốc bát hương.

Để xác định được ngày giờ bốc bát hương thì tốt nhất anh chị nên hỏi các thầy cúng, thầy sư ở nhà chùa hoặc các thầy phong thủy để họ có thể xem ngày và chọn bạn lựa chọn tốt nhất. Tuyệt đối tránh tình trạng tự xem ngày rồi tự thay và bốc bát hương mới. Nếu rơi vào ngày đẹp thì không sao, rơi vào ngày xấu thì nhiều cái không hay.

Bước 2: Xác định người bốc bát hương

Trong gia đình thì việc bốc bát hương là việc quan trọng chính vì thế người bốc bát hương phải là gia chủ hoặc là người đại diện có vai vế cao nhất trong gia đình của mình. Việc bốc bát hương là do ông nội nếu còn sống và sẽ giảm dần đến bật kế vị. Về các cặp vợ chồng ở riêng thì nên nhờ ba mẹ hai bên làm lễ vì theo quan niệm tâm linh của người Việt nam thì vợ chồng trẻ chưa hiểu được sự đời nên việc thờ cúng, xây nhà, cất nóc nên để cho những người trưởng bối đứng ra làm hộ. Và có như thế cuộc sống gia đình mới trở nên êm thấm bình ổn như tính cách thâm trầm nhẫn nại của những người đã trải qua bể dâu của cuộc đời chứ không bốc đồng như tuổi trẻ.

Vậy có nên nhờ thầy cúng bốc bát hương hộ hay không ?

Điều này cũng tốt tuy nhiên tìm 1 người thầy có tâm sống vì đạo thì khá khó, vì hiện nay thầy rởm có rất nhiều, họ làm chỉ vì đồng tiền nên nếu anh chị tìm hiểu thật kỹ về bốc bát hương thì gia chủ cũng có thể dễ dàng làm được thôi. Thờ cúng chủ yếu là ở cái tâm, tâm tính tốt thì các dễ dàng đến được với bề trên, tổ tiên về lòng hiếu kính.

Người xưa thường chọn người cao tuổi, hiền lành tử tế, gia cảnh yên ấm, hạnh phúc, con cháu phương trưởng, đề huề, làm ăn khấm khá, thịnh vượng, nhờ bốc bát hương, gọi là “xin Phúc lộc của cụ”. Không nhờ được, thì tự bốc lấy

Lưu ý : Trước khi bốc bát hương thì người bốc bát hương cần tiến hành tắm rửa sạch sẽ, dùng rượu trắng để rửa tay trước khi tiến hành bốc bát hương nhé.

Bước 3: Bao sái bát hương

Dùng rượu và bột ngũ vị hương (1 gói ngủ vị hương pha với 2 lít rượu, để lắng và lấy phần rượu trong) và khăn mặt mới để lau, hay còn gọi là bao sái bát hương.

Bước 4: Chuẩn bị tro và thất bảo

Sàng kỹ tro để bỏ những tạp chất trong tro, trải ra 1 tờ giấy hoặc khay sạch, cho phần tro này + 1 gói ngũ vị hương + 1 chút gạo vàng Thần tài rồi trộn đều với nhau. (hoặc thất bảo tuỳ theo nhà chùa và phong tục từng vùng)

Bước 5: Viết dị hiệu

Tiến hành viết tờ dị hiệu (nếu có) – tờ này được viết bởi gia chủ. Tờ dị hiệu được viết như sau :

  • + Nếu gia chủ thờ thần linh thổ công, long mạch thì ghi như sau: THÀNH HOÀNG BẢN THỔ THẦN LINH THỔ ĐỊA CHI TÔN THẦN
  • + Nếu thờ gia tiên thì gia chủ ghi như sau: HỘI ĐỒNG GIA TIÊN HỌ …
  • + Nếu gia chủ thờ bà cô, ông mãnh (tức thờ những người chết trẻ trong dòng họ) ghi: HỘI ĐỒNG BÀ CÔ ÔNG MÃNH HỌ …
  • + Nếu gia chủ thờ thần tài, thổ địa thì ghi như sau: THẦN TÀI THỔ ĐỊA CHƯ VỊ CHÂN LINH
  • + Nếu thờ ông công ông táo thì ghi như sau: ĐÔNG TRÙ TƯ MỆNH TÁO PHỦ THẦN QUÂN

Nếu 1 bát hương mà gia chủ thờ nhiều người thì có thể ghi chung vào 1 tờ hiệu hoặc ghi thêm 1 tờ hiệu khác đều được.

Bước 6: Gói toàn bộ gói Cốt thất bảo vào tờ dị hiệu

Bước 7: Tiến hành bốc bát hương 

  • + Cho 1 ít Gạo vàng Thần tài vào bát hương, sau đó đưa bộ cốt thất bảo đã bọc tờ hiệu vào giữa bát hương.
  • + Tiếp đến cho hỗn hợp ngũ vị hương, tro, gạo vàng Thần tài lên trên mặt tro ở trong bát hương. Lau sạch bên ngoài ở bát hương.
  • + Tiếp đến đốt trầm viên vào giữa bát hương. Khi trầm hết thì tiến hành thắp hương và đặt nghi lễ an vị lên bàn thờ.

Đọc Ngũ bộ thần chú

Trong quá trình bốc bát hương, nhớ đọc bộ Ngũ bộ Thần chú như sau:

Án Lam

Án Xỉ Lâm

Án Ma Ni Bát Di Hồng

Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha

Án Bộ Lâm

Sau khi bốc bát hương

  • + Bát hương đã bốc xong, gia chủ phải đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp.
  • + Khi đã an vị xong bát hương, tiến hành lễ tạ. Anh/ chị sử dụng đồ lễ và bài văn khấn ở đây để hoàn tất nhé.

Lưu ý : Mỗi khi cần phải sắp xếp lại ban thờ phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.

Sau khi làm xong các thủ tục nghi thức thì người đại diện gia đình, dòng họ sẽ đặt bát hương mới lên bàn thờ và cầu khấn xin phép chư thần Phật cho phép gia chủ thờ cúng tại gia, đồng thời mời các cụ, gia tiên về nhà để thờ phụng nhang đèn. Tiếp đến gia chủ sẽ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính tổ tiên thần phật sau khi sếp xắp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng như di ảnh thờ, bài vị hoặc tượng thờ (nếu có) lên bàn thờ.

Những lần cúng bái về sau, gia đình bạn cứ tiến hành như bình thường là được

Bát hương mới thắp hương bao nhiêu ngày?

Thắp hương thể hiện sự tâm kính, tưởng nhớ của con cháu, gia chủ với Thần linh, các vị bề trên. Nên thắp hương cần phải thường xuyên để tạo sự ấm cúng hương khói thể hiện sự tưởng nhớ đối với những người đã khuất.

Ông bà ta quan niệm rằng trong nhà khi có người mới mất thì lúc nào cũng phải thắp hương, đèn luôn luôn thắp sáng trong vòng 100 ngày. Sau lễ khoảng 100 ngày thì tiến hành thắp hương ít đi, lúc này không cần để đèn sáng cả ngày nữa mà chỉ cần thắp buổi sáng là được.

  • – Với bát hương mới nên được thắp liên tục trong 100 ngày để tưởng nhớ người đã khuất giúp vong linh người mất ấm áp nơi đất sâu lạnh lẽo.
  • – Với ban thờ Phật hoặc Thần tài – thổ địa mới thì cũng nên thắp trong 100 ngày để tụ khí, đèn sáng liên tục để dẫn đường các vị tìm tới nhà, phù hộ độ trì cho gia chủ được sức khỏe – tiền tài.
  • – Lưu ý khi thắp hương thì nên thắp số lẻ : 1 hoặc 3 hoặc 5 nén hương. Bởi số lẻ là số thuộc dương, dương thờ âm là hợp. Nên thắp 1 lần thôi – không nên thắp nhiều lần. Khi đốt hương xong thì tiến hành khấn vái sau đó mới cúi đầu lạy và cắm hương vào bát.

Kết Luận

Trên đây là những giải đáp về vấn đề bốc bát hương bàn thờ Thần linh gia tiên, Thần tài – thổ địa, Ông công – ông Táo. Hi vọng anh/ chị đã có câu trả lời cho mình rồi.